Tật nói lắp ở trẻ- Nguyên nhân và cách điều trị
Tật nói lắp là chứng rối loạn trong cách diễn đạt lời nói khiến các từ phát ra chậm, kéo dài hoặc các từ được lặp đi lặp lại.
Nói lắp là điều bình thường ở trẻ từ 2 – 3 tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ nói lắp không được trị liệu thì khi trưởng thành vẫn mắc tật nói lắp.
Tuy không phải là bệnh nhưng nói lắp thường đưa lại nhiều phiền phức, ức chế và khổ tâm cho người mắc. Vì nói năng khó khăn nên họ dần trở nên cô độc, thu mình lại, xấu hổ và mặc cảm.
1. Biểu hiện
- Ngập ngừng im lặng hồi lâu trước khi bắt đầu câu nói
- Câu nói bị đứt quãng nhiều lần, lặp lại một chữ nhiều lần, kéo dài một âm lâu như để chờ chuẩn bị âm kế tiếp.
- Mắt nhấp nháy liên tục- Môi/hàm bị rung
2.Nguyên nhân
- Do chấn thương sơ sinh: Với trường hợp sinh khó phải dùng Forceps hoặc với trẻ nhỏ bị ngã va đầu vào vật cứng gây tổn thương vùng ngôn ngữ sẽ có ảnh hưởng nhất định lên khả năng ngôn ngữ.
Video đang HOT
- Do mắc bệnh: trẻ nhỏ mắc phải một bệnh ở não hoặc màng não (như viêm não, viêm màng não), sau khi điều trị khỏi đã để lại di chứng ở vùng ngôn ngữ gây nói lắp.
- Sang chấn tâm lý: do khủng hoảng tình cảm, một cú sốc tâm lý hoặc một chuyện nào đó thời thơ ấu xảy ra có khả năng làm cho trẻ mắc tật nói lắp.
- Do di truyền và bắt chước: Tật nói lắp thường có tính di truyền, người ta nhận thấy trong gia đình có nhiều người nói lắp thì khả năng nói lắp của con cháu họ rất cao.
3. Phòng ngừa tật nói lắp
- Tạo môi trường nuôi dưỡng bé ngập tràn yêu thương, hạnh phúc và chăm sóc cẩn thận cả về thể chất lẫn tinh thần thì chắc chắn khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ phát triển tốt hơn, tránh được tật nói lắp.
- Giảm thiểu chấn thương tâm lý và những biến động đột ngột từ gia đình: Ít cha mẹ biết rằng, những cuộc cãi vã, những mối quan hệ bất đồng, cha mẹ li dị…vv chính là những yếu tố nguy hiểm khiến bé bị chấn thương tâm lý và ảnh hưởng tới ngôn ngữ của bé. Vì vậy, hãy tạo môi trường sống hòa thuận, yêu thương để hạn chế tật nói lắp ở trẻ.
- Tạo môi trường ngôn ngữ thuận lợi: Việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống, nếu môi trường đó bất lợi về ngôn ngữ thì khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của bé sẽ giảm và ngược lại. Vì vậy, cha mẹ nên đưa bé đến những nơi đông vui, có nhiều hoạt động để bé tiếp thu ngôn ngữ một cách đa dạng và dễ dàng nhất.
4. Điều trị tật nói lắp
- Dạy trẻ nói chậm, rõ ràng, rành mạch, từ ngữ đơn giản, dễ hiểu. Để trẻ nói những câu ngắn, nếu có từ mới, mẹ nên nói thật chậm hoặc giải thích rõ ràng cho trẻ hiểu.- Không ngắt lời trẻ khi trẻ đang nói, lặp lại một cách chính xác câu trẻ nói để trẻ nói lại theo bạn là một phương pháp khắc phục tật nói lắp ở trẻ mà đa số các bác sĩ đều khuyên bố mẹ nên thực hiện.
- Để trẻ nói một cách tự nhiên bằng cách tạo môi trường giao tiếp không có tình trạng nói lắp để trẻ diễn đạt lời nói một cách trôi chảy.
- Kiên nhẫn: Chữa nói lắp cho trẻ không khó, nhưng đòi hỏi bố mẹ phải hiểu bé, đồng thời cần phải kiên nhẫn với bé, không ép buộc hay dọa dẫm khiến trẻ sợ hãi. Đây là cách khắc phục tật nói lắp ở trẻ hiệu quả nhất. Bởi chỉ khi kiên nhẫn với trẻ thì trẻ mới hiểu và bình tĩnh diễn đạt.
Theo www.phunutoday.vn
Ngay từ đêm tân hôn, chồng đã bỏ tôi lại một mình để đi với 'khách quen'
Nhìn thấy số điện thoại hay nhắn tin gọi điện, tôi hỏi thì chồng gằn giọng: "Là khách của tôi, cô đừng có mà nghi ngờ vớ vẩn".
Khi biết tôi yêu một anh chàng lái xe, bố mẹ tôi đã phản đối ra mặt. Bố tôi nói những người lái xe thường không chung tình, bố sợ tôi khổ. Mẹ tôi lựa đủ lý do khuyên tôi. Nào là lái xe thì phải đi đêm đi hôm, mình làm sao giám sát chồng. Nào là con đau con bệnh phải tự thân mà lo... Nhưng tôi cãi tất, tôi chỉ cần biết là tôi và anh yêu nhau. Tôi còn cho rằng bố mẹ quá thiên vị, tại sao lái xe thì không chung thủy? Tôi không tin.
Cuối cùng, bố mẹ không khuyên được tôi và đám cưới vẫn diễn ra. Nhưng ngay đêm tân hôn, tôi đã khóc sưng mắt.
Chồng tôi còn chưa kịp động phòng với tôi thì đã nhận được điện thoại của khách quen đi tỉnh xa. Thay vì từ chối, anh lại đi ngay vì "không đi thì mất khách quen. Đi xa được bo tiền nhiều lắm". Tôi nằm nhà, đợi chồng mãi tới sáng hôm sau anh mới về. Biết là vì tính chất công việc nhưng giá như chồng tôi tâm lí hơn thì tôi đã không phải khóc.
Chồng tôi làm tự do nên gần như anh không có thời gian cho gia đình. (Ảnh minh họa)
Chồng tôi làm tự do nên gần như anh không có thời gian cho gia đình. Ngày nghỉ cũng là ngày anh đi nhiều nhất. Có khi anh nhận chạy xe cho khách đi du lịch tới tận mấy ngày mới về. Tôi vò võ ở nhà chờ chồng như mấy người thiếu phụ ngày xưa.
Vì gần nhau quá ít nên mãi nửa năm sau tôi mới cấn thai. Khi có thai, tôi cũng khuyên chồng giảm chạy xe lại để ở bên tôi nhiều hơn. Nhưng anh không chịu vì "nghỉ làm thì lấy gì nuôi con". Thế là anh vẫn đi, nếu có về nhà cũng chỉ nằm ngủ cả ngày vì mệt. Bầu bì mà tôi chẳng có ai chăm sóc. Công việc nhà cũng do một tay tôi làm.
Có lần, tôi lau dọn nhà tắm và suýt té ngã. Tôi kể chồng nghe, anh mắng tôi hậu đậu chứ không hề nói sẽ nghỉ làm để đỡ đần tôi. Tủi nhất là những lần đi khám thai. Nhìn người ta có chồng đưa đi, chồng dìu đỡ mà tôi cay mắt. Một mình khám, một mình làm đủ các xét nghiệm, một mình tôi lại phải tự chạy xe về nhà. Thậm chí đến tận khi tôi nằm trong bệnh viện gọi anh vào chờ nhìn con, chồng tôi mới biết tôi đã mang thai đến ngày sinh.
Sau khi sinh con, tôi sống cô độc với bốn bức tường. (Ảnh minh họa)
Sau khi sinh con, tôi sống cô độc với bốn bức tường và tiếng khóc ngày đêm của con trai. Mẹ tôi lên đỡ đần tôi được tháng đầu tiên. Những tháng còn lại, cũng chỉ có mình tôi tự làm hết mọi việc. Chồng tôi đi làm về, lại nằm ngủ hoặc bế con một lúc thì trả tôi.
Lời bố mẹ khuyên ngày xưa nay trở thành đúng đắn. Con bệnh, tôi một mình gọi taxi vào viện và thức đêm trông con. Chồng tôi vẫn mải mê với những chuyến đi mà không hề vào với con. Khi nào con về, anh mới vội vã chạy đến viện thanh toán viện phí rồi lại đi tiếp.
Mới đây, tôi phát hiện trong máy chồng tôi có một số điện thoại hay nhắn tin, gọi điện. Hầu như ngày nào cũng có cuộc gọi đến-đi. Tôi hỏi. Chồng tôi gằn giọng: "Là khách của tôi, cô đừng có mà nghi ngờ vớ vẩn". Thế đó, đến quyền ghen tôi cũng chẳng có. Cuộc sống của tôi toàn nước mắt từ khi làm vợ anh. Tôi hối hận quá.
Theo Afamily
Báo động hội chứng "xa lánh xã hội" ở Nhật Bản Ngày càng nhiều người Nhật Bản lựa chọn lối sống đơn độc, cách ly giao tiếp hoàn toàn với xã hội do nhiều yếu tố khác nhau, nhưng phần lớn là phải chịu quá nhiều sức ép hoặc căng thẳng tột độ. Ông Ikeida, người mắc chứng bệnh cách ly xã hội (Ảnh: AFP) Cứ 3 ngày một lần, ông Ikeida, 55 tuổi,...