Tasco muốn nhượng cổ phần tại VETC: Đèo Cả chỉ “dè dặt” hợp tác
Công ty CP Tasco cho biết sẵn sàng nhượng cho Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả nắm ít nhất 65% vốn điều lệ tại Công ty TNHH thu phí tự động VETC là doanh nghiệp dự án thực hiện dự án BOO1. Hiện, phía Tập đoàn Đèo Cả phủ nhận thông tin chuyển nhượng này.
Thua lỗ, VECT trả lại dự án
Mới đây, Công ty TNHH thu phí tự động VETC (VETC) đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải, trong đó nêu rõ việc triển khai dự án thu phí tự động không dừng gặp hàng loạt khó khăn, vướng mắc. VETC đề xuất Bộ GTVT hỗ trợ lựa chọn nhà đầu tư khác nhận chuyển giao dự án thu phí tự động không dừng và kiểm soát tải trọng xe toàn quốc giai đoạn 1 (Dự án BOO1), hoặc Bộ GTVT có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo hoặc cho dừng hợp đồng và thực hiện các thủ tục phá sản doanh nghiệp trong tháng 12/2019 trong trường hợp những tồn tài và khó khăn nêu trên không được giải quyết.
Theo VETC, dự án BOO1 bắt đầu triển khai từ cuối tháng 11/2014, đến nay đã 5 năm thực hiện với tổng mức đầu tư 2.030 tỷ đồng, phạm vi dự án bao gồm 44 trạm trong đó đã đầu tư và vận hành thu phí không dừng 23/27 trạm.
Trong khi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc triển khai tại các trạm thu phí phải xong trước 31/12/2019, nhưng tới thời điểm hiện nay, mới có 11/44 trạm ký được phụ lục hợp đồng/hợp đồng dịch vụ, còn lại 33 trạm chưa ký được phụ lục hợp đồng/hợp đồng. Ngoài ra, nhà đầu tư BOT chưa đồng ý tổ chức đàm phán hợp đồng; chưa đồng ý mức trích tỷ lệ sử dụng dịch vụ hoặc nhà đầu tư BOT đồng ý mức trích nhưng chờ sự đồng thuận từ ngân hàng tài trợ vốn…
Thêm một khó khăn nữa của VETC, đó là tính đến 30/9/2019, lỗ lũy kế của Công ty VETC đã lên tới 300 tỷ đồng. Nguyên nhân được lý giải là do tỷ lệ thụ phí tự động không dừng thấp, thực tế chỉ đạt khoảng 10% so với kế hoạch.
Theo nhà đầu tư -Công ty cổ phần Tasco, đến nay Tasco đã phải cung ứng vốn tương ứng với số lỗ lũy kế để bù đắp dòng tiền duy trì công tác vận hành. Nếu hết năm 2020 chỉ triển khai được 36 trạm, doanh nghiệp lỗ lũy kế cho công tác vận hành khoảng 580 tỷ đồng.
Công ty VETC còn đề nghị Bộ chia sẻ rủi ro, bù doanh thu thiếu hụt so với phương án tài chính của hợp đồng dự án. Cũng theo VETC, các cổ đông không đồng thuận việc tiếp tục đầu tư, cung cấp vốn cho dự án đồng thời có rất nhiều ý kiến về việc dự án đã trải qua 5 năm không nhận được cổ tức mà liên tục đầu tư thêm vốn để bù đắp dòng tiền do lỗ vận hành và chưa biết đến bao giờ mới giải quyết xong các vướng mắc, tồn tại. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ bị phá sản.
Video đang HOT
VETC cho biết, tỷ lệ thụ phí tự động không dừng thực tế chỉ đạt khoảng 10% so với kế hoạch – Ảnh: Tạ Tôn
Đèo Cả đề xuất tái cấu trúc doanh nghiệp dự án để tháo gỡ khó khăn
Ngay sau văn bản của VETC, Nhà đầu tư – Công ty CP Tasco cũng đã có đề nghị Bộ GTVT xem xét chấp thuận việc hợp tác với Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả để tiếp tục thực hiện dự án thu phí tự động không dừng và kiểm soát tải trọng xe toàn quốc giai đoạn 1.
Theo Tasco, công ty sẽ nhượng cho Đèo Cả nắm ít nhất 65% vốn điều lệ tại Công ty TNHH thu phí tự động VETC là doanh nghiệp dự án thực hiện dự án BOO1.
Có thể thấy việc Tasco đưa ra đề nghị và chọn đối tác chuyển nhượng trong bối cảnh thiếu sự đồng thuận của các nhà đầu tư quả là lựa chọn ‘khôn ngoan”! Bởi, Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả đang là nhà đầu tư giao thông đường bộ có uy tín, có sản phẩm thật, được nhiều nhà đầu tư khác ủng hộ.
So sánh cơ cấu vốn chủ sở hữu tại dự án ETC là 278 tỷ đồng với khối lượng vốn chủ sở hữu ở các dự án khác của Đèo Cả, như Trung Lương – Mỹ Thuận khi các nhà đầu tư phải bỏ ra 3.400 tỷ đồng (Dự án mà Tập đoàn này tham gia với vai trò quản trị, điều hành), thì trường hợp mua lại không quá khó với Đèo Cả. Tuy nhiên, hiện phía Tập đoàn Đèo Cả phủ nhận thông tin chuyển nhượng này.
Theo ông Lưu Xuân Thủy – Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả, trước những khó khăn của việc triển khai thu phí tự động không dừng, Đèo Cả và VETC chỉ ở mức độ tiếp xúc để hợp tác và nghiên cứu cách tháo gỡ.
Cũng theo ông Lưu Xuân Thủy, chủ trương hiện nay của Tập đoàn Đèo Cả trong việc hợp tác với VETC là nâng cao năng lực quản trị điều hành, tái cấu trúc hệ thống tương tự như cách thức Đèo Cả đang thực hiện tại dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận (tỉnh Tiền Giang); chắc chắn chúng tôi không bắt đầu bởi việc mua bán cổ phần hay thâu tóm doanh nghiệp mà bắt đầu bằng đánh giá các khiếm khuyết của dự án, đưa ra các giải pháp phù hợp khi bản thân doanh nghiệp đã là một trong những nhà đầu tư BOT luôn ủng hộ việc lắp đặt hệ thống ETC.
Theo ông Lưu Xuân Thủy, câu chuyện này không phải là của riêng Đèo Cả nữa mà là trách nhiệm chung của các doanh nghiệp đối với chủ trương của Chính phủ, của xã hội trong công cuộc xây dựng hạ tầng giao thông của đất nước; góp phần tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư; tăng tính minh bạch của các dự án giao thông BOT; Cần lắng nghe ý kiến của các bên liên quan đến quyền lợi, pháp lý và nhu cầu thực của xã hội để điều chỉnh cách làm trong thời gian tới.
Tập đoàn Đèo Cả sẽ mời các nhà đầu tư khác cùng tham gia đầu tư khi hiểu biết rõ về dự án sẽ đưa ra giải pháp đề xuất để các bên liên quan từ Bộ GTVT, ngân hàng, các nhà đầu tư BOT và người tham gia giao thông có thể chấp nhận “Đèo cả không đi một mình ở bất kỳ dự án nào, chúng tôi sẽ tìm lối đi thay vì tìm lối thoát”, ETC là giải pháp dành cho công chúng thì nó sẽ trở thành xu hướng của công ty đại chúng trong thời gian tới, ông Thủy cho biết thêm.
Tiến Vinh
Theo Vnmedia.vn
Thu phí tự động không dừng: Cách thức triển khai chưa tốt
Mới đây, VETC - đơn vị được Bộ Giao thông vận tải ký hợp đồng độc quyền cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng giai đoạn 1 vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải lựa chọn nhà đầu tư khác nhận chuyển giao dự án hoặc Nhà nước nhận lại dự án này để tiếp tục triển khai.
5 năm lỗ 300 tỷ đồng
Theo VETC, sau 5 năm triển khai giai đoạn 1 (từ tháng 11/2014) nhưng đến nay mới có 27/44 trạm thu phí lắp đặt hệ thống thu phí tự động, số đã lắp đặt mới có 23 trạm đang vận hành. Số vốn đã giải ngân cho dự án khoảng 1.300 tỷ đồng. Dù vậy, công ty VETC mới ký được hợp đồng dịch vụ thu phí tự động với 11/44 trạm thu phí. Số trạm còn lại chưa ký được phụ lục hợp đồng và hợp đồng dịch vụ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GTVT về chủ trương trích doanh thu phí.
Trong số 33 trạm thu phí chưa ký phụ lục hợp đồng dịch vụ thu phí, có 13 trạm chưa đồng ý mức trích thu phí, 4 trạm đồng ý mức trích nhưng chờ sự đồng thuận từ ngân hàng tài trợ, 3 trạm đồng ý mức trích nhưng chờ UBND tỉnh, TP chấp thuận, 3 trạm đang tạm dừng thu phí...Thậm chí có một số nhà đầu tư BOT không trả phí dịch vụ cho Công ty VETC dù đã lắp đặt hệ thống thu phí tự động.
Cũng theo VETC, tính đến ngày 30/9/2019, VETC bị lỗ 300 tỷ đồng (do tỷ lệ thụ phí tự động không dừng thấp, thực tế chỉ đạt khoảng 10% so với kế hoạch). Đến nay, nhà đầu tư (Công ty cổ phần Tasco) đã phải cung ứng vốn tương ứng với số lỗ lũy kế để bù đắp dòng tiền duy trì công tác vận hành. Nếu hết năm 2020 chỉ triển khai được 36 trạm, doanh nghiệp lỗ lũy kế cho công tác vận hành khoảng 580 tỷ đồng.
Chính vì vậy, VETC đề nghị Bộ Giao thông vận tải lựa chọn nhà đầu tư khác nhận chuyển giao dự án hoặc Nhà nước nhận lại dự án này để tiếp tục triển khai. Hoặc Bộ Giao thông vận tải có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo hoặc cho dừng hợp đồng và thực hiện các thủ tục phá sản doanh nghiệp trong tháng 12/2019 trong trường hợp những tồn tại và khó khăn nêu trên không được giải quyết.
Trường hợp nếu bắt buộc phải tiếp tục thực hiện dự án, Công ty VETC đề nghị Bộ Giao thông vận tải chia sẻ rủi ro, bù doanh thu thiếu hụt so với phương án tài chính của hợp đồng dự án.
sau 5 năm triển khai giai đoạn 1 (từ tháng 11/2014) nhưng đến nay mới có 27/44 trạm thu phí lắp đặt hệ thống thu phí tự động không dừng. Ảnh: Internet.
Cách thức triển khai chưa tốt
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan về vấn đề này, PGS.TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) cho biết, dự án thu phí tự động không dừng thuộc loại hình hợp đồng đối tác công tư BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành), một hình thức hợp đồng cởi mở. Nhà đầu tư BOO không thể cứ thấy lợi ích thì lao vào, khó thì đòi trả dự án hay chia sẻ rủi ro.
Thu phí tự động không dừng đã phát huy và chứng minh được các hiệu quả của mình nhưng hình thức thu phí này lại thay đổi cách thức vận hành của một trạm thu phí, theo đó việc lắp đặt thêm hệ thống thiết bị sẽ làm tăng thêm một khoản tiền nhất định. Vì có phát sinh thêm nên các nhà đầu tư sẽ phải ký thêm một phụ lục hợp đồng, sau đó mới triển khai được. Đây là thủ tục tài chính bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện. Nhà đầu tư BOT phải tuân thủ hợp đồng dự án, nếu không ký phụ lục hợp đồng họ không thể thực hiện được.
Dự án này đã được triển khai 5 năm, nhưng việc chuẩn bị như mua thiết bị, xây dựng phần mềm sự đồng bộ hệ thống từ Bắc đến Nam như một chiếc xe có thể chạy từ Cao Bắng đến Cà Mau sẽ có một sự tương thích giữa các trạm thu phí lại chưa được quan tâm nhiều. Bên cạnh đó, cần làm rõ xem những người tham gia giao thông có sẵn sàng tham gia, dán thẻ e-tag và mở tài khoản không? Tuy nhiên trong thời gian vừa qua khi thực hiện đã có sự áp đặt, không bình đẳng ví dụ như việc chỉ định.
"Tôi cho rằng sự án thu phí tự động không dừng không thành công đó chính là do cách tổ chức triển khai không tốt. Đừng nên đổ lỗi cho các nhà thầu BOT không làm mà hãy nhìn lại chính mình, cần làm rõ vì sao các nhà thầu BOT lại không làm. Trước hết là cần ký phụ lục hợp đồng với cơ quan nhà nước sau đó mới ký hợp đồng với bên thực hiện hợp đồng BOO trên nguyên tắc là thương thảo. Mức trích thu phí chính là điều khoản gây tranh cãi song mức trích thu phí không thể áp đặt mà phải có hướng dẫn cũng như sự thương thảo, thỏa thuận giữa hai bên. Trước đây đã có sự áp đặt khi quy định trong 7 làn hoặc 17 làn chỉ có 3 làn thu phí tự động nhưng lại tính phần trăm của tất cả các làn như vậy là vô lý", ông Chủng nhấn mạnh.
Để giải quyết được những xung đột này, theo Chủ tịch VARSI, dự án thu phí tự động không dừng không phải chỉ có mỗi việc mua sắm thiết bị, xây dựng phần mềm, mang đến lắp đặt và thu tiền mà còn nhiều việc khác phải làm. Chính vì vậy, cần xem lại hợp đồng đã ký kết, lỗi ở đâu thì chịu trách nhiệm đến đấy. Đồng thời, bất kỳ phương án nào cũng cần nhìn hết được những rủi ro, những vấn đề có thể xảy ra đối với hình thức đấy để từ đó có phương án thực hiện tốt nhất.
Xuân Thảo
Theo Haiquanonline.com.vn
VETC muốn trả dự án thu phí cho Bộ GTVT VETC đề nghị Bộ GTVT chia sẻ rủi ro, bù doanh thu thiếu hụt so với phương án tài chính của hợp đồng nếu bắt buộc phải tiểp tục thực hiện dự án. Công ty TNHH thu phí tự động VETC (doanh nghiệp triển khai đầu tư dự án thu phí tự động không dừng) trên toàn quốc giai đoạn 1 (BOO1) vừa...