Tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền: Xử lý nhân đạo
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã tiến hành đẩy đuổi một tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ.
Chiều ngày 11/7 trao đổi với Đất Việt, Thượng tá Nguyễn Văn Phong, Đồn trưởng Đồn biên phòng huyện đảo Cồn Cỏ cho biết, khi ngư dân của Việt Nam đang đánh cá trên biển thì phát hiện thuyền câu của Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng biển thuộc chủ quyền nước ta.
“Thực ra nó chỉ gọi là thuyền câu thôi, vì thuyền này không to lắm. Trên thuyền của ngư dân Trung Quốc gồm có 5 thuyền viên. Ngay khi phát hiện, ngư dân đã thông báo cho bộ đội biên phòng. Sau đó, bộ đội biên phòng đã huy động lực lượng trên đảo, trưng dụng thuyền của ngư dân để tiến hành truy bắt chiếc thuyền câu này.
Khi lực lượng biên phòng truy bắt thì ngư dân Trung Quốc vẫn đang bận kéo lưới nên chạy không nhanh được. Trong quá trình đánh bắt tại vùng biển của nước ta, khi bấm vào tọa độ trên hải đồ thì ngư dân Trung Quốc đã biết họ sai và vi phạm rồi.
Chính vì thế, khi bị lực lượng chức năng bắt giữ, thuyền viên của thuyền câu Trung Quốc cũng đã ký nhận vào biên bản vi phạm chủ quyền Việt Nam, cũng như xác nhận tọa độ mà họ vi phạm. Tất cả quá trình giải quyết đều được Bộ đội biên phòng làm đúng thủ tục pháp lý và hoàn chỉnh ngay trên biển.” Thượng tá Phong cho hay.
Thượng tá Phong cho biết thêm, thông tin về việc tịch thu 15 khoang cá của tàu cá Trung Quốc như đã đưa trước đó là không đúng. Thực chất số hải sản mà lực lượng chức năng thu giữ là 15 khay, tổng trọng lượng khoảng 150 kg.
Video đang HOT
5 ngư dân Trung Quốc trên tàu cá xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Ảnh: Dân Việt
“15 khay cá thì không đáng bao nhiêu tiền nhưng quan trọng là họ xâm phạm chủ quyền Việt Nam, họ câu cá trên vùng biển Việt Nam. Vì thế, số hải sản này được coi là tang vật và đưa về chờ ý kiến chỉ đạo. Việc xử lý hành vi xâm phạm chủ quyền của thuyền câu Trung Quốc sẽ dựa vào những điều luật về thẩm quyền và chủ quyền biển đảo.” Đồn trưởng Đồn biên phòng huyện đảo Cồn Cỏ nhấn mạnh.
Trước thông tin thời gian gần đây có rất nhiều tàu cá Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam, hành nghề trái phép gần đảo Cồn Cỏ, Thượng tá Phong khẳng định:
“Lực lượng Bộ đội biên phòng sẽ làm hết sức mình để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, ngư trường của Việt Nam. Tuy nhiên, mình không thể xử lý ngư dân họ như bên họ xử lý ngư dân mình. Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực đối với ngư dân Việt Nam nhưng chúng ta sẽ không làm thế.
Việt Nam yêu hòa bình, tôn trọng giá trị nhân đạo. Mình chỉ giáo dục và tuyên truyền cho họ hiểu được rằng đâu là chủ quyền của Việt Nam, đâu là chủ quyền của Trung Quốc. Dù cho họ có biết điều đó hay không nhưng trước mắt những ngư dân Trung Quốc này đã biết họ vi phạm và hợp tác với lực lượng chức năng trong quá trình xử lý.”
Trước đó, khoảng 7h sáng 11/7, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị nhận được tin tức từ ngư dân Việt Nam báo phát hiện một tàu cá Trung Quốc đang hoạt động trên biển gần đảo Cồn Cỏ. Ngay lập tức, Đồn Biên phòng đảo Cồn Cỏ đã thành lập đội tuần tra, nhanh chóng đến hiện trường.
Đến 8h30, 7 cán bộ trong đội tuần tra đã tiếp cận tàu cá Trung Quốc có số hiệu 13177, trên tàu có 5 ngư dân Trung Quốc đang hành nghề trái phép tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, chỉ cách đảo Cồn Cỏ khoảng 3 hải lý về phía Tây Bắc.
Thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc có tên Lý Gia Phong (53 tuổi) đã ký và điểm chỉ thừa nhận vi phạm chủ quyền biển Việt Nam trên hải đồ. Tổ tuần tra quyết định cảnh cáo, tịch thu 15 khay cá, một số ngư cụ và xua đuổi tàu cá trên ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo Đất Việt
Malaysia tố tàu tuần duyên Trung Quốc xâm phạm chủ quyền
Cơ quan hàng hải Malaysia hôm qua cho rằng hai tàu tuần duyên Trung Quốc hộ tống khoảng 100 tàu cá vào vùng biển Malaysia gần bãi cạn Luconia ở Biển Đông.
Một tàu tuần duyên của Trung Quốc. Ảnh: AP
"Đây là sự kiện chưa có tiền lệ. Đây là lần đầu tiên", Kyodo dẫn lời ông Ahmad Puzi Ab Kahar, Tổng giám đốc Cơ quan thực thi luật biển Malaysia (MMEA), hôm qua nói, đề cập đến một lượng lớn tàu cá cơ quan này đối mặt tuần trước. "Đó là lý do chúng tôi đang có cách tiếp cận cẩn trọng".
Đây là lần đầu tiên MMEA công bố chi tiết về vụ 100 tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển Malaysia, sau khi ông Shahidan Kassim, Bộ trưởng phụ trách an ninh quốc gia, công bố về vụ việc này hôm 24/3.
Ông Puzi đưa ra bản đồ cho thấy tàu Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia và họ bị phát hiện hoạt động từ ngày 25 đến 27/3 với số tàu trong khoảng 40-100. Các tàu nằm rải rác trong khu vực có diện tích 1.931 km2.
Ông nói các tàu cá không có cờ hay số đăng ký, nhưng họ phát hiện một tàu tuần duyên Trung Quốc hộ tống chúng trong khi một tàu khác neo đậu gần bãi cạn Luconia.
Vị trí bãi cạn Luconia. Đồ họa: Wikipedia
MMEA đã cố liên lạc với tàu nước ngoài nhưng không được đáp lại. Tuy nhiên, họ theo các tàu này khi chúng di chuyển về phía tây. Đến hôm nay, "những vị khách không mời", như lời ông Puzi, không còn được thấy nữa. Ông cho biết họ không thể lên bất cứ tàu nào để kiểm tra do biển động, nhưng kịp chụp ảnh làm bằng chứng.
Cáo buộc xâm phạm lãnh hải của Malaysia được đưa ra sau khi Indonesia chặn một tàu cá Trung Quốc hồi tuần trước ngoài khơi đảo Natuna, khu vực sâu xuống phía nam Biển Đông.
Trước đây, có những trường hợp tàu hải quân Trung Quốc và tàu cá xâm phạm lãnh hải Malaysia ở Biển Đông, nhưng Malaysia có cách tiếp cận không ồn ào thông qua kênh ngoại giao với đối tác thương mại lớn của nước này.
Trọng Giáp
Theo VNE
Trung Quốc huấn luyện tự vệ cho ngư dân đánh bắt ở Biển Đông Trung Quốc huấn luyện khả năng tự vệ cho ngư dân ở Biển Đông, đồng thời khuyến khích họ đánh bắt ở vùng biển này như một cách khẳng định chủ quyền trên biển của nước này. Tàu cá của Trung Quốc neo đậu ở bãi Ba Kè, khu vực thềm lục địa phía Nam của Việt Nam, cuối tháng 1.2016 - Ảnh:...