Tập trung vào cây ăn trái và giảm nợ vay, HAGL Agrico đặt kế hoạch lợi nhuận 566 tỷ đồng năm 2020
Năm 2020, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 566 tỷ đồng.
HAGL Agrico sẽ tập trung vào mảng cốt lõi đang hiệu quả là cây ăn trái, áp lực chi phí lãi vay cũng giảm mạnh.
CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HoSE: HNG) vừa có văn bản giải trình về nguyên nhân thua lỗ trong năm 2019 và phương án khắc phục tình hình kinh doanh trong năm 2020.
Năm 2019, lỗ sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 2.426 tỷ đồng. Trong đó, lỗ từ hoạt động kinh doanh 967 tỷ do chi phí lãi vay lớn; lỗ khác 1.408 tỷ do đánh giá lại các tài sản và chuyển đổi chi phí đầu tư vườn cây; thuế thu nhập hoãn lại 69 tỷ đồng do dự phòng đầu tư…
Báo cáo phương án khắc phục, HAGL Agrico cho biết năm ngoái đã chuyển nhượng một số công ty con và dùng nguồn tiền thu được để trả nợ vay ngân hàng. Như vậy, sang năm 2020, công ty có số dư nợ giảm đáng kể sẽ giảm áp lực về chi phí lãi vay. Theo báo cáo tài chính, tổng vay nợ cuối năm 2019 còn hơn 9.200 tỷ đồng, giảm hơn 6.200 tỷ đồng.
Công ty cũng rà soát thanh lý các vườn cây cao su, cọ dầu kém hiệu quả để chuyển đổi sang trồng cây ăn trái. Năm 2020, HAGL Agrico nói rằng hoạt động kinh doanh sẽ được tinh gọn, tập trung vào mảng cốt lõi là cây ăn trái, hiện là nguồn tạo ra doanh thu hiệu quả thời gian qua. Công ty cũng thay đổi cơ cấu bộ máy tài chính để nâng cao hiệu quả hơn nữa.
Với các phương án đó, HAGL Agrico đặt mục tiêu doanh thu 4.307 tỷ đồng, gấp 2,4 lần năm 2019 và có lợi nhuận trước thuế 566 tỷ đồng. Lưu ý rằng năm 2019, công ty cũng đặt kế hoạch lợi nhuận 103 tỷ đồng nhưng không hoàn thành khi lỗ 2.375 tỷ đồng.
Trong thương vụ hợp tác với Thaco Group, HAGL Agrico năm 2019 đã chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu phổ thông giá trị 2.217 tỷ đồng, qua đó tăng vốn điều lệ lên 11.086 tỷ đồng. Cổ đông lớn đơn lẻ lớn nhất là Hoàng Anh Gia Lai với tỷ lệ 41% nhưng vẫn là công ty mẹ HNG khi còn sở hữu cổ phần gián tiếp, trong khi đó nhóm cổ đông Thaco sở hữu 35% vốn.
Video đang HOT
Lan Điền
Đường sắt 'loay hoay' giảm lỗ thời COVID-19
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR - Bộ GTVT) đã lên các kịch bản giảm lỗ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 theo từng giai đoạn. Tính riêng quý I/2020, doanh thu vận tải hành khách của VNR đạt hơn 527 tỷ đồng, giảm 65 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019, ước lỗ khoảng 100 tỷ đồng và nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, dự kiến VNR sẽ giảm doanh thu từ 700 - 1.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm, kéo theo khoản lỗ tương đương với doanh thu giảm.
Lay lắt doanh thu
Theo Phó Tổng giám đốc VNR, ông Phan Quốc Anh: Tính chung trong quý I/2020, dịch COVID-19 đã khiến ngành Đường sắt phải dừng chạy 152 chuyến tàu.
Cụ thể, VNR đã ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vận chuyển bằng đường sắt năm 2020 khoảng 1,6 triệu tấn apatit, phân bón, hóa chất; duy trì chạy hàng tuần tàu container lạnh liên vận quốc tế, vận chuyển thanh long chạy thẳng từ ga Đồng Đăng sang ga Bằng Tường (Trung Quốc) từ tháng 2/2020... Nhưng từ ngày 1/4, VNR chỉ còn duy trì 1 đôi tàu khách Thống Nhất SE3/4 trên tuyến đường sắt Bắc Nam.
Trước đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khiến hành khách gần như hủy bỏ tất cả các tour đường sắt từ tháng 2/2020 và hạn chế đi lại bằng tàu hỏa, nên VNR chỉ còn duy trì 5 đôi tàu Thống Nhất, tạm dừng hết các mác tàu du lịch SP1, SP2, SP3, SP4 chuyên tuyến Hà Nội - Lào Cai và ngược lại; SE19/SE20 Hà Nội - Đà Nẵng và ngược lại; SQN1/2 Sài Gòn - Quy Nhơn, SE21/SE22 Sài Gòn - Đà Nẵng...
Từ ngày 1/4, VNR chỉ duy trì 1 đôi tàu khách chạy tuyến Bắc - Nam. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.
Để duy trì vận tải hành khách, lưu thông hàng hóa phục vụ kinh tế xã hội, khai thác tận dụng năng lực thông qua do cắt giảm tàu khách, VNR đã chủ trương tăng cường chạy các toa hàng kết hợp với toa khách trên các tuyến đường sắt, nhất là chạy tàu hàng nhanh tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, với thời gian hành trình gần như tàu khách; đồng thời, giảm cước vận tải hàng hóa trong điều kiện giá nhiên liệu giảm và tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, thực hiện phòng dịch COVID-19, để phục vụ nhu cầu vận chuyển nhanh các mặt hàng cần điều kiện bảo quản tốt, thời gian trả hàng nhanh, VNR chuyển hình thức kinh doanh sang đặt hàng online.
Cụ thể, VNR vận chuyển hàng hóa theo phương thức "từ nhà đến nhà", khách hàng chỉ cần truy cập website: www.harapost.vn để đặt vận chuyển trực tuyến hoặc khách hàng có thể đến đặt, đăng ký nhận vận chuyển hàng hóa qua đại lý "harapost" ở các ga. Nhân viên đường sắt sẽ đến tận địa chỉ của khách hàng để nhận hàng hóa hoặc khách hàng có thể tự đem đến ga. Hàng được vận chuyển bằng tàu hỏa và nhân viên đường sắt giao đến tận tay người nhận.
Mặc dù chạy tàu hàng kết hợp tàu khách là giải pháp "cứu cánh" gần như duy nhất của ngành đường sắt hiện nay, nhưng chỉ là các giải pháp tình thế để đảm bảo đường sắt vẫn duy trì hoạt động trong bối cảnh dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, không thể mang lại doanh thu, lợi nhuận ổn định.
"VNR đang tìm mọi cách để thu hút được vận tải hàng hóa trong mùa dịch, kể cả đẩy mạnh vận chuyển hành lý, hàng bưu kiện, chuyển phát nhanh theo tàu khách. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các chủ hàng thuê vận tải nguyên vật liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra cho các nhà máy cũng đang giảm sản lượng vận chuyển...", ông Phan Quốc Anh cho hay.
Còn theo ông Đỗ Văn Hoan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội, tàu khách phải dừng, không còn cách nào khác, doanh nghiệp phải đẩy mạnh tàu hàng, nhất là khai thác hàng lẻ, hàng có giá trị cao, cần bảo quản tốt, thời gian vận chuyển nhanh trên tuyến Bắc - Nam để phục vụ nhu cầu cuộc sống thiết yếu của người dân trong mùa dịch...
Kịch bản ứng phó dịch COVID-19
Lãnh đạo VNR khẳng định, để chủ động phát triển sản xuất kinh doanh, đón đầu việc kiểm soát dịch bệnh, chủ trương tập trung phát triển vận tải hàng hóa với tàu khách không chỉ trong mùa dịch COVID-19, mà là định hướng lâu dài của ngành đường sắt. Vì vậy, ngành đường sắt đã đóng mới khoảng 300 toa xe chở container; thử nghiệm và đưa vào vận hành chính thức hệ thống quản trị vận tải hàng hóa qua mạng, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, thuận tiện hơn đối với khách hàng.
Đường sắt nh-ận đặt hàng vận chuyển online để phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: Công Luật/TTXVN.
Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cũng đã tạm dừng đầu tư lớn về toa xe khách và triển khai đóng mới 100 toa xe hỗn hợp để có thể chở được nhiều mặt hàng, kể cả container; đồng thời, đầu tư một số thiết bị tại các điểm đầu, cuối như xe ô tô, cẩu xếp dỡ... để không phải đi thuê của các doanh nghiệp khác, như vậy sẽ chủ động hơn trong xây dựng giá thành vận tải logistics.
Còn trước các phương án dự báo lỗ theo từng tháng, VNR đã tính toán các "kịch bản" sản xuất kinh doanh khác nhau tùy thuộc thời điểm khống chế được dịch COVID-19 tác động đến nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách.
Nêu những kịch bản cụ thể, lãnh đạo VNR cho biết, nếu dịch bệnh kết thúc trong quý II/2020, dự báo năm 2020, doanh thu của VNR đạt hơn 1.400 tỷ đồng, bằng 66,7% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế âm 694 tỷ đồng; thu nhập người lao động 6,6 triệu đồng, bằng 82,5% kế hoạch năm.
Nếu dịch bệnh kết thúc vào quý III, doanh thu chỉ còn hơn 1.227 tỷ đồng, bằng 58,5% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế âm tới hơn 842 tỷ đồng; thu nhập người lao động 6,2 triệu đồng, bằng 77,5%.
Kịch bản xấu nhất nếu dịch bệnh kết thúc vào quý IV, doanh thu chỉ hơn 1.114 tỷ đồng, bằng 53,1% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế âm tới hơn 936 tỷ đồng; thu nhập người lao động 5,9 triệu đồng, bằng 73,8%.
Để giảm thiểu thiệt hại, VNR kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, miễn nộp các loại thuế, phí năm 2020 như: Thuế thu nhập cá nhân; miễn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện; miễn đóng phí công đoàn. Cùng đó, miễn khoản phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt 8% trên doanh thu vận tải năm 2020, ước tính số tiền là 280,6 tỷ đồng cho các doanh nghiệp vận tải...
Đối với các khoảng vay, VNR đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét khoanh nợ gốc và miễn giảm lãi vay các khoản vay của các ngân hàng cho các dự án đầu tư của VNR và các công ty vận tải đường sắt, nhằm giảm áp lực trả nợ gốc và lãi vay trong giai đoạn khó khăn. Dự kiến cả nợ gốc và lãi vay năm 2020 các doanh nghiệp vận tải đường sắt phải trả ngân hàng khoảng hơn 300 tỷ đồng.
Vân Sơn
Cổ phiếu giảm 40% từ đầu năm, Chủ tịch CenLand đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu Trước đó Chủ tịch HĐQT của CenLand không sở hữu cổ phiếu CRE nào. Ông Nguyễn Trung Vũ, Chủ tịch HĐQT của CTCP Bất động sản Thế kỷ (CenLand - mã chứng khoán CRE) vừa thông báo đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu CRE để đầu tư. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ...