“Tất tần tật” những điều ai cũng cần lưu ý khi nội soi đại tràng
Nếu bạn chuẩn bị đi nội soi đại tràng, đây là một vài điều bạn cần nhớ.
Đại tràng cần phải làm sạch
Trước khi nội soi đại tràng cần phải làm sạch, rỗng để bác sĩ có thể quan sát đại tràng và trực tràng một cách kỹ càng và chính xác nhất. Người bệnh cần uống thuốc nhuận tràng để làm sạch đường tiêu hóa. Để giúp đại tràng sạch hơn, 3-4 ngày trước nội soi, bạn nên ăn nhẹ và tiêu thụ những thực phẩm ít chất xơ, dễ tiêu hóa và không bị táo bón.
Bạn phải lên kế hoạch khi đi nội soi đại tràng
Video đang HOT
Toàn bộ quy trình nội soi đại tràng sẽ diễn ra trong khoảng 30 phút. Tuy nhiên, để chắc chắn bạn hãy đặt lịch trước. Bạn có thể phải nghi ngơi một ngày sau khi nội soi đại tràng. Trong quá trình nội soi, người bệnh sẽ được gây mê bằng thuốc an thần. Thuốc an thần có thể khiến bạn không được tỉnh táo. Bạn không nên lái xe hoặc hoặc làm bất kỳ công việc nặng nhọc nào sau khi nội soi đại tràng. Bạn không nên đi làm sau khi đã trở về nhà trong vòng 1 ngày.
Bạn có thể hoặc không cảm thấy đau khi nội soi đại tràng
Hầu hết bệnh nhân sẽ được dùng an thần trong khi nội soi đại tràng. Nhờ đó người bệnh sẽ không cảm thấy khó chịu hay đau đớn chút nào. Tuy nhiên, có những người vẫn bị cơn đau khi nội soi đại tràng. Nhưng sau khi nội soi xong, cơn đau sẽ giảm dần trong vòng vài giờ hoặc một ngày.
Ngọc Huyền
Theo emdep.vn
Trẻ bị táo bón, hết thuốc của bác sĩ vẫn không cải thiện?
Con gái tôi 4 tuổi, thường xuyên táo bón nên rất sợ đi tiêu. Tôi đưa con đi khám, uống thuốc đủ kiểu nhưng cứ hết thuốc thì bị lại
Nguyễn Thị Mai ( 37 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) hỏi : Con gái tôi năm nay 4 tuổi, nặng 16 kg, bé thường xuyên táo bón nên rất sợ đi tiêu. Tôi có đưa con đi khám, bác sĩ kê đơn thuốc nhuận tràng hoặc men vi sinh nhưng hết thuốc thì tình trạng táo bón của con tôi vẫn không cải thiện. Tình trạng như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Bác sĩ Huỳnh Minh Thu , Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2 , trả lời:Bé 4 tuổi, cân nặng vậy là khá tốt. Tuy nhiên, không nên để tình trạng táo bón kéo dài vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.
Có nhiều nguyên nhân bị táo bón như trẻ ăn nhiều chất đạm; trẻ ham chơi; nhà vệ sinh không sạch sẽ hoặc sợ bị đau khi đi tiêu nên bé ngại đi tiêu.
Do vậy, bạn nên theo dõi và thay đổi thói quen ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt của trẻ. Do bé còn khá nhỏ, răng sữa nên không thể nhai được rau dai, cứng làm bé lười ăn. Nên cho bé ăn những loại rau củ mềm như mồng tơi, rau đay, bí xanh, bí đỏ, súp lơ xanh ..., dầu oliu bạn cũng nên đưa vào món ăn của trẻ, cũng là cách giúp trẻ dễ đi tiêu hơn. Trái cây, bạn cho bé ăn nguyên quả như đu đủ, thanh long, chuối tiêu, bưởi, cam (ăn cả trái hoặc tép không nên ép lấy nước).
Đối với sữa, bạn nên chọn sữa dễ tiêu hóa, không nên mua sữa bột có nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng cao sẽ làm tình trạng táo bón nhiều hơn. Nên cho bé ăn sữa chua sau bữa ăn. Tập thói quen đi tiêu hàng ngày cho trẻ vào một giờ nhất định. Đi tiêu hàng ngày phân mềm, nếu bé không đi được thì phân sẽ khô cứng làm bé bị đau không dám đi tiêu. Tình trạng này kéo dài gây táo bón trầm trọng làm bé sợ hãi, lo lắng mỗi khi đi tiêu.
Trường hợp bạn bổ sung những thực phẩm chức năng như chất xơ hòa tan... chỉ có thể cải thiện được bước đầu. Điều quan trọng và cần thiết là bạn nên thay đổi chế độ ăn nhiều xơ và trái cây cho trẻ. Nhiều phụ huynh dẫn con đi khám, khi hỏi cách ăn trái cây thế nào thì họ cho biết mỗi ngày chỉ cho bé ăn 1-2 trái chuối tiêu, như vậy thì quá ít so với nhu cầu của trẻ. Trong cùng một bữa ăn, bạn nên cho trẻ ăn nhiều loại trái cây khác nhau để trẻ không cảm thấy ngán và thích thú với món ăn mới, bé sẽ ăn được nhiều hơn.
Nếu bạn đã áp dụng tất cả những điều trên mà bé vẫn không cải thiện được thì nên đưa bé đến chuyên khoa tiêu hóa để BS thăm khám tìm nguyên nhân điều trị cho bé.
Trịnh Thiệp
Theo Người lao động
Thai phụ mang thai 31 tuần bỗng bị hoại tử ruột tím đen Khi nội soi, bác sĩ nhận thấy thai phụ 31 tuần bị nhiễm trùng ổ bụng, ruột non bị hoại tử tím đen. Chị L.T.K.H (32 tuổi, TP.HCM) đang mang thai 31 tuần được gia đình đưa tới bệnh viện Từ Dũ cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội không rõ nguyên nhân, mạch đập nhanh, dọa sốc, nguy hiểm tính...