Tập trung khôi phục, phát triển thị trường lao động sau đại dịch COVID-19
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đang khẩn trương xây dựng đề án khôi phục và phát triển thị trường lao động, là một bộ phận cấu thành chương trình khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ.
Dệt may là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nữ. Ảnh: TTXVN.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, do ảnh hưởng của dịch bệnh, đời sống của người lao động còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhìn trên bình diện chung thì diện bao phủ của chính sách cơ bản đã tới với người dân. Nghị quyết 68, Nghị quyết 116 và mới đây là Nghị quyết 126 sửa đổi đã đi vào cuộc sống, được nhân dân ghi nhận, giúp người dân khắc phục một phần khó khăn trong cuộc sống.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định, từ 1/7 đến nay, Ngân hàng chính sách xã hội, Bảo hiểm xã hội và các địa phương đã triển khai rất khẩn trương, rất quyết liệt các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động theo Nghị quyết 68, Nghị quyết 116 và Nghị quyết 126 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68. Các địa phương, nhất là 23 tỉnh, thành thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đã nỗ lực rất lớn, quyết tâm rất nhiều, có nhiều cách làm mới, đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ.
Video đang HOT
Từ chính sách này, phần đông người lao động khắc phục khó khăn vươn lên, phần lớn doanh nghiệp chia sẻ với người lao động, chung tay cùng vượt qua đại dịch. Các chính sách không chỉ hướng tới người lao động, công nhân mà còn rất nhiều đối tượng yếu thế đã được chăm lo như người già, trẻ em mồ côi, người khuyết tật…
“Tuy nhiên, thời gian qua, dịch bệnh kéo dài, phức tạp, những diễn biến mới ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống, việc làm, sinh hoạt của người dân, khi dòng người từ thành phố, đô thị, khu đông dân cư kéo về quê, về địa phương, về nông thôn với số lượng rất lớn. Điều này dẫn đến sự đứt gãy chuỗi cung ứng ở một số bộ phận, lĩnh vực, địa bàn, đòi hỏi sớm khôi phục và phát triển thị trường lao động, góp phần khôi phục và phát triển nền kinh tế”, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung nhận định.
Bộ LĐTB&XH đang khẩn trương xây dựng đề án khôi phục và phát triển thị trường lao động, là một bộ phận cấu thành chương trình khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ. Do đó, các đơn vị cần tập trung rà soát lại tình hình lao động, sản xuất kinh doanh dưới góc độ trách nhiệm của ngành để đánh giá thực chất tình hình lao động, việc làm và tình hình thiếu hụt lao động, cơ cấu lao động, chuyển dịch lao động. Qua đó kiến nghị các giải pháp, chính sách nhằm giữ chân người lao động, thu hút lao động quay trở lại làm việc và điều tiết lực lượng lao động, góp phần phục vụ công tác sơ kết của Chính phủ, hoàn thiện đề án khôi phục và phát triển thị trường lao động để kịp thời bổ sung vào cơ chế chính sách cho phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Vì sao phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2022 kéo dài 9 ngày?
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đang lấy ý kiến các bộ, ngành và cơ quan ngang bộ về dự thảo đề xuất lịch nghỉ Tết âm lịch Nhâm Dần năm 2022.
Số ngày nghỉ liên tục đề xuất do hoán đổi là 9 ngày. Như vậy, so với vài năm gần đây, thời gian nghỉ trong dịp Tết Nguyên đán 2022 sẽ dài hơn 2 ngày.
Treo cờ Tổ quốc dịp lễ, Tết. Ảnh: TN
Theo dự thảo lấy ý kiến, Bộ LĐTB&XH đang đề xuất lịch nghỉ Tết âm lịch Nhâm Dần gồm 5 ngày, trong đó 1 ngày trước Tết và 4 ngày sau Tết, căn cứ theo Luật Lao động năm 2019.
Với phương án này, người lao động có thể nghỉ liền 9 ngày liên tục, từ Thứ Bảy (29/1/2022) đến hết ngày Chủ nhật (6/2/2022), tức là từ 27 Tháng Chạp năm Tân Sửu tới hết ngày mùng 6 tháng Giêng năm Nhâm Dần.
Trong 9 ngày nghỉ này bao gồm 5 ngày nghỉ Tết theo Luật Lao động và 4 ngày nghỉ theo lịch hàng tuần.
Trường hợp người lao động không phải là công chức hoặc viên chức, dự thảo của Bộ LĐTB&XH nêu rõ, căn cứ vào điều kiện thực tế và lịch nghỉ của công chức, người sử dụng lao động có thể bố trí lịch nghỉ Tết âm lịch lựa chọn 1 ngày nghỉ trước Tết và 4 ngày nghỉ sau Tết hoặc phương án nghỉ 2 ngày trước Tết và 3 ngày nghỉ sau Tết.
Đồng thời, người sử dụng lao động phải thông báo lịch nghỉ tới người lao động trước 30 ngày.
Đồng thời, nội dung đề xuất nghỉ Tết âm lịch năm 2022 không nêu 2 phương án như các năm gần đây. Tuy nhiên, với cách chọn linh hoạt nhưng vẫn tuân thủ đúng Luật Lao động, số ngày nghỉ trong cả dịp Tết của người lao động sẽ được kéo dài tới 9 ngày.
Nếu được đa số các cơ quan, bộ ngành thống nhất, đề xuất này sẽ chính thức được gửi tới Chính phủ xem xét, quyết định.
Theo các chuyên gia lao động, theo Luật Lao động 2012 và Luật Lao động 2019, do ngày nghỉ Tết kéo dài 5 ngày và liền kề hoặc trùng vào ngày nghỉ cuối tuần nên thực hiện nghỉ bù sẽ là 7 ngày và hoán đổi thì kỳ nghỉ dịp này sẽ lên 9 ngày. Phương pháp hoán đổi chủ yếu mang lại sự thuận lợi cho người lao động. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian nghỉ này chỉ có 5 ngày được xác định là nghỉ lễ Tết và liên quan đến việc được tính nguyên lương, giờ làm thêm, ca trực.
Một số nghề được xem xét điều chỉnh tăng số giờ làm thêm Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang tiến hành tổng hợp ý kiến với đề xuất cho phép điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng với một số ngành nghề lĩnh vực. Lĩnh vực dệt may thường phải làm tăng. Ảnh: TTXVN. Theo ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, đơn vị đang tiến hành tổng hợp ý...