Tất tần tật các cách giảm khó thở khi bị COPD
Tình trạng khó thở của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tăng dần theo thời gian. Triệu chứng này có thể gây ra những đợt bệnh nặng dẫn đến tử vong. Hiểu các cách giảm khó thở khi bị COPD giúp dễ kiểm soát và tiết kiệm năng lượng cho người bệnh.
Phổi tắc nghẽn mãn tính gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Triệu chứng khó thở do COPD khiến bệnh nhân gặp phải nhiều trở ngại trong cuộc sống, công việc, sinh hoạt,… Giảm khó thở khi bị COPD giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Đồng thời nó có tác dụng làm chậm tiến trình phát triển của bệnh.
Dưới đây là một số cách giảm khó thở khi bị COPD bạn cần biết.
1. Phương pháp thông khí, giảm khó thở khi bị COPD
Tình trạng tắc nghẽn các đường dẫn khí do viêm nhiễm mạn tính và ứ khí lồng ngực thường xảy ra ở bệnh nhân COPD. Hậu quả là không khí bị nhốt lại trong phổi, kém lưu thông. Từ đó dẫn đến việc không cung cấp đủ oxy cho cơ thể khiến người bệnh khó thở, mất năng lượng khi hô hấp.
Các phương pháp thông khí là kỹ thuật khắc phục tình trạng ứ khí trong phổi, giảm khó thở khi bị COPD, tăng cường hoạt động hô hấp của lồng ngực. Dưới đây là hai kỹ thuật thông khí cơ bản được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng.
Phương pháp thông khí, giảm khó thở khi bị COPD – Ảnh: Internet
Tình trạng ứ khí trong phổi do COPD khiến lồng ngực bệnh nhân bị căng phồng, làm hạn chế hoạt động của cơ hoành. Điều này khiến cơ hoành hoạt động kém làm giảm thông khí ở phổi. Nó buộc các cơ hô hấp phụ phải tăng cường hoạt động gây ra triệu chứng khó thở.
Tập thở cơ hoành giúp tăng cường hiệu quả của động tác hô hấp. Đồng thời nó giúp tiết kiệm năng lượng cho bệnh nhân. Để giảm khó thở khi bị COPD bằng cách thở cơ hoành bạn cần thực hiện kỹ thuật sau:
Bệnh nhân ngồi ở tư thế thoải mái, thả lòng vùng vai và cổ.
Đặt một bàn tay lên bụng. Tay còn lại đặt lên ngực.
Hít vào thật chậm bằng đường mũi, sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng đang phình lên, giữ yên lồng ngực không di chuyển.
Hóp bụng lại, thở ra chậm bằng miệng. Thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào. Bàn tay đặt trên bụng có cảm giác bụng lõm xuống.
Để giảm khó thở khi bị COPD, người bệnh nên tập thở cơ hoành nhiều lần trong ngày. Tạo thành thói quen và có thể thực hiện ở mọi tư thế để hô hấp dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Kỹ thuật thở cơ hoành giúp giảm khó thở khi bị COPD – Ảnh: Internet
Phương pháp này giúp cho đường hô hấp không bị xẹp lại khi thở ra. Nó cho phép khí thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Điều này giúp bệnh nhân có thể hít được không khí trong lành vào phổi.
Kỹ thuật thở chúm môi có tác dụng làm giảm bớt tình trạng ứ khí lồng ngực, giảm khó thở khi bị COPD. Đặc biệt nó rất dễ tập luyện.
Quy trình thực hiện như sau:
Bệnh nhân ngồi ở tư thế thoải mái nhất. Thả lòng cổ và vai. Hít vào thật chậm bằng mũi.
Môi chúm lại như đang huýt sáo. Sau đó thở ra thật chậm bằng miệng. Thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.
Người bệnh nên lặp đi lặp lại động tác này khi bị khó thở hoặc thực hiện các hoạt động mất nhiều năng lượng như leo cầu thang, tập thể dục, tắm rửa…Tập luyện nhiều lần để tạo thành thói quen giúp người bệnh kiểm soát được triệu chứng khó thở một cách tốt nhất.
Kỹ thuật thở chúm môi giúp làm giảm khó thở khi bị COPD – Ảnh: Internet
2. Phương pháp thông đờm, làm sạch đường thở
Đờm nhớt bám trên thành phế quản gây tác động xấu đến hệ hô hấp. Nó làm cản trở luồng khí ra vào phổi. Đờm nhớt ứ đọng còn có khả năng gây ra nhiễm trùng đường hô hấp. Áp dụng kỹ thuật thông đờm không chỉ có tác dụng làm giảm khó thở khi bị COPD, nó còn giúp làm sạch phổi của bạn. Dưới đây là hai kỹ thuật thông đờm bạn cần lưu ý.
Khi phế quả bị bám đầy đờm nhớt, triệu chứng ho liên tục sẽ xuất hiện. Mục đích của những cơn ho là để tống đờm ra khỏi cơ thể.
Những cơn ho phản xạ thường khiến bệnh nhân bị mệt mỏi, khó thở mà không hiệu quả. Áp dụng kỹ thuật ho có kiểm soát là cách tốt nhất để tống đờm ra ngoài, làm sạch đường thở mà không gây mệt mỏi cho người bệnh. Để giảm khó thở khi bị COPD bạn có thể áp dụng ho có kiểm soát theo quy trình sau:
Bệnh nhân ngồi trên ghế hoặc mép giường với tư thế thoải mái nhất, hít vào thật chậm và sâu.
Thực hiện nín thở trong vài giây.
Ho mạnh 2 lần. Lần thứ nhất giúp long đờm. Lần thứ hai giúp đẩy đờm ra ngoài.
Hít vào thật chậm và nhẹ nhàng. Thở chúm môi vài lần trước khi lặp lại động tác ho cho đến khi sạch đường thở.
Phương pháp này giúp lợi dụng động tác ho có hiệu quả nhất để thông đờm, làm sạch đường thở. Khi có cảm giác muốn ho bệnh nhân nên thực hiện theo kỹ thuật này.
Ho có kiểm soát giúp làm giảm khó thở khi bị COPD – Ảnh: Internet
2.2. Kỹ thuật thở ra mạnh
Đối với bệnh nhân COPD giai đoạn cuối, lực ho thường rất yếu, dễ bị mệt ngay cả khi áp dụng kỹ thuật ho có kiểm soát. Để giảm khó thở cho trường hợp này, bệnh nhân nên thực hiện kỹ thuật thở ra mạnh. Giảm khó thở khi bị COPD gồm 4 bước như sau:
Hít vào thật chậm và sâu.
Nín thở trong vài giây.
Thở ra mạnh và kéo dài sao cho âm thanh nghe được như tiếng “khà”.
Hít vào nhẹ nhàng, hít thở đều vài lần trước khi lặp lại các động tác trên.
Ngoài các phương pháp trên, bệnh nhân COPD cũng nên thực hiện một biện pháp hỗ trợ như:
- Uống tối thiểu 1,5 lít nước mỗi ngày để làm loãng đờm, giúp thực hiện các động tác ho, khạc dễ dàng hơn.
- Uống thuốc ho long đờm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thông khí, làm sạch đờm là cách làm giảm khó thở khi bị COPD hiệu quả. Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi thực hiện các kỹ thuật trên, bệnh nhân nên thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Kèm theo đó là một chế độ sinh hoạt khoa học để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Môi trường sống thích hợp cho người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Việc lựa chọn dược một môi trường sống thích hợp cho người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phục hồi.
Sống chung với COPD là điều rất khó, đặc biệt là điều kiện thời tiết xấu và môi trường ô nhiễm có thể ảnh hưởng không tốt đến các triệu chứng bệnh. Đối với bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhiệt độ thấp hoặc độ ẩm cao có thể khiến bệnh nhân tăng cảm giác khỏ thở và mệt mỏi.
Khí hậu ấm áp và khô ráo sẽ có lợi hơn cho người bệnh, giảm bớt các triệu chứng. Vậy môi trường sống thích hợp cho người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần có những yếu tố như thế nào?
1. Thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến COPD?
Đầu tiên có thể nhắc đến thời tiết lạnh. Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo rằng thời tiết quá lạnh có thể gây nguy hiểm cho những bệnh nhân mắc bệnh COPD. Thời tiết lạnh không chỉ gây mệt mỏi và khó thở ở bệnh nhân COPD mà còn khiến số lượng người mắc phải nhập viện gia tăng do mạch máu thu hẹp, hạn chế lượng máu và oxy đi khắp cơ thể.
Thời tiết quá nóng có thể gây suy giảm hô hấp (Ảnh: Internet)
Mặt khác, nhiệt độ quá cao cũng có thể gây suy nhược đối với những người bị bệnh về phổi nói chung và bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính nói riêng. Đặc biệt ở những bệnh nhân cao tuổi, quá trình lão hóa của cơ thể khiến cho việc điều chỉnh thân nhiệt trở nên khó khăn hơn. Do đó khi thời tiết quá nóng, những bệnh nhân COPD từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ phải nhập viên cao hơn.
Trên thực tế, thời tiết quá khắc nghiệt đều có thể làm trầm trọng hơn các bệnh phổi như COPD và thúc đẩy viêm đường thở. Quá nóng hay quá lạnh cũng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, suy giảm hô hấp. Đặc biệt nếu thay đổi thời tiết đột ngột sẽ không có thời gian để phổi thích nghi. Chính vì vậy người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên tránh hoàn toàn những khu vực có thời tiết quá khắc nghiệt và thay đổi liên tục.
2. Môi trường sống thích hợp cho người bị bệnh phổi tắc nghẽn mắc tính
Điều kiện thời tiết tối ưu là sự trợ giúp lớn nhất khi muốn duy trì hệ thống hô hấp khỏe mạnh. Thêm vào đó, độ cao cũng ảnh hưởng khá nhiều đến những người mắc bệnh COPD. Mặc dù độ cao thấp hoặc xung quanh mực nước biển ít ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp. Nhưng một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nếu được sống ở những khu vực có độ cao trên 2000m so với mực nước biển có thể cải thiện khả năng hô hấp.
Thời tiết ôn hoà, không khí trong lành là môi trường sống thích hợp cho người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Ảnh: Internet)
Điều này là do cơ thể sẽ tự điều chỉnh với lượng oxy trong không khí loãng hơn. Nhưng nếu đi du lịch ở những khu vực có độ cao này cần có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Vì sự thay đổi đột ngột áp suất có thể ảnh hưởng đến phổi của những bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính.
Ngoài ra, những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng nên tránh các khu vực ô nhiễm vì các hạt bụi, hóa chất trong không khí có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng và sự tiến triển của COPD.
Chính vì lý do này mà người bệnh nên sống ở những nơi có bầu không khí trong lành và tránh các khu vực có độ ẩm cao. Hơi nước tăng lên trong môi trường có thể làm tăng các hạt trong không khí như nấm mốc và phấn hoa, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của bệnh nhân COPD.
Một môi trường thích hợp cho người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần phải có nhiệt độ ôn hoà, không ô nhiễm, thoáng đãng, không có phấn hoa hay các hạt nấm mốc trong không khí. Khu vực gần biển có thể là nơi ở phù hợp cho bệnh nhân COPD vì không khí có chứa muối đã được chứng minh có ích cho phổi.
Chụp X quang có thể phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không? Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là căn bệnh được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Vậy làm sao có thể phát hiện được phổi tắc nghẽn mãn tính? Theo các thống kê, COPD là tình trạng chức năng hô hấp suy giảm nghiêm trọng và là nguyên nhân gây tử...