“Tất tần tật” về chu kỳ nguyệt san
Thông thường, XX chỉ quan tâm đến ngày “đèn đỏ” thôi mà không hề biết rằng kể từ khi nguyệt san xuất hiện, cơ thể chúng mình sẽ bắt đầu hoạt động theo một chu kì đã được “lập trình” sẵn.
Một chu kỳ nguyệt san được bắt đầu tính từ ngày nguyệt san xuất hiện cho tới ngày cuối cùng trước sự xuất hiện tiếp theo của nguyệt san.
Thông thường, chu kỳ này của XX kéo dài từ 28 – 35 ngày. Tuy nhiên, con số này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người và những yếu tố khách quan quan khác, vì thế chúng không cố định. Hơn nữa, chu kỳ của mỗi bạn gái là hoàn toàn khác nhau, không có bất kì sự “rập khuôn” nào cả, bạn nhớ nhé.
3 giai đoạn của chu kỳ nguyệt san
1. “Ngày đèn đỏ”
Đây chính là khoảng thời gian XX cần đến sự viện trợ của “urgo” và tampon. Nguyên nhân của hiện tượng này là trong quá trình sản xuất trứng, lớp cổ tử cung bắt đầu dày lên và nếu trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra và… nguyệt san xuất hiện.
“Dòng suối đỏ” sẽ ra ngoài cùng với các niêm mạc này. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường nhưng chỉ được “mặc định” cho phe con gái thôi nhé.
Ảnh minh họa
2. Sự phát triển của noãn bào
Video đang HOT
Ngay sau khi những “ngày đèn đỏ” chấm dứt, buồng trứng sẽ tiết ra kích thích tố progesterone và estrogen làm nội mạc tử cung dày lên. Trong khi đó, trong buồng trứng, một trong số vô vàn tế bào trứng đang phát triển bên trong nang trứng và cứ thế, các tế bào được nhân đôi và hình thành não bào.
3. Sự rụng trứng
Vào ngày thứ 14 của chu kỳ nguyệt san, các nang noãn chín, bề mặt buồng trứng tạo thành một miệng mở và trứng rụng.
Nếu gặp được “tinh binh”, nàng trứng sẽ được “hô biến” thành phôi và quay trở lại “làm tổ” trong tử cung. Từ đây sẽ xuất hiện các quá trình sản sinh hormone để phục vụ cho sự phát triển của phôi.
Nếu không được thụ tinh, các “nàng” trứng sẽ thoái hoá, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu
Chu kỳ nguyệt san cũng có sự cố đấy nhé!
Đó là khi XX có những ngày “đèn đỏ” nhưng lại không hề rụng trứng. Hiện tượng này có thường thấy ở những bạn gái mới dậy thì, nguyệt san và ngày trứng rụng chưa ổn định. Nguyên nhân có thể do cơ năng dưới đồi tuyến yên không tiết đủ số lượng chất kích thích sinh dục.
Biểu hiện lâm sàng là chu kỳ nguyệt san thường ngắn hơn so với bình thường (từ 22 – 24 ngày). Nếu gặp trường hợp này, XX nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.
Sự cố đáng nói tiếp theo là sự “biến mất” của nguyệt san. Những XX mắc chứng biếng ăn hoặc là “tín đồ” của mẫu người “ mình hạc xương mai” thường mắc phải hiện tượng này.
Đối với XX, nguyệt san tuy mang đến cho bạn những khó chịu nhất định nhưng cũng đừng vì thế mà đối xử “tệ bạc” với “cô bạn” này nhé. Bởi vì nguyệt san chính là dấu hiệu để chứng tỏ con gái là… con gái mà.
Theo PLXH
"Đối phó" với nguyệt san: Chọn tampon hay "urgo"?
Bạn đã thật sự hiểu về tampon & "urgo" (băng vệ sinh) hay chưa? Những ưu nhược điểm của 2 "người bạn" này như thế nào? Cùng chúng tớ tìm hiểu nhé!
Ưu tiên cho "cô bạn" tampon trước nhé!
Tampon có hình dáng rất nhỏ bé, bé hơn "urgo" rất nhiều ấy. Chính vì thế nên "cô bạn" này mới có thể "chui" sâu vào "tam giác mật" được.
Khi sử dụng tampon, bạn có thể thoải mái chơi đùa, chạy nhảy, thậm chí cả bơi lội nữa mà không cần phải lo lắng về bất kì sự cố nào cả. Tampon có khả năng thấm hút cực kì tốt và hầu như không có hiện tượng trào ra ngoài đâu.
Tuy nhiên, cũng chính vì "cô bạn" tampon này quá nhỏ bé, quá tiện lợi khiến cho teengirl quá thoải mái... nên bạn rất dễ "bỏ quên" "cô bạn" nhỏ trong "vùng cấm địa" đấy. Mà bạn cũng biết rùi phải hem, nguyệt san là môi trường vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. "Bỏ mặc" tampon trong "tam giác mật" là rất rất nguy hiểm, XX nhé.
Mặt khác, do khả năng thấm hút cực kì "siêu", hơn nữa lại được đưa sâu vào "tam giác mật" nên tampon không chỉ hút nguyệt san mà còn hút cả những chất dịch có tác dụng giữ ẩm cho "cô bé" nữa, khiến cho khu vực nhạy cảm này trở nên "khô hạn" hơn.
Khả năng thấm hút mạnh của tampon còn có thể gây ra hội chứng sốc nhiễm độc (Toxic Shock Syndrome - TSS). Hội chứng này do độc tố vi khuẩn Streptoccoci gây ra. Triệu chứng của TSS là sốt nhẹ, buồn nôn hoặc nôn, đau cơ bắp, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt như kiểu bị say nắng í. Nếu có những triệu chứng này khi dùng tampon, thì XX nên tạm "bye bye" với "cô bạn" nhỏ bé này và tới gặp bác sĩ ngay nhé!
Ngoài ra, không thể phủ nhận rằng: tampon hoàn toàn có thể gây "tổn thương" cho "tấm rèm" trinh tiết. Nếu XX muốn bảo vệ "then cài" đến cùng, bạn nên suy tính thật kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng tampon để "đối phó" với nguyệt san!
Thấy những "điểm trừ" to đùng của tampon, hẳn bạn lại muốn "kết thân" lại với cô bạn "urgo" rùi, đúng hem?
Đến lượt "urgo" rùi đây...
Có một thực tế là, so với tampon thì băng vệ sinh được teengirl chúng mình ưa chuộng hơn rất nhiều. Lý do là, "urgo" có rất nhiều loại để XX thoải mái lựa chọn này (dày, mỏng, siêu thấm, có cánh,... lại có cả loại "urgo" hàng ngày nữa nhé), nhiều loại chất liệu thấm hút tốt này, hình dáng được cải thiện vừa khít với quần chip này, hơn nữa, một số loại "urgo" còn "toả hương thơm" thiên nhiên rất dễ chịu, vừa có thể "đánh bật" mùi của "dòng suối đỏ" vừa có tính khử trùng nữa nhé.
Tuy nhiên, hình dáng của "urgo" không được nhỏ gọn như tampon nên "urgo" phải ở ngoài "cô bé", chờ "dòng suối đỏ" chui ra rồi mới làm nhiệm vụ của mình. Nhưng đây cũng chính là ưu điểm nổi trội của "urgo" so với tampon đấy nhé, chính vì không thể chui vào sâu trong "cô bé" được nên băng vệ sinh không hề gây ảnh hưởng gì đến "then cài" và độ pH tự nhiên của "cô bé".
Nhưng khi chọn sử dụng "urgo" để đối phó với nguyệt san, XX buộc phải "tạm chia tay" với những hoạt động như chơi thể thao, bơi lội,...
Bên cạnh đó, "urgo" cũng rất hay gây kích ứng cho "cô bé" khiến "cô bé" bị ngứa, rát, mẩn đỏ,... nhưng những triệu chứng này thường sẽ hết ngay sau khi nguyệt san "ra đi" và XX ngưng sử dụng "urgo".
Cả "urgo" và tampon đều rất tiện dụng, phải hem? XX hãy dựa vào hoàn cảnh và lượng nguyệt san nhiều hay ít để chọn sử dụng 2 "cô bạn" này cho phù hợp nhé!
Theo PLXH
Bị rong kinh mà cứ tưởng chuyện đùa! Ban đầu tớ cứ nghĩ đèn đỏ kì này "nặng" hơn những lần trước là do tớ chơi thể thao, nhưng không ngờ là tớ lại bị rong kinh. Lầm tưởng về"đèn đỏ" Tớ đã làm quen với nguyệt san được 2 năm rùi, 2 năm nghĩa là 24 chu kì cơ đấy. Vì vậy tớ nghĩ tớ cũng đã "hiểu" về cô...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

8 cách đơn giản giúp nam giới tăng cường sinh lý, không dùng thuốc

Thủ dâm bao nhiêu là quá nhiều?

Không quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến sức khỏe?

5 lợi ích của cà phê đối với sức khỏe tình dục nam giới

5 cách 'đẩy lùi' chứng mất ngủ sau sinh

10 mẹo đối phó với những khó chịu thời kỳ mãn kinh

7 cách tự nhiên giúp nam giới tăng ham muốn tình dục

Giải pháp hỗ trợ tăng tiết testosterone, cải thiện sinh lý cho nam giới từ Châu Âu

6 nguyên nhân gây ngứa khi sử dụng băng vệ sinh

Những điều cần biết về 'giấc mơ ướt'

Những triệu chứng đáng sợ ở phụ nữ tuổi mãn kinh

Điều gì xảy ra nếu bạn ngừng 'chuyện ấy'?
Có thể bạn quan tâm

Điều gì giúp 'Nhạn Hồi Thì' tạo cơn sốt trên màn ảnh?
Hậu trường phim
07:16:00 31/03/2025
Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần
Sức khỏe
07:15:13 31/03/2025
"Mẹ một con" Minh Hằng: Vóc dáng quyến rũ, chồng tặng vàng và xe tiền tỷ
Sao việt
07:00:15 31/03/2025
Ngôi sao phim "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" qua đời
Sao âu mỹ
06:56:33 31/03/2025
Cách nấu bún chân giò ngon chuẩn vị tại nhà
Ẩm thực
06:00:57 31/03/2025
Phim Trung Quốc tưởng không hay mà hay không tưởng: Lập kỷ lục 2025, nữ chính đẹp phong thần đúng chuẩn xé truyện bước ra
Phim châu á
05:56:54 31/03/2025
Khi "con tôi ở nhà ngoan lắm" chỉ là một ảo tưởng
Phim âu mỹ
05:55:22 31/03/2025
Tổng thống Trump thông báo về lịch điện đàm với Tổng thống Putin
Thế giới
05:37:36 31/03/2025
Chồng muốn nạp tiền vào livestream để "khẩu nghiệp", tôi ngăn cản liền bị anh dọa ly thân
Góc tâm tình
05:16:25 31/03/2025
Đúng 12h30 ngày mai, thứ Hai 31/3/2025, 3 con giáp thời tới cản không nổi, sự nghiệp tăng tiến không ngừng, bội thu tiền bạc
Trắc nghiệm
01:10:31 31/03/2025