TASS: Nga bắt công dân Hàn Quốc đầu tiên nghi làm gián điệp
Nếu được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên một công dân Hàn Quốc bị kết án và bị bắt ở Nga với cáo buộc làm nội gián.
Nguồn thạo tin của hãng thông tấn TASS hôm nay 11.3 cho biết Nga đã bắt giữ một công dân Hàn Quốc với cáo buộc làm gián điệp.
Đây cũng là lần đầu tiên Nga giam giữ một cá nhân mang quốc tịch Hàn Quốc với cáo buộc thu thập thông tin nhạy cảm. Theo nguồn tin, tên của người bị bắt được xác định là Baek Won-soon.
Trong quá trình điều tra vụ án gián điệp, người này đã bị giam giữ tại TP.Vladivostok theo lệnh của tòa án, theo TASS.
Cảnh sát Nga đã bắt giữ đối tượng Baek Won-soon nghi làm gián điệp. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH MOSKVA NEWS AGENCY
Cảnh sát sau đó chuyển ông Baek đến thủ đô Moscow để điều tra thêm. Nguồn tin tiết lộ rằng đối tượng này đã chuyển giao thông tin mật cho các cơ quan tình báo nước ngoài. Các tài liệu bị bán được đánh dấu “tuyệt mật”.
Công dân Hàn Quốc này bị giam giữ ở Vladivostok hồi đầu năm nay và được chuyển đến Moscow vào cuối tháng 2. Đối tượng hiện đang bị giam tại nhà tù Lefortovo. Hôm 11.3, tòa án đã gia hạn lệnh bắt giữ ông thêm 3 tháng, cho đến ngày 15.6.
Thông tin trên cũng đã được tờ The Korea Herald đăng tải. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc vẫn chưa bình luận về vấn đề này.
Hoạt động gián điệp có thể bị phạt tù tối đa 20 năm ở Nga. Nước này coi Hàn Quốc là “quốc gia không thân thiện” vào năm 2022, sau khi Seoul đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow vì tiến hành chiến dịch quân sự ở nước láng giềng Ukraine, theo AFP.
Kể từ đó, Điện Kremlin đã xây dựng mối quan hệ kinh tế và quân sự chặt chẽ hơn với Triều Tiên, đối thủ không đội trời chung của Seoul.
Trung Quốc phát hiện công dân tình nghi làm gián điệp cho CIA
Công dân này từng làm việc cho một tập đoàn công nghiệp quân sự Trung Quốc và được chiêu mộ bởi một đặc vụ của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Ý, theo Bộ Công an Trung Quốc.
Trong thông cáo được đăng tải trên mạng ngày 11.8, Bộ Công an Trung Quốc cho biết cơ quan này mới đây đã phát hiện một trường hợp công dân nước này cung cấp "thông tin bí mật cốt lõi" cho CIA để kiếm tiền cũng như có cơ hội đưa gia đình sang Mỹ định cư, theo AFP.
Theo thông cáo, công dân nói trên mang họ Zeng, từng làm việc cho một tập đoàn công nghiệp quân sự của Trung Quốc. Người này được cử đi học ở Ý, sau đó quen biết một đặc vụ CIA đóng tại Đại sứ quán Mỹ ở Rome.
Trụ sở Đại sứ quán Mỹ tại Rome (Ý). Ảnh WEBSITE ĐẠI SỨ QUÁN MỸ TẠI ROME
Thông qua các bữa tiệc tối, đi chơi và đi xem opera, cả hai đã phát triển mối quan hệ "thân thiết", và Zeng dần trở nên "phụ thuộc về mặt tâm lý" vào đặc vụ CIA này, theo một bản tin trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV).
Bản tin cho hay, sau khi thành công trong việc làm "rung chuyển" lập trường chính trị của Zeng, điệp viên CIA đã tìm kiếm thông tin nhạy cảm về quân đội Trung Quốc từ người này. Bản tin không nói thời gian sự việc diễn ra.
Bản tin cũng không nêu rõ giới tính của Zeng nhưng cho biết người này sinh năm 1971. Người được cho là điệp viên CIA tên Seth, theo CCTV.
CCTV cho biết Zeng bị phát hiện đã ký vào thỏa thuận làm gián điệp cho Mỹ và đã được đào tạo trước khi trở về Trung Quốc thực hiện hoạt động gián điệp. Sau khi về nước, Zeng đã nhiều lần cung cấp thông tin tình báo "cốt lõi" cho Washington để nhận những khoản tiền lớn.
Theo báo cáo, các biện pháp "cưỡng chế" - thường có nghĩa là giam giữ - đã được áp dụng đối với Zeng.
CIA và chính phủ Mỹ không lập tức đưa ra bình luận. Vụ việc nhanh chóng nhận được sự chú ý rộng rãi ở Trung Quốc, vươn lên dẫn đầu danh sách các chủ đề thịnh hành trên trang mạng xã hội Weibo vào sáng 11.8.
Quan hệ Mỹ - Trung đã xấu đi trong những năm gần đây vì một loạt vấn đề, bao gồm an ninh quốc gia. Washington cáo buộc Bắc Kinh do thám và tấn công mạng, cáo buộc mà Trung Quốc đã bác bỏ. Trung Quốc cũng từng tuyên bố nước này đang đối mặt với mối đe dọa từ gián điệp.
Hồi đầu tháng này, Trung Quốc đã kêu gọi công dân của mình tham gia vào công tác phản gián vì lợi ích an ninh quốc gia, sau khi mở rộng luật chống gián điệp vào tháng 7, khiến Mỹ lo ngại.
Theo luật đã sửa đổi, việc "dựa vào các tổ chức gián điệp và đặc vụ của họ" cũng như lấy "tài liệu, dữ liệu, vật liệu và những gì liên quan đến an ninh và lợi ích quốc gia" một cách trái phép có thể cấu thành tội gián điệp.
Trong một diễn biến khác, New Zealand ngày 11.8 công bố một báo cáo cho biết họ đã nắm được các hoạt động tình báo có liên quan Trung Quốc tại New Zealand, chống lại quốc đảo này cũng như khu vực Thái Bình Dương. Theo báo cáo, các nhóm và cá nhân có liên hệ với lực lượng tình báo của Bắc Kinh tiếp tục nhắm mục tiêu vào các cộng đồng người gốc Hoa đa dạng ở New Zealand. Chính phủ Trung Quốc không lập tức đưa ra bình luận.
Mỹ nói mã độc Trung Quốc có thể cản trở hoạt động hạ tầng then chốt
New Zealand, một thành viên của liên minh tình báo và an ninh Ngũ Nhãn (Five Eyes) bao gồm Úc, Anh, Canada và Mỹ, trước đây đã áp dụng cách tiếp cận ôn hòa hơn đối với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ. Song trong những tháng gần đây, Wellington thường xuyên công khai bày tỏ lo ngại về hành động của Bắc Kinh.
Hàn Quốc: Điều một đơn vị hải quân tới ngoài khơi Sudan để bảo hộ công dân Theo hãng tin Yonhap, ông Lee Do-woon - người phát ngôn của Tổng thống Hàn Quốc ngày 22/4 cho biết Tổng thống Yoon Suk-yeol đã ra lệnh triển khai nhanh chóng một đơn vị hải quân chống hải tặc tới các vùng biển ngoài khơi của Sudan để bảo hộ công dân Hàn Quốc. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. Ảnh: Yonhap/TTXVN Trong...