Tàu bị cấm cập cảng vì sợ COVID-19, hành khách nhảy xuống biển bơi vào bờ
Tàu Lambelu xuất phát từ đảo Borneo (Malaysia) chở phần lớn người lao động nhập cư về Indonesia đã bị giới chức trên đảo Flores cấm cập cảng.
Khách mặc áo phao nhảy xuống giữa biển bơi vào bờ vì tàu bị cấm cập cảng. Ảnh cắt từ video
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), một vài hành khách trên tàu Lambelu đã lấy phao cứu hộ, nhảy xuống biển và bơi vào bờ trong khi giới chức đảo Flores còn đang tranh luận xem có cho phép tàu cập cảng Maumere hay không, do lo sợ các ca nghi nhiễm virus SAR-CoV-2 gây ra dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).
Video hành khách nhảy từ tàu xuống biển (nguồn: SCMP)
Trước đó, trên tàu đã ghi nhận 3 ca dương tính với COVID-19. Cả 3 trường hợp là nhân viên thủy thủ đoàn.
“Chúng tôi yêu cầu hành khách hợp tác theo quy định y tế trước khi rời khỏi tàu và nghiêm cấm mọi hành động có thể gây hại”, Wisnu Handoko – quan chức thuộc Bộ Vận tải Indonesia – tuyên bố.
Theo những đoạn video đăng trên mạng xã hội, các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm trên tàu, trước khi đưa hành khách đến khu cách ly tại đất liền. Các mẫu xét nghiệm của hành khách đã được gửi tới một phòng thí nghiệm trên đảo Java vào tối 7/4. Dự kiến một tuần sau mới có kết quả xét nghiệm.
Tàu Lambelu chở tổng cộng 255 hành khách, phần lớn là người lao động nhập cư trở về từ Malaysia, sau khi quốc gia láng giếng này áp đặt lệnh phong tỏa.
Tính đến sáng 9/4, Indonesia ghi nhận tổng cộng 2.956 ca mắc COVID-19, trong đó có 240 người tử vong. Hiện phần lớn các ca chủ yếu xuất hiện tại thủ đô Jakarta trong khi con số tại các tỉnh khác có dấu hiệu tăng. Mặc dù đảo Flores chưa có ca lây nhiễm nào song giới chức tại đây lo ngại người dân từ những thành phố khác về có thể lây lan dịch bệnh, trong bối cảnh điều kiện y tế tại những khu vực chưa phát triển không đầy đủ.
Bảo Hà
Malaysia tức giận vì Singapore treo cổ công dân mang 17 gram heroin
Nhiều người Malaysia giận dữ khi chính quyền Singapore quyết treo cổ một công dân nước này dù anh ta chỉ vận chuyển một lượng nhỏ heroin.
Theo AFP, hôm 22/11 Singapore đã tiến hành treo cổ một người Malaysia bị kết án vận chuyển ma túy, bất chấp những lời kêu gọi nhân đạo đến từ nước láng giềng vì cho rằng mức án là quá nặng với một người buôn bán ma túy cấp thấp.
Singapore từ lâu đã được biết đến với việc thực thi nghiêm ngặt luật pháp, đặc biệt là mức án nghiêm khắc cho các tội danh liên quan đến ma túy.
Chính quyền đảo quốc vẫn khẳng định rằng tử hình là biện pháp ngăn chặn tội phạm hiệu quả mặc dù phải nhận sự chỉ trích từ các nhóm nhân quyền.
Người bị treo cổ lần này là Abd Helmi Ab Halim, công dân Malaysia bị kết án tử hình vào năm 2017 do vận chuyển 16,56 gram heroin từ Malaysia đến Singapore.
Nhà tù Changi, nơi công dân Malaysia Abd Helmi Ab Halim bị giam giữ trước khi bị treo cổ. Ảnh: MediaCorp.
Ông N. Surendan của nhóm Các luật sư vì tự do - tổ chức phi chính phủ về nhân quyền của Malaysia, cho rằng việc thi hành án treo cổ trong trường hợp này là "cực kỳ không phù hợp".
"Anh ta là người vận chuyển ma túy cấp thấp và lượng ma túy anh ta bị cáo buộc vận chuyển là không đáng kể", ông Surendan bày tỏ với AFP, nói thêm rằng lượng ma túy mà Ab Halim mang theo chỉ vượt rất ít ngưỡng 15 gram cho án tử hình.
Malaysia cũng có hình phạt tử hình, nhưng chính phủ cấp tiến lên nắm quyền vào năm ngoái cho biết họ sẽ nới lỏng các chính sách trong đó có thể bãi bỏ án tử hình bắt buộc với một số tội danh, các vụ hành quyết đã được lên kế hoạch từ trước cũng bị trì hoãn.
Đầu tuần này, Bộ trưởng Luật pháp Malaysia Liew Vui Keong đã kêu gọi Singapore xem xét lại việc treo cổ, cho biết "thật đau lòng khi thấy một đồng hương bị xử tử, trong hoàn cảnh không thật sự thuyết phục".
"Công lý phải được tiết chế bằng lòng vị tha, và tôi cầu xin Singapore làm như vậy", ông Keong nói.
Sau khi vụ hành quyết diễn ra, báo nhà nước Singapore từ Straits Times nhấn mạnh đảo quốc này có quyền thực thi án tử hình với tội phạm ma túy và hy vọng các nước khác tôn trọng luật pháp của Singapore.
"Luật pháp của Singapore áp dụng như nhau cho mọi người, bất kể người phạm tội là người Singapore hay người ngoại quốc", bộ nội vụ và bộ luật pháp Singapore cho biết trong một tuyên bố chung.
Tổ chức Ân xá Quốc tế ghi nhận 13 vụ xử tử diễn ra trong năm 2018 ở Singapore, 11 trong số đó liên quan đến tội phạm ma túy.
Theo news.zing.vn
Thảm kịch MH17: Nga tung dữ liệu quan trọng Nga mời các chuyên gia Malaysia làm quen với dữ liệu của Nga về vụ tai nạn máy bay Boeing MH17 của Malaysia ở miền Đông Ukraine, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết. "Theo tôi hiểu, chúng tôi đã không thông báo cho Malaysia về các dữ liệu mà chúng tôi đã chuyển cho nhóm điều tra chung, do đó, chúng tôi...