Tạt a xít: ‘Phải xử tội giết người!’
Nhiều ý kiến cho rằng, việc xử lý đối tượng tạt a xít về tội “cố ý gây thương tích” là chưa thỏa đáng với hậu quả mà nạn nhân phải gánh chịu.
Nỗi đau mang tên a xít
Luật sư (LS) Phạm Văn Thạnh (Đoàn LS TP.HCM) cho rằng, việc bị tạt a xít có sức hủy hoại rất lớn đến sức khỏe, sự sống của con người về hiện tại lẫn tương lai. Nhiều nạn nhân tuy không chết nhưng suốt đời thành người tàn phế, phải sống trong nỗi đau đớn, mặc cảm về thể xác và tinh thần…Trong khi đó, những kẻ dã tâm tạt a xít người khác hầu hết chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” chứ không phải tội “Giết người” đã làm cho dư luận không đồng tình, phản đối, lên án.
“Do pháp luật hình sự chưa luật hóa cụ thể trường hợp này nên cơ quan tố tụng chỉ xử lý như vậy là chưa hợp lý, chưa có sức răn đe. Những trường hợp này, không thể căn cứ vào hậu quả chết người có xảy ra hay không mới xử tội giết người được”, LS Thạnh phân tích.
Hai nghi phạm tại cơ quan điều tra.
LS Nguyễn Đức Chánh (thuộc Đoàn LS TP.HCM) lại cho rằng, việc dùng a xít tạt vào người nạn nhân có thể bị xử lý hình sự theo 2 tội danh “Cố ý gây thương tích” hoặc “Giết người”, tùy theo tính chất hành vi, mức độ của hành vi phạm tội chứ không thể hiểu là chỉ có thể xử lý về tội cố ý gây thương tích như một số ý kiến.
Đối với việc xử lý hành vi tạt a xít về tội danh “cố ý gây thương tích” là xét về ý thức chủ quan, động cơ mục đích phạm tội. Theo đó, đối tượng tạt a xít hầu hết chỉ muốn hủy hoại về sức khỏe, nhan sắc hay để “dằn mặt” đối phương, chứ không cố ý tước đoạt tính mạng của nạn nhân. Hậu quả của việc bỏng a xít đa phần chỉ gây sát thương, không tử vong ngay. Hậu quả chết người có thể xảy ra với nguyên do là nạn nhân bị nhiễm trùng vết thương, gây suy hô hấp… Chính vì thế trong thực tiễn nhiều trường hợp chỉ có thể xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích.
Video đang HOT
“Tuy nhiên, nếu hành vi của đối tượng dùng lượng a xít lớn, nồng độ a xít đậm đặc, cao và việc tạt a xít nhằm vào vị trí trọng yếu trên cơ thể con người như tạt vào đầu, mặt; mức độ phạm tội quyết liệt, cố ý thực hiện hành vi đến cùng trong việc tước đoạt tính mạng nạn nhân… thì có thể xử lý tội giết người”, LS Chánh nêu quan điểm.
Siết chặt quản lý mua bán a xít
Trước thực trạng các loại hóa chất, trong đó có a xít đang được bày bán tràn lan trên thị trường và thiếu sự kiểm soát của cơ quan chức năng, LS Chánh cho rằng, điều này đã tạo điều kiện cho người phạm tội. Thực trạng này đòi hỏi các ngành chức năng cần phải quan tâm siết chặt công tác quản lý, giám sát công tác kinh doanh mua bán hóa chất như ai được phép mua, bán a xít, hóa chất độc hại.
Còn LS Thạnh cho rằng, trước vấn nạn dùng a xít để giải quyết mâu thuẫn, các cơ quan liên ngành tố tụng cần sớm có hướng dẫn riêng về loại hành vi này, chỉ rõ trường hợp nào xử về tội “Giết người”, trường hợp nào là “Cố ý gây thương tích”. Cần phải xử lý nghiêm, mạnh hơn nữa để phòng ngừa chung, răn đe làm cho kẻ có dã tâm chấm dứt ý nghĩ giải quyết mâu thuẫn bằng a xít.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cần phải có văn bản quy định cụ thể hơn về việc kinh doanh, sử dụng hóa chất nói chung, a xít nói riêng để quản lý chặt chẽ ai được mua, dùng mục đích gì…
Ngoài ra, các LS cho rằng, để thống nhất đường lối xử lý rất cần sự hướng dẫn cụ thể về tội danh hoặc quy định hành vi này thành một tội danh riêng biệt. Điều này không chỉ giúp cơ quan tiến hành tố tụng dễ áp dụng pháp luật hơn mà còn mang lại sự công bằng cho nạn nhân.
Tổn thương thể xác và tâm hồn “Hành vi tạt a xít vào mặt để lại cho 2 nữ sinh thương tật vĩnh viễn cả về thể xác và tâm hồn”, PGS.TS Trần Thị Thu Mai, giảng viên khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm TP.HCM chia sẻ. TS Mai cho rằng tình yêu ở lứa tuổi thanh niên thường đẹp như nắng đầu mùa nhưng muôn nỗi đắng cay. Bởi vì tình yêu xuất hiện những hạn chế về vốn kinh nghiệm sống, hiểu biết nên việc nhận thức về hạnh phúc và hôn nhân gia đình còn chưa thật rõ ràng, đầy đủ và chưa ổn định. Theo TS Mai, khi không muốn tiếp tục mối quan hệ với ai đó nên lựa chọn cách bày tỏ để người kia không cảm thấy bị tổn thương; chọn thời điểm phù hợp, để cùng nhau thanh thản với nhau rằng: “Chúng ta xa nhau, nhưng vẫn cho nhau nụ cười”. Sau khi đã chia tay, nên giữ khoảng cách và không liên lạc với nhau nữa, để người kia có thể mở rộng lòng mình đón nhận những tình yêu khác sẽ đến với họ trong đời. TS Mai nói thêm, các bậc phụ huynh nên thường xuyên quan tâm và chia sẻ với con về những câu chuyện trong cuộc sống… Đặc biệt các bậc phụ huynh cũng không nên “cấm yêu” mà nên thông cảm với con, tạo hoàn cảnh cho con được tìm hiểu bạn một cách phù hợp.
Theo_Người Đưa Tin
Băng nhóm giang hồ xử nhau bằng súng thoát án giết người
Mâu thuẫn trong hoạt động làm ăn, Phước mang theo súng tự chế cùng đàn em đi tìm kiếm đối thủ và nã nhiều phát súng. Tuy nhiên, phát súng không trúng đối thủ mà trúng người xung quanh khiến họ bị thương nặng. Tại phiên xét xử, nhóm đối tượng này đã thoát án giết người khi chỉ bị viện kiểm sát truy tố tội cố ý gây thương tích.
Các bị cáo tại phiên tòa. Bị đấm chảy máu, mang súng trả thù
TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tiến hành xét xử và tuyên Uông Đình Phước (37 tuổi, trú phường 10, TP.Vũng Tàu) 8 năm tù về hai tội "cố ý gây thương tích" và "tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng", Trần Minh Quang (26 tuổi, trú huyện Xuyên Mộc) 7 năm tù về hai tội "cố ý gây thương tích" và "sử dụng trái phép vũ khí quân dụng", Nguyễn Văn Đức (25 tuổi, trú huyện Tân Thành) 30 tháng tù về tội "cố ý gây thương tích".
Theo cáo trạng, năm 2013, Phước làm nghề cho vay trả góp tại khu vực Bãi Sau (TP.Vũng Tàu), tại đây, Phước đã gặp và phát sinh mâu thuẫn với nhóm thanh niên do Bùi Thế Anh cầm đầu. Có lần, Phước bị Cường (đàn em của Bùi Thế Anh) đấm vào mặt làm chảy máu mũi nên Phước mang lòng thù hận.
Khoảng 22h30 ngày 13.1.2014, Phước cùng Đức và Quang đi trên đường Võ Thị Sáu và phát hiện Thế Anh cùng 5 người khác đang ngồi uống nước trước tiệm game TA (số 139, phường 2, TP Vũng Tàu) nên Phước nảy sinh ý định trả thù. Phước về nhà lấy 2 khẩu súng tự chế mà Phước đã lấy của một nhóm thợ săn ở Bình Phước từ năm 2010 nhờ Đức và Quang đi bắn "dằn mặt" Thế Anh.
Ban đầu, Đức và Quang không đồng ý nhưng khi nghe Phước bảo "súng này bắn không chết người đâu" nên cả hai đã đồng ý đi bắn người theo sự chỉ đạo của đại ca. Cả hai nghe Phước dạy về cách sử dụng và cách bắn súng. Đức chuẩn bị xe máy dán băng keo ở biển số, bịt khẩu trang, đầu đội mũ bảo hiểm, súng được giấu trong áo khoác rồi Đức điều khiển xe máy chở Quang lên đường đi bắn hù dọa nhóm Thế Anh.
Đến 23h cùng ngày, Đức và Quang gặp nhóm Thế Anh đang ngồi tại địa điểm nêu trên, Quang đặt 2 khẩu súng lên đùi, hướng nòng súng về phía nhóm người đang ngồi và lần lượt bóp cò.
Sau 2 phát nổ, Đức rú ga xe bỏ chạy về hướng tượng đài liệt sĩ. Hai phát súng không trúng Thế Anh mà lại trúng vào chị Nguyễn Thị Thu Lan và Huỳnh Thị Phương Thảo ở gần đó. Theo kết quả giám định, trên người hai nạn nhân có nhiều vết thương tương ứng với hàng chục vật dị dạng kim loại. Thương tích của chị Lan là 10%, chị Thảo thương tích 12%.
Bị hại bức xúc vì bị cáo thoát án giết người
Ngày 26.1.2014, Phước bị bắt, kế đến là Đức. Biết không thể trốn thoát, Quang đến cơ quan đầu thú vào ngày 21.3.2014. Quang đã dẫn cơ quan điều tra đi thu giữ tang vật là chiếc túi xách trong đó có 2 khẩu súng, đạn, thuốc súng cùng chiếc xe máy đi gây án.
Lý giải việc truy tố tội danh cố ý gây thương tích mà không phải tội giết người như yêu cầu của bị hại và luật sư. Đại diện Viện kiểm sát cho rằng, không có cơ sở chứng minh tính sát thương của 2 khẩu súng tự chế có tầm sát thương dẫn đến chết người nên chỉ truy tố tội danh cố ý gây thương tích.
Hai khẩu súng được đưa đi giám định là 2 khẩu súng tự chế nên không có loại đạn phù hợp để sử dụng cho việc bắn thử để xác định tầm sát thương. Không đủ cơ sở xác định các vỏ đạn, viên kim loại thu giữ tại hiện trường có phải do súng bắn ra hay không.
Tóm lại, do đây là súng tự chế nên không có đạn phù hợp tiêu chuẩn để thực hiện cho việc bắn thực nghiệm xác định tính sát thương của súng có gây chết người hay không nên chỉ truy tố các bị cáo tội cố ý gây thương tích.
Ngoài ra, các bị hại, nhân chứng cho rằng, người bắn súng là Phước chứ không phải Quang. Tuy nhiên, ý kiến này là không có cơ sở nên đã bị HĐXX bác bỏ. Kết thúc phiên tòa, bị hại vẫn tỏ ra khá bức xúc cho rằng bị cáo cầm súng bắn người nhưng chỉ bị truy tố tội cố ý gây thương tích.
Theo laodong
Khởi tố 3 đối tượng ném đá vào xe khách cho... vui 3 đối tượng bị khởi tố về tội "cố ý làm hư hỏng tài sản" đồng thời trưng cầu giám định thương tích tài xế để xem xét khởi tố thêm tội "cố ý gây thương tích" Ngày 14/7, Đại úy Bùi Xuân Hùng - Đội trưởng Đội CSĐT Công an huyện Đắk Mil (Đắk Nông) - cho biết, đã ra quyết định...