Tập trung phòng cháy, chữa cháy rừng tại các tỉnh miền trung
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh ình Dũng vừa ký Công điện của Thủ tướng Chính phủ gửi các tỉnh, thành phố có rừng đang cảnh báo cháy ở cấp cực kỳ nguy hiểm và bộ, ngành liên quan tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Lực lượng chức năng huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tổ chức dập lửa tại núi Hồng Lĩnh. Ảnh: TUẤN NGHĨA
Theo đó, thời gian qua, do tình trạng nắng nóng kéo dài trên phạm vi cả nước cho nên đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng, trọng tâm tại khu vực miền trung. Hiện nay, nhiều khu rừng đang cảnh báo cháy rừng cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm), nguy cơ tiếp tục xảy ra cháy rừng là rất cao. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chính quyền các tỉnh kiểm tra lại lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”; phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao; kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động lực lượng khống chế và dập tắt cháy rừng trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lớn; có phương án và sẵn sàng sơ tán dân khi cần thiết; chủ động di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm…
* Ngày 29-6, Cục Kiểm lâm cho biết, tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Bình ịnh và Phú Yên do nhiều ngày không mưa, nắng nóng, thời tiết khô hanh, có nguy cơ xảy ra cháy rừng ở cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm). Cục đề nghị các địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống cháy rừng theo quy định.
* Chiều 29-6, UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết, sau hơn hai ngày xảy ra cháy ở Núi Hồng xã Xuân Hồng và thị trấn Xuân An làm thiệt hại hơn 50 ha rừng thông. Liên quan đến vụ cháy rừng ở Nghi Xuân, cơ quan điều tra đang tạm giữ một đối tượng trú ở thôn 7, xã Xuân Hồng để điều tra nguyên nhân cháy. Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ngoài đám cháy ở Nghi Xuân, trong ba ngày qua, trên địa bàn xuất hiện bảy điểm cháy rừng ở các huyện ức Thọ, Hương Sơn, Can Lộc, Cẩm Xuyên và thị xã Kỳ Anh.
* Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An, từ ngày 16 đến ngày 26-6, trên địa bàn đã xảy ra năm điểm cháy rừng ở các huyện: Yên Thành, Diễn Châu, Nam àn và TP Vinh. Ước thiệt hại hàng chục héc-ta rừng trồng và rừng thông.
* Tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, ngày 28-6 liên tiếp xảy ra bốn vụ cháy rừng. Nhờ các cơ quan chức năng huy động hàng nghìn người cùng nhiều phương tiện dập lửa nên đến đêm 28-6, các đám cháy được dập tắt. Tuy nhiên, đến rạng sáng 29-6, đám cháy rừng thông, tràm ở phường Hương Hồ bùng phát trở lại. Chính quyền đã huy động bốn xe cứu hỏa cùng lực lượng tại chỗ dập lửa, đến sáng 29-6 dập tắt đám cháy rừng. Theo thống kê, vụ cháy rừng xảy ra ở phường Thủy Châu (thị xã Hương Thủy) gây thiệt hại khoảng 30 đến 35 ha rừng thông; đám cháy tại phường Hương Hồ (thị xã Hương Trà) gây thiệt hại 32 ha.
Video đang HOT
* Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia cho biết, Trung Bộ ngày hôm nay (30-6) tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36 đến 39oC, có nơi hơn 39oC; ở Bắc Bộ nắng nóng dịu dần với nhiệt độ phổ biến từ 33 đến 36oC, có nơi hơn 36oC. Dự báo, nắng nóng ở Trung Bộ sẽ giảm dần từ ngày 1-7. Từ ngày 2-7, ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên – Huế khả năng có mưa dông.
* Theo dự báo, đêm nay (30-6), ở vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Dự báo, trên các sông suối ở vùng núi phía bắc có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2 đến 4 m; nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi tại một số tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
* ài Khí tượng và Thủy văn tỉnh Lào Cai cho biết, trên địa bàn những ngày qua có nắng nóng, dự báo sáng 30-6 có mưa cho nên dễ xảy ra hiện tượng cực đoan như lốc xoáy, gió giật mạnh và sét đánh. Vì vậy, người dân cần đề phòng thiên tai xuất hiện gây thiệt hại. Vùng núi cảnh giác với mưa lớn gây lũ quét đột ngột trên các suối, khe suối nhỏ, trượt lở đất đá nơi có địa hình dốc.
* Theo Tổng cục Thủy lợi, do nắng nóng kéo dài, nền nhiệt tăng cao, lượng mưa thấp so với trung bình cùng kỳ nhiều năm đã làm dung tích của các hồ chứa vừa và lớn toàn vùng Bắc Trung Bộ chỉ đạt 43% so với dung tích thiết kế, thấp hơn so với cùng kỳ hai năm qua.
* Do lượng nước ở các hồ chứa giảm thấp, nắng nóng kéo dài cho nên có hàng nghìn héc-ta cây trồng ở nhiều tỉnh đang đối mặt với hạn hán, thiếu nước. Hiện nay, tại Thanh Hóa có hơn 600 ha lúa bị ảnh hưởng do thiếu nước trầm trọng. Ngoài ra, khu vực miền núi và trung du của tỉnh có hơn 100 hồ chứa nhỏ mực nước xuống thấp hoặc dưới mực nước chết, khả năng cấp nước tưới gặp rất nhiều khó khăn. Tỉnh Quảng Bình hiện đã có gần 1.700 ha lúa bị hạn và diện tích hạn sẽ tăng lên hơn 3.600 ha trong tuần tới. Ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương vận hành hệ thống bơm tưới hợp lý và tăng cường tích trữ nước.
* Nắng nóng cũng làm gần 1.500 ha lúa hè thu ở tỉnh Thừa Thiên – Huế bị khô hạn; nặng nhất là ở các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong iền. Hiện nay, toàn tỉnh có 56 hồ chứa thủy lợi, trong đó có một phần ba số hồ chứa đang ở mực nước chết, số còn lại mực nước đang ở mức 20 đến 30%. Trong thời gian tới nếu không có mưa, nước ở các hồ thủy lợi cạn kiệt, diện tích lúa bị hạn hán sẽ tăng cao. Tại Quảng Ngãi, hiện nay có khoảng 770 ha lúa vụ hè thu chưa gieo sạ do thiếu nước tưới. Theo nhận định, trong thời gian tới nếu nắng nóng tiếp diễn, toàn tỉnh có khoảng 13.000 ha đất nông nghiệp thiếu nước tưới.
* Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình ịnh, hiện nay trên địa bàn có khoảng 70.000 người dân bị thiếu nước sinh hoạt. Sở đang chỉ đạo các đơn vị vận hành hết công suất các nhà máy cấp nước sạch; vận động người dân đào thêm giếng; ở những vùng không thể đào được giếng, sẽ bố trí vận chuyển nước sạch đến cung cấp cho dân.
* Năm 2019, tỉnh Hậu Giang dự kiến cấy 37.000 ha lúa thu đông. Là tỉnh cuối nguồn nước, cho nên đến cuối vụ, nhiều diện tích lúa sẽ bị ảnh hưởng bởi cả lũ và triều cường. Tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp rà soát kế hoạch nâng cấp hệ thống đê bao, cống bọng lên để bảo vệ lúa.
* Tỉnh Lâm ồng đang chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi; kiểm tra, rà soát các điểm xung yếu trước mùa mưa lũ để có biện pháp cảnh báo, đề phòng và kịp thời sửa chữa khắc phục hư hỏng, hạn chế thấp nhất thiệt hại khi bão lũ xảy ra…
* Hiện nay, tỉnh Lào Cai có 101 hồ chứa, trong đó hai hồ chứa nước lớn, bảy hồ loại vừa, còn lại là các hồ nhỏ. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế như: chưa kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước; chưa lập quy trình vận hành hồ chứa; chưa lắp thiết bị quan trắc đập, hồ chứa nước…
* Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, từ ngày 2 đến 3-7, trên khu vực bắc Biển ông có khả năng hình thành một vùng áp thấp sau đó có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Vùng áp thấp nhiệt đới tiếp tục có khả năng mạnh thêm và diễn biến rất phức tạp.
Theo NDĐT
Ứng phó biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên
Ngày 23-4, tại Đác Lắc, Tổng cục Thủy lợi tổ chức hội nghị "Chỉ đạo phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ứng phó hạn hán và nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi" nhằm phân tích, đánh giá về nhu cầu nước tưới để phát triển bền vững các loại cây cà-phê, hồ tiêu, điều, cao-su.
Tại hội nghị, các ý kiến cho rằng cần đẩy nhanh việc nhân rộng ứng dụng công nghệ, phấn đấu đến năm 2020 có 500 nghìn ha cây trồng cạn ở khu vực được áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; rà soát, triển khai quy hoạch thủy lợi gắn với việc xem xét, chuyển nước, liên kết nguồn nước phục vụ việc tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong sản xuất. Hiện nay, khu vực Tây Nguyên có 2.360 công trình thủy lợi gồm: 1.190 hồ chứa, 970 đập dâng, 130 trạm bơm và 70 công trình khác.
Nông dân huyện Đức Cơ (Gia Lai) lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm cho cây hồ tiêu. Ảnh: LÊ NAM
* Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía tây với đới gió tây nam gây hiệu ứng phơn cho nên hôm nay (24-4), nắng nóng sẽ mở rộng ra khu vực Bắc Bộ và tiếp tục duy trì ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 đến 370C. Riêng khu tây bắc Bắc Bộ, vùng núi phía bắc và Trung Trung Bộ có nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 37 đến 390C, có nơi hơn 390C. Khu vực Hà Nội, ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 35 đến 370C.
* Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai, trong ngày 22-4, trên địa bàn xuất hiện sáu điểm cháy tại hai xã Nậm Xây và Nậm Xé của huyện Văn Bàn và xã Xuân Giao (huyện Bảo Thắng). Sau khi có tin báo, các địa phương đã huy động lực lượng, phương tiện, khống chế các điểm cháy không để lan rộng. Riêng điểm cháy tại xã Xuân Giao đã làm thiệt hại 4 ha, trong đó phần lớn là đồi cỏ bụi và một phần là diện tích rừng sản xuất trồng cây keo, mỡ.
* Trong hai ngày (22 và 23-4), đoàn công tác của Cục Kiểm lâm đã đi kiểm tra công tác triển khai phòng cháy, chữa cháy rừng tại tỉnh Điện Biên. Theo thống kê, từ ngày 1 đến 21-4, toàn tỉnh xảy ra 40 vụ cháy rừng tại bảy huyện, gây thiệt hại 20,28 ha rừng. Đoàn công tác đề nghị tỉnh cần làm tốt công tác dự báo; cắt cử lực lượng cắm chốt tại các điểm có nguy cơ cháy rừng cao; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cơ động ứng cứu rừng khi xảy ra cháy.
* Ngày 23-4, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức họp bàn giải pháp bảo đảm nước sinh hoạt cho thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa trong mùa nắng nóng, nhất là dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5. Hiện nay, bốn trong số năm nguồn nước cung cấp cho Nhà máy Xử lý nước Sa Pa đã cạn kiệt. Do vậy, lượng nước thô cấp cho nhà máy hạn chế, sản lượng nước chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu của người dân.
* Khoảng 12 giờ ngày 23-4, một vụ cháy rừng đã xảy ra tại sát chân núi Minh Đạm, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu). Đến 16 giờ 30 phút cùng ngày, lực lượng chức năng đã khống chế được đám cháy. Tuy nhiên, khoảng 1,5 ha rừng cây dại, tràm đã bị thiêu rụi.
PV VÀ CTV
Theo NDĐT
Cấp bách phòng chống cháy rừng ở ĐBSCL Trước tình hình khô hạn, nắng nóng kéo dài nhiều ngày không mưa... dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Cục Kiểm lâm (Bộ NN-PTNT) cảnh báo nhiều khu vực ở ĐBSCL như Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Tiền Giang... có nhiều diện tích rừng nguy cơ cháy cấp 4, cấp 5. Do đó, việc...