Tất cả những điều cần biết về hiện tượng phù chân khi mang thai
Hiện tượng phù chân khi mang thai là hiện tượng dễ gặp phải ở phụ nữ ở cuối thai kỳ. Việc xác định nguyên nhân cũng như cách chữa trị vô cùng quan trọng để giảm bớt những khó khăn trong việc di chuyển cũng như các biến chứng có thể xảy ra.
Cùng chúng tôi tìm hiểu về hiện tượng này:
phù chân khi mang thai
Xác định nguyên nhân gây ra phù chân
Nguyên nhân đầu tiên do việc giảm hoạt động bơm máu ở cơ chân:
Bà bầu đứng làm việc hoặc ngồi lâu tại một chỗ trong một thời gian dàiThói quen mang các loại giày cao gót, giày bó chân ở phụ nữBị các bệnh về mạch máu hoặc thần kinh dẫn đến cản trở máu về tim.Mặc đồ quá chật khi mang thaiSự rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mang thaiHoạt động thể lực mạnh như chơi các môn thể thao làm ảnh hưởng đến ổ bụng, lồng ngựcDư cân, béo phì, thai nhi quá lớn….
5 cách giảm triệu chứng phù nề ở bà bầu
1.Chọn kích thước giày phù hợp
Khi mang bầu, mẹ nên tránh các đôi giày cao gót, giày quá chật sẽ làm việc đi lại khó khăn, dễ gây ra phù chân. Thay vào đó những đôi giày rộng rãi, bệt, thoải mái giúp vận động một cách dễ dàng.
2. Chế độ ăn không nhiều muối
Ăn nhiều muối không chỉ có hại cho bà bầu mà tất cả mọi người. Muối dễ làm cơ thể giữ nước và gây ra các hiện tượng phù trong đó có phù chân khi mang thai. Vì thế, nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều muối, khi nấu ăn cần cho một lượng muối hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Chú ý kê cao chân
Video đang HOT
Kê cao chân sẽ giảm bớt hiện tượng lượng máu dồn xuống chân. Vì thế, mẹ bầu khi ngồi, kho nằm nên kê cao chân hơn. Không nên ngồi quá lâu ở một vị trí, dễ khiến chân bị tê, dồn máu.
4. Luyện tập đôi chân nhẹ nhàng
Luyện tập nhẹ nhàng khi mang thai
Luyện tập nhẹ nhàng là một việc nên làm với bà bầu. Điều này không những giúp ích cho mẹ mà còn cả sức khỏe của bé. Bà bầu nên chọn đi bộ hoặc yoga giúp giảm bớt các hiện tượng phù chân khi mang thai một cách hiệu quả, ổn định nhịp tim hơn.
5. Bổ sung thêm nước phù hợp cho cơ thể
Một ngày, bạn nên uống khoảng 2 lít nước. Không nên uống ít hơn hoặc nhiều hơn. Uống nhiều nước cũng sẽ khiến cơ thể giữ nước gây phù chân. Vì vậy, chia lượng nước ra thành nhiều lần phù hợp để uống.
Nau.vn vừa giới thiệu đến mẹ bầu những nguyên nhân và cách giảm bớt hiện tượng phù chân khi mang thai. Hy vọng, với những chia sẻ này, mẹ có thêm kinh nghiệm khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé tốt nhất. Chúc bạn và bé yêu trong bụng khỏe mạnh và theo dõi thêm các bài viết khác khi mang thai của chúng tôi.
Tham khảo thêm: Nhận biết dấu hiệu sinh non ở bà bầu dễ dàng nhất
Theo Nau,vn
Chảy máu cam khi mang thai
Nếu như trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bị triệu chứng ốm nghén khi mang thai hành hạ thì khi bước sang 3 tháng giữa, tình trạng chảy máu cam lại khiến mẹ cảm thấy lo sợ hơn về sức khỏe của bản thân.
Tuy nhiên, thực tế có khoảng 20% bà bầu bị chảy máu cam trong thai kỳ và thường là trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.
Chảy máu cam khi mang thai có phải dấu hiệu nguy hiểm?
Nếu như trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bị triệu chứng ốm nghén khi mang thai hành hạ thì khi bước sang 3 tháng giữa, tình trạng chảy máu cam lại khiến mẹ cảm thấy lo sợ hơn về sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, thực tế có khoảng 20% bà bầu bị chảy máu cam trong thai kỳ và thường là trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.
Triệu chứng bà bầu bị chảy máu cam là hiện tượng khá phổ biến và thường không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, tuy nhiên cũng có những trường hợp số ít việc chảy máu cam lại là những biểu hiện bệnh lý cần quan tâm và phòng ngừa sớm để không xảy ra nguy hiểm cho mẹ và bé nhất là trong quá trình "vượt cạn".
Ảnh minh họa.
Nguyên nhân chảy máu cam khi mang thai
- Sự thay đổi hormone trong suốt thai kỳ khiến cho các mạch máu bên trong mũi nở rộng, làm chúng dễ dàng bị phá vỡ khiến cho bà bầu bị chảy máu cam.
- Sức đề kháng của phụ nữ mang thai giảm sút rất nhiều so với trước khi mang thai, nên khi thời tiết thay đổi thất thường dễ khiến mẹ bị cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi dị ứng... và đây cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bị chảy máu cam.
- Ngoài ra, những hành động mạnh chẳng hạn như ngoáy mũi mạnh cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu cam.
Những trường hợp chảy máu cam cần đến bệnh viện thăm khám
Hiện tượng chảy máu cam một cách đột ngột trong thai kỳ khiến cho nhiều chị em vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì đa số hiện tượng chảy máu cam là vô hại đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Dù vậy, trong một số ít trường hợp còn lại thì bà bầu chảy máu cam nhiều sẽ làm tăng tỷ lệ xuất huyết sau sinh. Vì thế, nếu đã đến gần ngày dự sinh rồi mà mẹ vẫn còn tiếp tục chảy máu cam thì có lẽ đây là dấu hiệu đáng báo động và có thể bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ để phòng ngừa tình trạng xấu nhất.
Những trường hợp chảy máu mũi gây nguy hiểm mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay lập tức, nếu xuất hiện những trường hợp sau:
- Không ngừng chảy máu cam sau khi đã giữ nguyên áp lực trong 30 phút.
- Bạn bị chảy máu nhiều từ phần sau của mũi, và máu trào ngược ra miệng.
- Tình trạng chảy máu cam diễn đi tái lại nhiều lần, cơ thể sản phụ mệt mỏi, da xanh niêm mạc nhợt.
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng băng vệ sinh mũi, hoặc gói bơm hơi, hoặc một miếng gạc đặc biệt để chèn vào mũi bạn. Những dụng cụ này gây áp lực lên mạch máu và ngăn chảy máu. Việc chèn mũi này có thể cần giữ trong một khoảng thời gian, nên bạn có thể được chuyển vào khoa Tai Mũi Họng để theo dõi. Ngoài ra, các bác sĩ có thể làm lành các mạch máu vỡ bằng bạc nitrat hoặc sử dụng dòng điện trong một số trường hợp.
Đặc biệt, bạn nên đến khám bác sĩ nếu thường xuyên bị chảy máu cam khi mang thai. Bác sĩ có thể xem xét chỉ định cho bạn kiểm tra các xét nghiệm cận lâm sàng khác như xét nghiệm máu, nội soi mũi họng...để tìm nguyên nhân và điều trị theo phác đồ.
Xử lý chảy máu cam khi mang thai
Vì đây là hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ và cũng không gây nguy hiểm nhiều nên cách xử lý cũng khá đơn giản:
- Khi bị chảy máu mũi, thai phụ ngồi xuống, ngửa đầu ra phía sau, dùng ngón tay ấn xuống cánh mũi, giữ một lúc. Có thể dùng khăn mặt lạnh hoặc chườm đá lên mũi để làm mạch máu cục bộ co vào, có thể nhanh chóng ngừng chảy máu. Chảy máu mũi cần tránh thần kinh căng thẳng, nếu không áp làm áp lực máu tăng cao sẽ gây chảy máu nhiều hơn.
- Nếu chảy máu xuống họng, phải nhổ ra, không được nuốt vào để tránh làm kích thích niêm mạc dạ dày gây nôn. Nếu bị chảy máu cam, bạn không nên nằm ngửa; bởi vì, chất dịch mũi có lẫn máu sẽ xâm nhập ngược lại vào cổ họng và khiến bạn bị sặc. Tốt nhất, bạn nên dùng tay kẹp, kéo nhẹ sống mũi lên phía trên mắt; đồng thời, bạn hơi ngửa cổ và hướng mặt về phía trước.
Nên làm gì để tránh chảy máu cam khi mang thai?
- Tránh để mũi quá khô, nhất là trong thời tiết lạnh hoặc nằm trong phòng điều hòa.
- Nên nhẹ nhàng với mũi của mình. Hành động "thô bạo" như ngoáy mũi có thể là nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam.
- Bổ sung đầy đủ nước, khoáng chất để ngăn chặn màng tiết chất nhầy và các mô khác bị mất nước.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là các loại trái cây giàu vitamin C như cam,chanh, bưởi... để tăng tính bền thành mạch, hạn chế hiệu quả tình trạng chảy máu cam.
Kết luận
Chảy máu cam khi mang thai phần lớn là dấu hiệu bình thường trong thai kỳ, nên mẹ bầu khi gặp tình trạng này không nên căng thẳng, lo lắng quá mức. Một số trường hợp đặc biệt có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm như kể ở trên, mẹ bầu nên sắp xếp thời gian đi khám bác sỹ sớm để được kiểm tra và tư vấn điều trị.
Theo Cuasotinhyeu
Bà bầu bị đầy hơi chướng bụng phải làm sao? Nhiều mẹ bầu vẫn hay than phiền là mình thường hay mắc chứng đầy hơi chướng bụng. Khiến chị em không ít mệt mỏi, khó chịu kéo dài. Vậy, bà bầu bị đầy hơi chướng bụng do đâu và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Câu trả lời nằm ngay bên dưới, hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu nhé!...