“Tất cả thủy điện đều bảo đảm an toàn hồ đập, vận hành đúng luật”
Liên quan đến câu chuyện thủy điện và an toàn hồ đập đang thu hút mối quan tâm của dư luận, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trong phiên thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế – xã hội năm 2020, giai đoạn 2016-2021, ngày 2/11/2020 khẳng định, qua thực tế kiểm tra, tất cả hồ đập thủy điện ở tại các khu vực đều đảm bảo an toàn cũng như vận hành của hồ đập.
An toàn của hồ thủy điện là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng của Chính phủ
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, tất cả hồ đập thủy điện đều thực hiện quy trình xả lũ và vận hành liên hồ, đơn hồ theo đúng quy định của pháp luật.
“Trong bối cảnh thay đổi thời tiết, biến đổi khí hậu với tính dị thường và cực đoan ngày càng lớn, chúng ta đã chứng kiến những cơn bão liên tục đổ bộ vào miền Trung với tần suất rất cao và mức độ mưa, thời gian lưu bão lớn ở các địa phương lớn. Do đó, câu chuyện ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và và bão lụt, bảm đảm an toàn của hồ thủy điện, hồ chứa nước, hồ thuỷ lợi là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng của Chính phủ với các bộ ngành”- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại phiên thảo luận tổ
Cụ thể hóa Luật Phòng chống thiên tai có Nghị định 114 của Chính phủ, từ năm 2018, trong đó quy định trách nhiệm rất rõ các bộ ngành, trong đó có Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong bảo đảm quản lý an toàn hồ đập thủy điện, cũng như quy trình vận hành đơn hồ, liên hồ, công tác vận hành của các hồ, đập thủy điện. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thông tin, cả nước có hơn 429 công trình thủy điện được đưa vào vận hành khai thác với dung tích 56 tỷ m, chiếm 86% tổng dung tích hồ chứa nước trên địa bàn cả nước. Chúng ta có đầy đủ quy định quản lý nhà nước trong bảo đảm công tác an toàn hồ đập thủy điện cũng như vận hành công trình hồ thủy điện cả liên hồ, đơn hồ.
Trên thực tế, các bộ ngành đã có chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Hiện có 401/401 các đập đã được chủ đập thực hiện theo đúng quy định về báo cáo hiện trạng an toàn đập; 100% đập thực hiện đúng quy định về bảo trì, kiểm tra, sửa chữa đập; có 376/401 đập chủ đập thực hiện theo đúng quy định về quy trình vận hành hồ chứa. Có 401/401 hồ chứa có các quy trình đã được các cơ quan có thẩm quyền của trung ương hoặc địa phương phê duyệt theo quy định về phương án ứng phó thiên tai cũng như tham gia phối hợp trong phòng chống ứng phó bão lũ tại địa phương.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trong phiên thảo luận tổ sáng 2/11/2020 khẳng định, công tác vận hành hồ đập đều theo đúng pháp luật
Video đang HOT
Quy trình này cho phép bảo đảm an toàn nói chung cũng như chấp hành pháp luật trong vận hành hồ, đập thủy điện. Trong mùa bão lũ 2020, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp các bộ, ngành tổ chức các đoàn đi kiểm tra an toàn hồ, đập thủy điện. Những công trình lớn do các đoàn liên ngành đi kiểm tra, còn các hồ, đập có quy mô dung tích theo từng bộ ngành quản lý thì Bộ cũng phối hợp các địa phương để tổ chức các đoàn kiểm tra này.
Liên quan bão lũ thiên tai năm 2020, vừa rồi, Thủ tướng trực tiếp tổ chức các đoàn đi kiểm tra, làm việc với các địa phương Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, một số tỉnh Bắc Trung Bộ. Sau đó, Thủ tướng cùng đoàn công tác các bộ, ngành kiểm tra thực trạng chống lũ bão, ứng phó thiên tai tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, một số tỉnh Trung Trung Bộ. Qua thực tế, tất cả hồ đập thủy điện tại khu vực đều đảm bảo an toàn về an toàn đập cũng như vận hành của hồ. Tất cả hồ đập thủy điện đều thực hiện quy trình xả lũ và vận hành liên hồ, đơn hồ theo đúng quy định pháp luật.
Có một số thông tin có nói hồ đập thủy điện ở miền Trung và một số địa phương xả lũ gây ngập lụt cho địa phương. Đó là là cách viết của thông tin truyền thông. Thực tế, qua số liệu quan trắc và khí tượng thủy văn cho thấy, tại tỉnh Quảng Nam, hồ thủy điện Đắk Mi 4 là hồ có dung tích lớn, có những thời điểm đỉnh lũ ngày 28/10, lượng nước về hồ tới 17.000 m/giây, nhưng chính nhờ dung tích của Đắk Mi 4 có khả năng điều tiết, chứa nước để cắt lũ đã giúp cắt lũ hơn 55%, nếu không đỉnh lũ về ngày 28/10 sẽ gây ngập lụt trắng toàn vùng hạ lưu. Tuy nhiên, chúng ta duy trì kéo dài xả lũ sang ngày 29-30/10, xả nước ở mức thấp hơn lượng nước về hồ nên góp phần chống lũ có hiệu quả cho vùng hạ lưu dù những vùng có ngập lụt ở miền Trung.
Thực tế, tính dị thường và cực đoan của thời tiết được Chính phủ đề cập tới rất nhiều. Con số thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, chưa bao giờ mức độ mưa, lượng mưa lớn như vậy. Báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai Trung ương cho thấy, tại vùng miền Trung có khu vực có lúc lưu lượng mưa đạt đến đỉnh 2.000 mm, thậm chí 3.000 mm. Với thời gian lưu bão lâu và liều lượng mưa lớn, liên tục và cơn bão liên tục trong khu vực thì hầu như tất cả khu vực miền Trung, khu vực địa chất yếu dẫn đến hiện tượng, đất lở, sụt lở gây tai nạn rất thương tâm như tại Rào Trăng 3, Trà Leng….
Tất nhiên, nguyên nhân trong câu chuyện ảnh hưởng của môi trường trong hoạt động kinh tế xã hội, dân sinh thì còn là vấn đề sẽ phải đánh giá kỹ hơn kể cả công trình thủy điện, giao thông, công trình của quân đội… còn có rất nhiều vấn đề tác động, ảnh hưởng tới môi trường.
“Chúng ta phải khẳng định, tính dị thường, cực đoan của thời tiết là một nguyên nhân rất lớn ảnh hưởng đến môi trường tại địa phương và mức độ, hậu quả ghê gớm của thiên tai, lũ lụt. Chính phủ đã có chỉ đạo và tiếp tục nghiên cứu báo cáo đánh giá kỹ. Chúng tôi có báo cáo trước mắt về an toàn đập thủy điện, vận hành đập thủy điện và các vấn đề thủy điện trong bảo vệ môi trường”- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Đại biểu Quốc hội Bùi Đặng Dũng (Đoàn Kiên Giang): Lũ lụt mà đổ lỗi cho thuỷ điện là không khách quan
“Sáng nay, tôi vừa nghe Bộ trưởng Bộ Công Thương nói rằng, một cái hồ thủy điện rất lớn ở khu vực Quảng Nam đã có tác dụng cắt lũ, giảm dần lượng nước, nếu không với lượng nước 17.000 m3/s đổ về, nó sẽ gây tổn hại còn lớn hơn rất nhiều, tôi nghĩ điều đó rất tốt”. Đó là khẳng định của đại biểu Bùi Đặng Dũng khi trả lời phỏng vấn phóng viên báo Công Thương bên hành lang Quốc hội.
Đại biểu Bùi Đặng Dũng (Kiên Giang) cho rằng cần nhìn nhận khách quan về vai trò của thủy điện
Theo đại biểu Dũng, liên quan đến thủy điện nhỏ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã báo cáo hiện nay chúng ta có trên 400 thủy điện nhỏ đang hoạt động như vậy và lượng nước cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong hệ thống hồ của cả nước. Phát triển thủy điện nhỏ là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong bối cảnh chúng ta chưa bảo đảm đủ an ninh năng lượng nhưng vấn đề đặt ra ở đây, cử tri và mọi người rất lo lắng là việc phát triển thủy điện nhỏ gắn liền với việc tái tạo và bảo vệ phát triển rừng như thế nào; phát triển thủy điện nhỏ ở chỗ này, chỗ kia ở từng địa phương giao cho địa phương quản lý thì chưa làm tốt, dẫn tới một số thủy điện nhỏ đi vào hoạt động, nhưng chưa bảo đảm việc trồng rừng, hay công tác bồi hoàn lại những cái trong quá trình cải tạo thi công…làm cử tri bức xúc.
Điểm thứ hai, các thủy điện nhỏ trong quá trình xả lũ cần làm tốt hơn nữa công tác thông tin với chính quyền địa phương và nhân dân biết để phối hợp, tránh tình trạng như thủy điện Hố Hô, mấy năm trước thông báo thời gian quá gấp.
Thứ ba, liên quan tới thủy điện nhỏ, tôi đề nghị nhân dịp này Bộ Công Thương cũng nên rà soát lại tổng thể toàn bộ tất cả các thủy điện nhỏ của chúng ta hiện nay, kể cả những thủy điện mà trước đây chúng ta đã dừng lại rồi, để công khai, minh bạch, để tất cả người dân giám sát. Việc rà soát cũng làm cơ sở để chúng ta làm tốt hơn việc quản lý và phát triển thủy điện nhỏ trong tương lai.
“Phải khẳng định rằng, đối với chúng ta hiện nay, năng lượng đang thiếu, thủy điện nhỏ vẫn còn cần thiết nhưng vấn đề cần quản lý bảo đảm chặt chẽ và khoa học, phát huy tác dụng tốt và quản lý thủy điện nhỏ. Tôi nghĩ nếu làm tốt điều này thì dư luận của cử tri, dư luận của dân chắc chắn vẫn đồng tình, ủng hộ, mong muốn thủy điện của chúng ta phát triển tốt cùng với các nguồn năng lượng sạch khác nữa để đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam”- đại biểu Dũng nói
Để quản lý thuỷ điện tốt hơn, ngoài Bộ Công Thương còn có trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành, địa phương khác. Liên quan đến vấn đề này theo đại biểu Dũng, liên quan đến thủy điện nhỏ, chắn chắn bắt đầu phải từ ngay chính quyền địa phương sở tại, các lãnh đạo tỉnh cũng trăn trở với việc làm thế nào để có những công trình công nghiệp, trong đó có những thủy điện để đáp ứng phục vụ cho nhu cầu năng lượng cũng như phát triển kinh tế của bà con ở địa phương ở tỉnh mình. Tuy nhiên cần phải xem xét đến những tiêu chí bảo đảm về môi trường, hiệu quả kinh tế, cũng như các vấn đề vận hành xả lũ, bảo vệ trồng rừng.
“Nói chung cả hệ thống chính trị của chúng ta đều phải vào cuộc, nhưng rõ ràng phải phân rõ vai và trách nhiệm của ai trong lĩnh vực này. Chỉ có thể làm tốt điều đó, mỗi một năm khi lũ về, chúng ta yên tâm phòng lũ và không để xảy ra những tình trạng đổ cho nhau hoặc là quản lý không tốt hoặc là lại mang tiếng hàm oan của thủy điện nhỏ”- đại biểu Bùi Đặng Dũng kết luận.
Bộ trưởng Bộ Công thương thừa nhận cần đánh giá kỹ hơn tác động của thuỷ điện đến môi trường
Sáng nay (2/11), thảo luận tại tổ về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh (ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) đã nói vậy khi đề cập đến một số thông tin cho rằng, hồ đập thủy điện ở miền Trung và một số địa phương xả lũ gây ngập lụt cho hạ du.
Thủy điện Rào Trăng 3 tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn từ trên cao. Ảnh: VNE
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, vả nước có 429 công trình thủy điện được đưa vào vận hành khai thác với dung tích 56 tỷ m 3, chiếm 86% tổng dung tích hồ chứa nước trên địa bàn cả nước trong số này căn cứ chúng ta có đầy đủ quy định quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn đập hồ thủy điện cũng như vận hành của các công trình hồ thủy điện, liên hồ chứa.
Hiện nay, có 401/401 các đập thủy điện được chủ đập thực hiện đúng quy định báo cáo hiện trạng an toàn đập, 100% đập được thực hiện theo đúng quy định về bảo trì kiểm tra và sửa chữa đập có 376/401 đập được chủ đập thực hiện theo đúng quy định về quy trình bảo trì sửa chữa và các quy trình vận hành hồ chứa.
Bên cạnh đó, có 401/401 hồ chứa có các quy trình đã được các cơ quan có thẩm quyền trung ương hoặc địa phương phê duyệt về các phương án ứng phó thiên tai cũng như phối hợp ứng phó với bão lũ ở địa phương.
"Quy trình này cho phép chúng ta thời gian qua đảm bảo được an toàn nói chung cũng như chấp hành pháp luật trong vận hành của các hồ đập thủy điện" - Bộ trưởng khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, trong mùa mưa bão lũ của năm 2020, Bộ đã kiểm tra hoặc phối hợp với địa phương (nơi có các công trình lớn) tổ chức các đoàn kiểm tra các hồ đập thuỷ điện. Qua thực tế kiểm tra, tất cả hồ đập thủy điện ở tại khu vực đều đảm bảo an toàn của đập và cũng như vận hành của hồ. Tất cả hồ đập thủy điện đều thực hiện quy trình xả lũ và vận hành liên hồ, đơn hồ theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại buổi thảo luận tổ ĐBQH về tình hình kinh tế - xã hội sáng (2/11).
"Thực tế qua kết quả quan trắc của Khí tượng thủy văn, hồ Dakmi 4 (Quảng Nam), có thời điểm đỉnh lũ ngày 28/10 là nước về hồ lên tới 17.000 m3/giây, nhưng chính nhờ dung tích của Dakmi 4 có khả năng điều tiết, chứa nước để cắt lũ đã giúp cắt lũ hơn 55%, nếu không với đỉnh lũ về ngày 28/10 sẽ gây ngập trắng toàn vùng hạ lưu, song chúng ta duy trì kéo dài sang ngày 29-30/10 mới xả nước ở mức thấp hơn lượng nước về hồ nên góp phần chống lũ có hiệu quả cho vùng hạ lưu" - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thông tin.
Đặc biệt, trước một số thông tin cho rằng, hồ đập thủy điện ở miền Trung và một số địa phương xả lũ gây ngập lụt cho hạ du, Bộ trưởng Bộ Công thương lý giải, với lượng mưa lớn và liên tục như vừa qua nên ở hầu hết khu vực tại miền Trung và khu vực địa chất yếu đã dẫn đến hiện tượng sạt lở và gây tai nạn thương tâm như ở Rào Trăng 3, Trà Leng..., gây thiệt hại người và của ở các địa phương.
Tất nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận, "nguyên nhân xuất phát từ hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, dân sinh ảnh hưởng đến môi trường cần được xem xét, đánh giá kỹ hơn, kể cả chuyện thủy điện, công trình giao thông công cộng hay công trình dân sinh... tác động, ảnh hưởng thế nào đến môi trường.
Song phải khẳng định tính dị thường và cực đoan của thời tiết là một trong những nguyên nhân lớn ảnh hưởng đặc biệt đến môi trường ở địa phương và mức độ, hậu quả ghê gớm của thiên tai, lũ lụt thời gian vừa qua. Điều này Chính phủ đã có chỉ đạo và sẽ tiếp tục có nghiên cứu đánh giá kỹ".
Chuẩn bị ký kết RCEF, cơ hội lớn cho Việt Nam Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) dự kiến ký kết vào tháng 11 năm nay. RCEF có ý nghĩa quan trọng cho chiến lược phát triển dài hạn của Việt Nam; khẳng định Việt Nam là quốc gia có vai trò quan trọng trong toàn cầu hóa cũng như hội nhập của khu vực với thế giới. Bộ...