Tàu cá gặp nạn vì dây điện gió
Ngư dân tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre khổ sở vì tàu cá vướng vào dây điện của một dự án điện gió trên biển.
Dây dẫn điện đi nổi, không đảm bảo độ tĩnh không, khoảng cách giữa hai trụ điện quá gần khiến tàu thuyền gặp khó.
Ngư dân tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre bức xúc vì dự án điện gió làm cản trở việc di chuyển trên luồng tàu – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Đứng trên mũi tàu, ông Nguyễn Văn Dũng – tổ trưởng Tổ hợp tác khai thác thủy sản 2 (xã An Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) – chỉ tay về cửa sông Hàm Luông nói: “Giờ muốn đi ra biển đánh bắt cá là phải chui qua mớ dây điện chằng chéo trên đầu vậy đó”.
Tàu cá liên tục bị tai nạn
Cửa sông Hàm Luông hiện có hàng chục trụ tuốc bin điện gió và trụ dây dẫn 22kV thuộc dự án điện gió do Công ty cổ phần Tân Hoàn Cầu làm chủ đầu tư. Hai đường dây dẫn điện bắc ngang bên trên, tàu cá đi qua vướng làm đứt một đường dây, đường dây còn lại chỉ cách mặt nước vài chục mét. Tàu cá đi ngang phải vất vả né tránh. Tuy nhiên, gặp những lúc thời tiết xấu hoặc vào ban đêm thì không thể né được.
Ông Nguyễn Văn Dũng cho biết thời gian qua rất nhiều tàu cá của địa phương khi đi qua luồng tàu khu vực có dự án điện gió đã bị tai nạn.
“Vào tháng 6-2022, tàu cá của Bến Tre đã va trúng sà lan đang thi công gây thiệt hại trên 350 triệu đồng. Tháng 9-2022, một tàu cá vướng vào dây điện của dự án khiến hệ thống định vị bị hư hại. Cùng ngày đó, tàu cá khác bị dây điện 22kV của dự án điện gió đứt rơi xuống tàu gây cháy hệ thống thông tin…”, ông Nguyễn Văn Dũng liệt kê.
Ông Bảy – một tài công lâu năm tại huyện Ba Tri – cho biết dù đã quen với công việc lái tàu cá và đã có nhiều kinh nghiệm nhưng khi gặp gió mạnh là không dám cho tàu đi qua dự án điện gió.
“Sóng có thể xô tàu va vào trụ bất cứ lúc nào vì khoảng cách giữa hai trụ quá gần”, ông Bảy cho biết và kể thêm có một lần mạn tàu của ông đã sắp cạ vào trụ điện gió chỉ vì né một tàu khác chạy hướng ngược lại.
Sẽ đi âm đường dây dẫn
Trong buổi làm việc giữa Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh với các đơn vị liên quan, ông Cảnh đã kết luận trong hồ sơ phương án đảm bảo an toàn hàng hải do Công ty cổ phần Tân Hoàn Cầu trình các cơ quan kiểm tra, cấp phép an toàn hàng hải chỉ thể hiện tọa độ các trụ tuốc bin, không thể hiện các trụ và đường dây 22kV.
Hệ thống trụ và đường dây 22kV băng ngang luồng chạy tàu của cửa sông Hàm Luông, không đảm bảo an toàn cho tàu thuyền ra vào cửa sông Hàm Luông. Tỉnh Bến Tre đã yêu cầu phía công ty ngưng ngay việc thi công hệ thống trụ và đường dây 22kV cắt ngang luồng chạy tàu (đoạn nối từ trụ tuốc bin WTG2-2 sang trụ tuốc bin WTG3-2 và từ trụ tuốc bin WTG3-6 sang trụ tuốc bin WTG3-7), đồng thời điều chỉnh thiết kế, xây dựng phương án đảm bảo an toàn hàng hải, trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra cấp phép.
Tại cuộc họp này, các cơ quan chức năng cũng đã đưa ra hai phương án cho chủ đầu tư chọn lựa: hoặc là xây dựng đường dây cáp ngầm kết nối hai trụ tuốc bin có độ sâu 12m xuyên qua tuyến luồng chạy tàu cửa sông Hàm Luông, hoặc xây dựng đường dây trên không vượt tuyến luồng chạy tàu cửa sông Hàm Luông với chiều rộng hai trụ 250m và chiều cao tính từ mặt nước trung bình đến vị trí dây dẫn gần nhất từ 48m trở lên.
Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì sau đó chủ đầu tư đã đi đường dây trên không nhưng không đảm bảo độ tĩnh không và khoảng cách giữa các trụ khiến tàu bè liên tục xảy ra tai nạn.
Bà Trần Thị Mỹ Châu – phó chủ tịch xã An Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre – cho biết qua nắm bắt dư luận, thời gian qua nhiều ngư dân địa phương đang rất bức xúc trước việc trụ điện gió và đường dây dẫn điện băng ngang giữa luồng tàu, gây tai nạn cho ngư dân địa phương.
“Thẩm quyền của chúng tôi không thể giải quyết, chỉ có thể thông báo với ngư dân về lịch đóng điện của dự án điện gió nói trên để ngư dân tránh xa các trụ điện gió, trụ dây dẫn để đảm bảo an toàn. Còn những vấn đề ngư dân bức xúc thì chúng tôi ghi nhận để báo cáo cấp trên”, bà Châu cho biết.
Ông Nguyễn Văn Bé Sáu – giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bến Tre – cho biết đã yêu cầu chủ đầu tư dự án tháo dỡ dây dẫn điện trên không, đồng thời yêu cầu phải đi ngầm đường dây dẫn này. “Tuy nhiên, đi ngầm ở độ sâu bao nhiêu thì cần phải chờ cơ quan chuyên môn quyết định trước khi thực hiện”, ông Sáu nói.
Rơi cánh quạt tại nhà máy điện gió ở Trà Vinh
Ngày 17-11, ông Phạm Văn Tám – giám đốc Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh – xác nhận đã nắm được sự cố rơi cánh quạt tại Nhà máy điện gió Đông Hải 1 ở huyện Duyên Hải.
Theo ông Tám, vào chiều 14-11 có xảy ra sự cố rơi cánh quạt tại trụ số 18 của Nhà máy điện gió Đông Hải 1 ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. “Các bên liên quan nơi sản xuất cánh quạt đang điều tra nguyên nhân cũng như khắc phục sự cố trên”, ông Tám nói.
Nhà máy điện gió Đông Hải 1 do Công ty cổ phần điện gió Trung Nam Trà Vinh 1 thuộc Trung Nam Group đầu tư, có tổng mức đầu tư gần 5.000 tỉ đồng, với tổng công suất 100MW, quy mô 25 trụ gió, bổ sung khoảng 330 triệu kWh năng lượng xanh hằng năm.
Điều tra thâm nhập 'lò' dán bậy - Kỳ 1: Theo chân 'thợ' dán quảng cáo lôi kéo khách hàng
Trong "thế giới dán bậy" hiếm có lĩnh vực nào qua mặt được dịch vụ hút hầm cầu giá rẻ.
Các khu nhà trọ, trụ điện, bờ tường, thùng rác, ống nước... đều trở thành "ổ rác" cho các nhóm thay nhau "xả".
Hàng ngàn tờ quảng cáo in sẵn kèm số điện thoại sẵn sàng dán khắp nơi
Từ đầu tháng 9-2022, phóng viên Tuổi Trẻ đã thâm nhập vào các "lò" dán quảng cáo bậy.
Hai công ty đang hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, gồm: Công ty TNHH công nghệ Sài Gòn Group (phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP.HCM) và Công ty vệ sinh môi trường Tiến Đạt (TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương) chuyên tổ chức dán quảng cáo trên cột điện, cửa nhà, tường nhà..., thậm chí cả nắp cống trên đường.
Phóng sự điều tra: Dán bậy tràn lan khắp thành phố, thủ phạm và chiều trò ở lò đào tạo
Thâm nhập "lò" dán quảng cáo bậy
Hai công ty trên đang sở hữu ít nhất khoảng 12 đầu số điện thoại ghi trên các mẩu giấy decal (màu xanh, tím) cùng nội dung "thông cống", "hút hầm cầu" hoặc "hút hầm cầu giá rẻ".
Trong đó, Công ty vệ sinh môi trường Tiến Đạt (gọi tắt Công ty Tiến Đạt) sử dụng ít nhất 5 đầu số gồm: 0934.255.0.., 0977.678.3.., 0974.274.6.., 0977.636.4.., 0934.224.5... Các số điện thoại này gắn cùng nội dung quảng cáo hút hầm cầu được dán tràn lan trên các trụ điện, bờ tường, ống nước ở các khu vực TP Thủ Đức và tỉnh Bình Dương.
Còn Công ty TNHH công nghệ Sài Gòn Group (gọi tắt Công ty Sài Gòn Group) đang sở hữu một trang web khá lớn với câu slogan ấn tượng "môi trường hôm nay, cuộc sống ngày mai".
Các số điện thoại mà công ty này thường dùng in lên mẩu giấy decal quảng cáo dán bậy ở nhiều nơi gồm: 0919.079.966, 0787.881.886, 0922.229.668, 0922.229.698, 0937.992.446, 0922.229.596, 0760.441.803, 0987.911.337.
Người dân vô cùng vất vả để làm sạch trụ điện sau khi bị dán bậy
Cuối tháng 9-2022, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Thành (34 tuổi, quê Hà Nội, giám đốc Công ty Sài Gòn Group) nhận vào thử việc ở mảng dán giấy decal quảng cáo. Thời điểm này, ghi nhận tại nhà ông Thành còn tồn khoảng 100.000 tờ giấy khổ 4x6cm và 8x15cm chờ "lính" đi dán. Số giấy này, theo ông, được mối quen ở tận Bình Chánh in và chuyển lên tiêu thụ theo từng đợt.
Việc dán bậy lên các bờ tường, trụ điện, ống nước..., theo ông Thành, sẽ làm tăng khả năng tiếp cận "khách hàng tiềm năng" thay vì quảng cáo trên mạng vốn "ngốn" nhiều tiền nhưng kém hiệu quả.
Ông Thành nói vừa "tung" lực lượng dán xong 140.000 tờ quảng cáo và đang tiếp tục in thêm 200.000 tờ (giá in 330 đồng/tờ) chuẩn bị cho các đợt dán mới. "Tôi nuôi tất cả bốn lính và lo phòng trọ ở miễn phí, tất cả chỉ việc ăn rồi chuyên đi dán quảng cáo", ông Thành nói.
Tại "lò" của ông Thành, nhân viên được giao chỉ tiêu phải dán từ 1.000 - 1.200 tờ/ngày, lính mới có thể "du di" nhưng cũng phải đạt từ 700 - 800 tờ/ngày. Nếu dán thêm 300 tờ/ngày, ông sẽ thưởng nóng 50.000 đồng. Các khung thời gian "đẹp" đi dán là từ 4h đến 8h và 17h đến 19h30.
Nhằm đối phó công an hoặc dân phòng, ông Thành hướng dẫn nhân viên mỗi khi đi đều không mang giấy tờ tùy thân, sẽ có người chở đi dán. "Người ta nói kệ họ. Còn nếu có bị công an bắt cứ im lặng ngồi lì ra, họ giữ người chán sẽ thả về. Khi thấy số của công ty khác phải xé bỏ hoặc dán đè lên, tuyệt đối không được vứt bỏ giấy", ông Thành hướng dẫn.
Sáng 29-9, ông Thành đeo vắt ngang lưng chiếc túi thể thao, bên trong chứa hàng ngàn tờ giấy in nhiều số điện thoại của công ty, bắt đầu một ngày dán quảng cáo bậy. Địa điểm ông này lựa chọn là các con hẻm trên đường 40 (phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức). Loại giấy lớn dùng dán lên cột điện, ông này gọi là "cáp to", còn giấy dán lên cửa nhà dân là "cáp nhỏ".
Đang "say mê" dán, bất ngờ ông Thành bị một phụ nữ sấn tới lớn tiếng chửi: "Dán gì nhiều quá, một trụ điện mà dán từ trên xuống dưới, nhìn như cái bãi rác". Ông Thành dường như bỏ ngoài tai, tiếp tục dán. Không chỉ có trụ điện, cả thùng rác, ống nước... ông Thành cũng không tha, miễn chỗ nào dễ nhìn, ông này đều thẳng tay dán tờ giấy quảng cáo.
Xếp giấy vào túi chuẩn bị đi dán bậy tại lò của Bờm (quận Phú Nhuận)
Nghề làm chai mặt
Để nâng cao "trình độ dán bậy" cho lính mới, ngày hôm sau ông Thành gửi gắm chúng tôi cho một "lò" dán quảng cáo khác ở một căn nhà cuối hẻm số 5 đường Lê Quý Đôn (quận Phú Nhuận). "Lò" này có Bờm (tên thật là Việt, 31 tuổi, quản lý), Tài (22 tuổi, chuyên chở người đi dán) và Đức (20 tuổi), Sỹ (19 tuổi), Ất (16 tuổi), đều quê Hà Tĩnh, là thợ dán quảng cáo đắc lực của "lò".
Trưa 30-9 khi chúng tôi vào "lò" dán bậy trên, đập vào mắt là hàng chục xấp giấy được bó cọc vuông vắn, in nội dung "Hút hầm cầu - thông cống". Kèm theo đó là các số điện thoại như: 0963.074.470, 0939.228.116, 0879.233.266, 0799.429.789, 0919.069.668, 0896.415.666, 0868.336.229, 0877.611.688.
Bờm cũng thừa nhận tất cả số điện thoại trên đều do mình quản lý. Bờm phổ biến cho lính mới: "Khu vực nào trên trụ điện có nhiều giấy dán thì được gọi là khu dữ, sức cạnh tranh giữa các đội dán rất cao".
Với hình thức hoạt động không khác gì "trực tổng đài", Bờm phải dùng đến vài chiếc điện thoại, mỗi điện thoại thường gắn từ hai đến bốn sim nhằm tiếp nhận thông tin từ khách hàng. Mỗi ngày với số lượng hàng ngàn tờ giấy được dán, chuông điện thoại của Bờm liên tục réo lên, bởi khách liên hệ thông cống, hút hầm cầu dồn dập.
Sau nhiều lần tạm hoãn do mưa lớn, khoảng 20h ngày 29-9, nhóm của Bờm chia làm hai tốp đi dán quảng cáo ở các khu vực quận Gò Vấp và quận Tân Bình. Phóng viên Tuổi Trẻ cũng chia làm nhiều nhóm, âm thầm bám theo Tài và Sỹ - những người được giao nhiệm vụ dán "cáp nhỏ" vào cửa nhà dân dọc con hẻm trên đường Chấn Hưng (quận Tân Bình).
Khoảng 21h, sau khi thả Sỹ ở một con hẻm trên đường Chấn Hưng, Tài một mặt làm nhiệm vụ cảnh giới, mặt khác chạy xe lòng vòng qua nhiều con hẻm "tiền trạm" chỗ dán tiếp theo. Vừa được thả xuống Sỹ đã nhanh chóng bắt tay vào việc.
Thanh niên này đi bộ len lỏi vào các hẻm nhỏ chỉ đủ hai xe máy tránh nhau, tay bóc giấy thoăn thoắt dán quảng cáo lên cánh cửa nhà dân. Có nhà bị dán hai đến ba tờ cùng lúc trông rất lem nhem.
Khuya cùng ngày, Sỹ bị một người dân phát hiện dán bậy truy đuổi. Thanh niên này cùng một "đồng nghiệp" vội vàng vứt cọc giấy dán tháo chạy và chỉ trong chớp mắt đã mất hút vào các con hẻm sâu chằng chịt. Sau màn rượt đuổi hú hồn, nhóm của Tài - Sỹ không dừng lại mà tiếp tục chuyển địa bàn đến đường Huỳnh Văn Bánh (quận Phú Nhuận) dán cho xong chỉ tiêu được giao.
Chiều 30-9, nhóm dán quảng cáo trên tiếp tục "hành nghề" trên đường Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận). Vừa dán, Đức truyền đạt ý kiến của Tài cho nhóm rằng "gặp ai qua khu mình dán là phải đánh trước dằn mặt".
Đức cũng cho biết từng nhiều lần bị lực lượng chức năng rượt đuổi khi phát hiện dán bậy. Có lần bị công an thu giấy và bắt lột sạch giấy đã dán ra. Nhưng "làm riết chai mặt luôn, người ta chửi cũng im", Đức nói.
Lính của Bờm dán bậy tại quận Phú Nhuận
Giám đốc Nguyễn Văn Thành đích thân dẫn nhân viên đi dán bậy
Giám đốc Nguyễn Văn Thành đeo chiếc túi chứa hàng trăm tấm dán có số diện thoại hút hầm cầu của công ty mình
Một thanh niên dán tờ cho vay tiêu dùng lên trụ điện trên đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh
Người dân vất vả cạo các lớp dán bậy trên một trụ điện
Các dãy trọ cũng là nơi ưa thích của các nhóm dán quảng cáo bậy
* Nghị định 144/2021 của Chính phủ xử phạt hành vi phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác không được phép của cơ quan thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng.
* Nghị định số 38/2021 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo với hành vi treo đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng.
Vay nóng phủ sóng khắp nơi
Phía sau số điện thoại "0388.091.705 - cho vay nóng" đang "làm mưa làm gió" ở nhiều tuyến đường tại TP.HCM là một thanh niên tên Mạnh. Mạnh tỏ ra rất tự hào khi nói về mạng lưới dán quảng cáo cho vay nóng của mình: "Số bọn anh dán khắp nơi, Bình Thạnh, Thủ Đức ở đâu cũng có".
"Thầu" dán quảng cáo nhan nhản khắp nơi
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, có nhiều công ty còn nhận "thầu" dán quảng cáo bậy đủ mọi hình thức. Từ lời quảng cáo "phát tờ rơi tăng doanh thu từ 20 - 50%" của một công ty, chúng tôi tìm đến và được ông Trung - giới thiệu là giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển M.N - hẹn gặp.
Cuộc gặp diễn ra ngay tại trụ sở công ty trên đường Hoàng Quốc Việt (quận 7). Ông này cho biết công ty kinh doanh đa ngành nghề, nhưng đặc biệt có "kinh nghiệm 10 năm trong việc phát tờ rơi và dán quảng cáo".
Khi chúng tôi đưa ra yêu cầu quảng cáo tuyển dụng bảo vệ, ông Trung nói quảng cáo "digital" (nền tảng công nghệ số) không hiệu quả mà khuyên nên phát tờ rơi và dán quảng cáo. Ông này báo giá 2.500 đồng/tờ (khổ A5) với cam kết đảm bảo báo cáo đầy đủ bằng hình ảnh sau khi hoàn thành hợp đồng.
"Công ty đang có 20 người chuyên đi dán quảng cáo. Với 1.000 tờ sẽ cử năm người đi dán trong vòng ba ngày", ông Trung quả quyết và thừa nhận rằng hình thức dán này là "không thể xin phép".
Theo tìm hiểu trên mạng, còn có rất nhiều nhóm với hàng trăm thành viên tham gia "giao dịch" dịch vụ dán quảng cáo. Có hàng chục tài khoản mạng xã hội chuyên nhận dán tờ rơi trên các bờ tường, cột điện tại TP.HCM và một số tỉnh lân cận.
Trong số này có ông Việt (ở quận Bình Tân) với hơn 10 năm trong nghề dán tờ rơi. Theo ông Việt, làm nghề này "phải có máu lửa với kinh nghiệm". 1.000 tờ rơi decal quảng cáo nhà đất, ông này báo giá trọn gói 6 triệu đồng và có thể dán trong hai ngày.
Một người khác tên Ân (ở quận Gò Vấp) báo giá dán 1.000 tờ rơi hút hầm cầu trên cột điện 2 triệu đồng. Mỗi ngày "đội quân" của người này có thể dán khoảng 2.000 tờ quảng cáo. "Tôi bao dán khắp thành phố, cột điện chỗ nào trống, có cái tôi quất đến 6 - 7 tờ", Ân nói.
Những đường dây điện 'tử thần' trong khu dân cư ở Ninh Thuận Để có điện thắp sáng và sản xuất, nhiều hộ dân ở các khu dân cư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã kéo đường dây điện dài hàng km từ các trụ hạ thế về nhà và rẫy. Các trụ điện tạm bợ bằng gỗ, tre phải chịu tải hàng chục đường dây điện khác nhau và sau thời gian chịu nắng,...