Tát đìa – nét văn hóa miệt vườn
Mùa khô, nước trên các cánh đồng bắt đầu cạn là lúc cá đồng lần lượt rút vào các ao, đìa ẩn núp và sinh sản. Bấy giờ người ta rục rịch tát đìa.
Đìa thường sâu chừng 3 thước, rộng cỡ ba bốn chục thước. Mặt đìa lúc nào cũng có lục bình hoặc chà (cây khô) để cá trú ẩn. Đìa càng lâu tát, cá càng nhiều và càng to. Với những người già, giàu kinh nghiệm, chỉ cần đứng bên bờ đìa nhìn bọt cá là biết được đìa có nhiều hay ít cá, cá lớn hay cá nhỏ. Cứ mỗi lần có tát đìa là bọn con nít chúng tôi mừng khấp khởi như… trúng số. Trong khi người lớn chuẩn bị đồ đạc, lên đường tới đìa thì chúng tôi mang giỏ cá bên mình lẽo đẽo theo sau.
Mọi người hào hứng tham gia tát cá đìa. Ảnh: CHÚC LY
Tới đìa, người lớn bắt tay vào việc tát đìa. Hai người khỏe mạnh, như đã được phân công, mỗi người đứng một bên đầu miệng đìa, hai tay cầm hai sợi dây của cái gàu dây. Giữa hai sợi dây này là cái gàu treo tòn ten gần miệng nước. Cả hai cùng hô một tiếng: “Hừ!” rồi cùng “liệng” cái gàu xuống nước, nhanh tay kéo gàu đầy nước lên bờ, nghiêng gàu cho nước đổ vào một hố nước sâu. Họ miệt mài làm việc đến khi nước trong đìa dần cạn.
Đìa cạn lấp xấp nước đục ngầu, những người được phân công bắt cá nhảy xuống đìa. Những con cá lớn như cá lóc, cá trê nhủi xuống bùn hay chui vô hang lẩn trốn. Với kinh nghiệm bắt cá đìa lâu năm, người ta mò thiệt kỹ, không bỏ sót con nào. Bắt được con nào, người ta giơ cao bàn tay ướt nhem bùn đất để những người đứng trên bờ vỗ tay hò reo tán thưởng. Công việc cứ vậy mà tiến hành. Cá rô, cá lóc, cá trê, cá sặc… lần lượt nằm cựa quậy trong giỏ cá.
Bắt cá xong, tắm sơ cho sạch sẽ rồi người chặt lá chuối, bẻ cây, người quơ rơm, hái rau thơm, kẻ làm chén muối ớt… sau đó cùng thưởng thức món cá nướng trui ngon tuyệt. Có người vừa uống ly rượu đế vừa cao hứng ca câu vọng cổ mùi rệu. Bắt cá đìa vì vậy đã tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi, là nét văn hóa miệt vườn đặc trưng miền Tây Nam Bộ.
Theo Danviet
Video đang HOT
Đời buồn trong xóm ổ chuột giữa lòng thành Vinh
Những căn chòi che chắn tạm bợ, xập xệ, nhếch nhác, rác bủa vây, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc... Đó là hình ảnh ít ai biết tới về cuộc sống của gần 50 con người trên sông Cửa Tiền, giữa phường Vinh Tân, TP.Vinh, Nghệ An.
Những mảnh đời trên sông
Trong cái lạnh của những ngày cuối năm, chúng tôi tìm về xóm ổ chuột tối tăm, u ám nằm lọt thỏm giữa lòng TP.Vinh, được bao quanh bởi những ngôi nhà cao tầng sang trọng.
Đối lập với cuộc sống sôi động, phồn hoa chỉ cách đó vài chục bước chân là những cảnh đời cơ cực, sống lay lắt, lo kiếm cái ăn qua ngày. Hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là những căn chòi xập xệ, rách nát, bẩn thỉu, được chống đỡ bằng những cọc tre, chênh vênh trên mặt nước, bốn bề rác bủa vây, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, bao quanh là cây cối, cỏ dại mọc um tùm.
Những căn chòi chật hẹp, che chắn tạm bợ, nhếch nhác là nơi cư trú của người dân xóm ổ chuột này. Ảnh: Lê Tập
Theo ông Mạnh, năm 2007, phường cũng đã phối hợp với UBND TP.Vinh di dời, trả các hộ dân này về địa phương, phá dỡ các căn chòi tạm bợ và thuyền. Tuy nhiên, bà con về trong kia một thời gian lại quay trở ra vị trí cũ sinh sống, làm ăn. Mặc dù, phường cũng đã nhiều lần nhắc nhở, vận động họ quay về nhưng họ không nghe.
Xóm ổ chuột trên sông Cửa Tiền là nơi sinh sống của gần chục hộ dân với hơn 50 con người. Hầu hết những người này mưu sinh bằng nghề sông nước, nhiều hộ có tới ba thế hệ chen chúc sống trong căn chòi chật hẹp, che chắn tạm bợ được dựng lên bằng những thứ nhặt nhạnh ở khắp nơi, thắt buộc dây để giữ vững căn chòi. Đã là những căn chòi nhưng đều xuống cấp nghiêm trọng.
Người dân ở xóm ổ chuột đều di cư từ tỉnh Quảng Bình đến, quá nghèo khó nên họ đã kéo gia đình ra đây làm ăn, sinh sống. Không có tiền thuê đất, thuê nhà, nên họ ra dựng chòi trên sông Cửa Tiền để làm nghề đánh bắt cá, mưu sinh.
Theo một người dân địa phương thì "xóm ổ chuột này hình thành đã hàng chục năm nay. Trước đây, một căn chòi chỉ có một cặp vợ chồng, nhưng sau đó họ kéo cả con cái ra sinh sống. Nay, một hộ dân có đến 5 - 6 thành viên. Đời sống những hộ dân ở xóm ổ chuột khổ sở, sinh hoạt tạm bợ, bệnh tật, làm ngày nào ăn ngày ấy, không có tích lũy".
Chị Nguyễn Thị Niên - người dân ở xóm ổ chuột, than thở: "Chúng ở đây sống chung với ruồi, muỗi, rắn rết, chuột... Bọn trẻ thường xuyên bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, dị ứng. Nghĩ về tương lai, chúng tôi cũng không biết thế nào cả".
Đáng lo ngại, các căn chòi này đều nằm chênh vênh trên mặt nước nên hầu hết rác thải sinh hoạt đều đổ thẳng xuống sông. Đặc biệt, các căn chòi này đều không có nhà vệ sinh nên việc tiểu tiện, đại tiện đều thẳng xuống sông khiến khu vực này tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài.
Anh Nguyễn Văn Thanh (sinh năm 1981) chia sẻ: "Quê tôi ở Quảng Bình, vì nghèo đói nên bố mẹ tôi khăn gói ra Nghệ An làm ăn. Tôi theo bố mẹ ra đây khi còn rất nhỏ. Những căn chòi tạm bợ được dựng lên trên mặt nước cũng đã mấy chục năm rồi. Hai vợ chồng và 4 đứa con tôi chỉ sinh hoạt trong căn chòi dột nát chưa đầy 4m2. Vợ chồng làm nghề sông nước nên thu nhập không ổn định, ngày thuận buồm xuôi gió thì kiếm được 50.000 - 60.000 đồng. Có ngày không được đồng nào... Bố mẹ thì đã đành, nhưng tương lai các con thì mịt mù lắm".
Đang bê bát cháo đút cho con, nghe tôi hỏi chuyện, chị Nguyễn Thị Thành (sinh năm 1979) dừng tay, nghẹn ngào nói: "Vì quê nghèo đói mà chúng tôi phải tha phương cầu thực, không biết cuộc đời sẽ trôi về đâu. Đã hơn 40 năm, từ đời bố mẹ, đời con, đời cháu đều phải bám trụ trong căn chòi rách nát này. Môi trường ở đây thì ô nhiễm kinh khủng lắm, nhất là mùa lụt nước dâng lên kéo theo rác thải, xác chết động vật bốc mùi hôi thối nồng nặc. Chúng tôi quen rồi, còn người khác đến một chút là không chịu nổi đâu".
Địa phương cũng lo
Những đứa trẻ ở xóm ổ chuột - tương lai của chúng chưa biết sẽ thế nào. Ảnh: Lê Tập
"Quê tôi nghèo quá, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời chẳng đủ ăn. Bởi thế, người dân quê tôi phải bỏ làng, bỏ quê đi làm ăn khắp nơi. Học hành ít, nên chỉ biết chọn nghề lao động chân tay, chúng tôi đến đây cũng đã hơn chục năm rồi, coi đây là quê hương thứ 2". Anh Hoàng Văn Vững
Những hộ dân sống ở xóm ổ chuột trên sông Cửa Tiền đều là lao động nghèo khổ, không có việc làm ổn định. Đáng quan tâm, những hộ dân xóm này đều cư trú không hợp pháp, sống chủ yếu trong các căn chòi lụp xụp, kết cấu sơ sài, tạm bợ, chắp vá. Tình trạng mất vệ sinh trong sinh hoạt, xả thải trực tiếp xuống sông của họ đã gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Được lên bờ, có việc làm ổn định là khát vọng của những hộ dân ở xóm ổ chuột. Anh Nguyễn Ngọc (sinh năm 1990) tâm sự: "Đời bố mẹ sống khổ cực rồi, đến đời con cũng muốn mở mày mở mặt với bạn bè chứ sống thế này tủi nhục và xấu hổ lắm. Bởi thế, chúng tôi cần có sự giúp đỡ của chính quyền để người dân xóm này có một cuộc đời tươi sáng hơn".
Anh Hoàng Văn Vững (SN 1978) buồn bã tâm sự rằng, anh và các cư dân trong xóm cũng không muốn cuộc sống dặt dẹo thế này. Ai chẳng muốn làm ăn yên ổn, nhà cửa khang trang, con cái được học hành đến nơi đến chốn. "Nhưng quê tôi nghèo quá, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời chẳng đủ ăn. Bởi thế, người dân quê tôi phải bỏ làng, bỏ quê đi làm ăn khắp nơi. Học hành ít, nên chỉ biết chọn nghề lao động chân tay, chúng tôi đến đây cũng đã hơn chục năm rồi, coi đây là quê hương thứ 2" - anh Vững nói vậy.
Phóng viên đem câu chuyện xóm ổ chuột đến trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Mạnh - Chủ tịch UBND phường Vinh Tân. Ông Mạnh cho hay, cư dân ở xóm đó là người quê Quảng Bình, chuyên làm nghề sông nước, đến dựng chòi sinh sống trên sông Cửa Tiền. "Chúng tôi biết, những hộ dân dựng chòi sinh sống trên sông là không đảm bảo về mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường. Trong thời gian qua, phường vẫn xem các hộ dân đó như là công dân của phường, cũng có hỗ trợ, giúp đỡ về mặt vật chất, những ngày bão lụt, phường tiến hành sơ tán tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Ngày lễ, tết... phường cũng hỗ trợ gạo, tiền cho các hộ dân, tạo điều kiện cho con em được đến trường đi học".
Theo ông Mạnh, năm 2007, phường cũng đã phối hợp với UBND TP.Vinh di dời, trả các hộ dân này về địa phương, phá dỡ các căn chòi tạm bợ và thuyền. Tuy nhiên, bà con về trong kia một thời gian lại quay trở ra vị trí cũ sinh sống, làm ăn. Mặc dù, phường cũng đã nhiều lần nhắc nhở, vận động họ quay về nhưng họ không nghe. "Sắp tới, vị trí đó sắp triển khai dự án, kiểu gì cũng trả họ về địa phương, không thể để đó lâu dài được" - ông Nguyễn Hoàng Mạnh dứt khoát như vậy.
Theo Danviet
Ông Nguyễn Thiện Nhân: 'Rất đau, rất buồn nhưng sai sót thì phải kỷ luật' Đề cập việc một loạt cán bộ sai phạm, Bí thư Thành uỷ TP HCM cho biết rất đau lòng nhưng phải công bằng; sai thì phải kỷ luật. Phát biểu bế mạc Hội nghị Thành ủy TP HCM lần thứ 15 chiều 2/12, nhắc đến việc xử lý kỷ luật một số tổ chức cá nhân sai phạm, Bí thư Thành ủy...