TAR: Quý 1 lãi 32 tỷ đồng gấp 3 lần cùng kỳ, năm 2020 đặt mục tiêu tăng vốn lên 500 tỷ đồng
Mặc dù chi phí tăng cao nhưng doanh thu thuần quý 1 của TAR đạt 653 tỷ đồng tăng 87% so với cùng kỳ.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã CK: TAR) đã công bố BCTC quý 1/2020 với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ.
Theo đó doanh thu thuần đạt 653 tỷ đồng tăng 86,6% so với cùng kỳ trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng 85% nên lợi nhuận gộp đạt 63,3 tỷ đồng cao gấp 2 lần so với cùng kỳ 2019.
Trong kỳ các khoản chi phí đều tăng cao, chi phí tài chính tăng 57%, chi phí bán hàng tăng 98%, chi phí QLDN tăng 67% nhưng nhờ lãi gộp ở mức cao nên LNST vẫn đạt gần 32 tỷ đồng tăng 196% so với cùng kỳ trong đó LNST công ty mẹ đạt 29,3 tỷ đồng.
Theo báo cáo thường niên năm 2019, năm 2020 TAR đặt mục tiêu doanh thu 3.500 tỷ đồng cao gấp gần 2 lần thực hiện 2019 và 90 tỷ đồng LNST tăng 50% so với 2019. Như vậy với kế hoạch này kết thúc quý 1/2020 TAR đã hoàn thành được 18,7% mục tiêu về doanh thu và 35,6% mục tiêu về lợi nhuận.
Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An tiền thân là Công ty TNHH Trung An. Năm 2015, Công ty chuyển đổi sang mô hình CTCP với vốn điều lệ 200 tỉ đồng, sau đó, công ty đã thực hiện hai đợt tăng vốn lên 350 tỉ đồng thông qua hình thức phát hành riêng lẻ và phát hành cho cổ đông hiện hữu.
Video đang HOT
Như vậy nếu theo báo cáo thường niên năm 2019 thì trong năm 2020 TAR tiếp tục đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng.
Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực gia công chế biến, kinh doanh và xuất khẩu gạo. Trung An hiện đang là đối tác chiến lược của Công ty VinEco thuộc Vingroup trong việc sản xuất sản phẩm gạo sạch.
TAR có tổng diện tích vùng nguyên liệu được giao là 50.000 ha phân bổ tại các tỉnh Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang và Đồng Tháp. Ngoài ra, công ty có 6 nhà máy tổng diện tích 60.000 m2, sức chứa đạt 90.000 tấn gạo phân bổ tại thành phố Cần Thơ với quy mô sản xuất 360.000 tấn gạo/năm xuất khẩu đi các thị trường chính như Trung Quốc và Malaysia. Tại nội địa, sản phẩm của Trung An được phân phối theo mạng lưới tiêu thụ từ siêu thị, đại lý đến cửa hàng bán lẻ.
Trần Dũng
Ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng lợi nhuận nhiều ngân hàng vẫn cao trong quý 1?
Lợi nhuận của Vietcombank được dự báo khoảng hơn 6.000 tỷ đồng, của BIDV có thể giảm khá mạnh và thấp hơn của VietinBank. Nhóm các ngân hàng tư nhân được nhận định lợi nhuận lạc quan trong đó riêng VIB thậm chí có thể tăng tới 30%...
Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI ( SSI Research ) vừa công bố báo cáo ước tính lợi nhuận quý I/2020 của 26 doanh nghiệp trong đó có đề cập đến các ngân hàng.
Báo cáo cho thấy, các nhà phân tích vẫn lạc quan về kết quả của các ngân hàng khi tin tưởng lợi nhuận tiếp tục ổn định, khác hẳn so với nhiều ngành nghề khác.
Cụ thể với Ngân hàng Á Châu (HNX: ACB ), SSI Research ứớc tính lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 1.800 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng tăng cao hơn nột chút so với mức tăng trưởng chung toàn hệ thống là 1,1% so với đầu năm và ước tính chi phí dự phòng tín dụng tăng cao hơn so với quý I/2019.
HDBank ( HoSE: HDB ) được dự báo tăng trưởng tín dụng của ngân hàng mẹ và HDSaison trong quý I đạt khoảng 6% so với. Tỷ lệ nợ xấu sẽ ở mức 1,1% (so với 0,98% vào cuối năm 2019) ở ngân hàng mẹ, trong khi tỷ lệ nợ xấu đi ngang ở HDSaison. Ngân hàng vẫn bị tác động đáng kể từ dịch Covid-19 trong suốt thời gian này do đó, ước tính lợi nhuận trước thuế tăng trưởng khiêm tốn trong quý I.
TPBank ( HoSE: TPB ) được dự báo lợi nhuận trước thuế quý I khoảng 1.000 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi tăng lần lượt là 9% và 6% so với đầu năm. Tăng trưởng tín dụng được thúc đẩy chủ yếu nhờ trái phiếu doanh nghiệp và các khoản cho vay từ các doanh nghiệp lớn. Tỷ lệ nợ xấu tăng 1,8%, trong khi NIM giảm nhẹ xuống 4%.
Vietcombank ( HoSE: VCB ) được dự báo lợi nhuận trước thuế quý I đạt 6.100 tỷ đồng, tăng 3% nhờ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi tăng lần lượt 3% và tăng 2% so với đầu năm. Ngân hàng tăng chi phí dự phòng đáng kể trong quý để chuẩn bị tốt cho việc nợ xấu tăng trong các quý sắp tới.
VIB ( UPCoM: VIB ) được ước tính ghi nhận khoảng hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương mức tăng 30% so với cùng kỳ.
VPBank ( HoSE: VPB ) thì các nhà phân tích cho rằng vì ngân hàng vẫn đạt mức tăng trưởng tín dụng tốt trong quý I xấp xỉ tăng 6% so với đầu năm và ghi nhận một phần lợi nhuận từ danh mục trái phiếu trong 2 tháng đầu năm 2020 nên ước tính nhà băng này có thể đạt mức tăng trưởng hai chữ số trong quý đầu năm nay.
Trước đó trong thư gửi tới cổ đông mới đây, Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh cũng đã hé lộ phần nào kết quả kinh doanh quý 1 khi cho biết "mạc dù có bi anh huơng ban đâu bơi Covid-19 nhung ngân hàng vân ghi nhạn kêt qua kinh doanh tích cưc trong quý 1/2020 vê tang truơng tín dung, doanh thu và lơi nhuạn hơp nhât".
Đối với BIDV ( HoSE: BID ), SSI Research ước tính thu nhập hoạt động trước trích lập dự phòng (PPOP) quý I ở mức 7.400 tỷ đồng (giảm 4% so với cùng kỳ), do tăng trưởng tín dụng và huy động giảm lần lượt 1% và 0,8% so với đầu năm. Lợi nhuận trước thuế ước tính ở mức 1.850 tỷ đồng, giảm 28,6% so với cùng kỳ do chi phí dự phòng tăng mạnh.
VietinBank (HoSE: CTG ) được ước tính lợi nhuận trước thuế khoảng 3.100 tỷ đồng, giảm 1,7% so với cùng kỳ, dựa trên tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt giảm 1,2% và 1,5% so với đầu năm. Ngân hàng đã tăng chi phí dự phòng đáng kể trong quý để chuẩn bị tốt cho việc tăng nợ xấu trong quý tới.
Ngân hàng Quân đội ( HoSE: MBB ) sẽ tăng trích lập dự phòng trong quý I để tạo bộ đệm vốn trong các quý tới, ngay cả khi các khoản nợ xấu chưa tăng. Do đó, chi phí dự phòng có thể tăng vọt 30 - 35%, dẫn đến lợi nhuận trước thuế hầu như không đổi hoặc giảm nhẹ (0,5 đến 0,7% so với cùng kỳ).
Covid-19 ảnh hưởng đến donah thu và lợi nhuận của các ngân hàng, nhà đầu tư lo lắng
Báo cáo mới đây của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết, khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tín dụng của khách hàng. Trong số các ngành kinh tế thì ngân hàng là bị ảnh hưởng khá lớn.
Hết quý 1/2020, tín dụng tăng 1,3% thấp hơn nhiều so với mức tăng 3,2% cùng kỳ năm 2019, làm sụt giảm doanh thu, cũng như tăng rủi ro về nợ xấu do khách hàng gặp khó khăn và thực hiện cho vay ưu đãi hơn nhằm ứng cứu khách hàng. Ngoài ra, việc giãn, hoãn nợ và giãm lãi, phí cũng sẽ làm giảm doanh thu, lợi nhuận của các ngân hàng; khiến giá cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh (-22,4%) so với đầu năm.
Tác động lên ngân hàng có độ trễ
Tại buổi giao lưu trực tuyến với Trí thức trẻ hôm 13/4, ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thành Thành Công nhận định, doanh nghiệp đã bắt đầu "thấm" ảnh hưởng của Covid-19. Các ngành nghề như du lịch, hàng không đều đang sụt giảm doanh thu, sắp tới sẽ là các ngành nghề khác. Riêng với ngân hàng, ông Hồng Anh dự báo, 2 tháng tới sẽ là đến lượt ngành ngân hàng, cũng sẽ rất "thấm" tác động của Covid-19.
Ngọc Toàn
Vinaconex 2: Đổi tên, phát hành 15 triệu cổ phiếu với giá không thấp hơn 15.000 đồng/CP Công ty cổ phần Xây dựng số 2 (Vinaconex 2, mã VC2, sàn HoSE) chuẩn bị tăng vốn lớn nhất từ trước đến nay, với kỳ vọng cải thiện tình hình tài chính sau khi công ty mẹ là Tổng công ty Vinaconex đã thoái vốn. h lãi trên cổ phiếu Vinaconex 2 vừa cho biết, trong thuyết minh báo cáo tài chính...