Tập trung cao độ chống dịch COVID-19, bảo đảm mọi người đều được vui Xuân đón Tết
Ngày 3/2, Thường trực Ban Bí thư đã có Điện gửi các tỉnh ủy, thành ủy; các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương về tăng cường công tác chăm lo, tổ chức đón Tết Nguyên đán 2021.
Nhiều gia đình tham quan, chụp ảnh với hàng mai vàng trên đường Phạm Ngọc Thạch (quận 1, TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Điện của Thường trực Ban Bí thư nêu rõ, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp. Để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, bảo đảm lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, tạo khí thế phấn khởi ngay từ những ngày đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Thường trực Ban Bí thư yêu cầu các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương sớm phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội, trước mắt tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ.
Theo đó, các cấp ủy trực thuộc Trung ương, tập trung cao độ phòng, chống, kiểm soát dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, các chỉ thị và công điện của Thủ tướng Chính phủ về công tác này; tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 9/12/2020 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết năm 2021, các công điện, chỉ thị và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Các cấp ủy chuẩn bị các điều kiện tốt nhất phục vụ nhân dân vui Xuân, đón Tết; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong dịp Tết, bảo đảm mọi nhà, mọi người đều được vui Xuân đón Tết; đặc biệt, quan tâm chăm lo các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Video đang HOT
Thường trực Ban Bí thư cũng đề nghị các địa phương cân nhắc việc bắn pháo hoa (kể cả xã hội hóa) để thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh và tiết kiệm các nguồn lực dành cho việc chăm lo, bảo đảm Tết cho nhân dân, cũng như công tác chống dịch; không sử dụng xe công đi lễ hội, không được đi lễ hội trong giờ hành chính (trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền phân công).
Hướng đi đúng, khát vọng phát triển mãnh liệt
Thành tựu sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), đặc biệt là những kết quả nổi bật trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, lý luận về đường lối đổi mới, về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta được Đảng ta xác định ngày càng hoàn thiện và từng bước hiện thực hóa.
Hoàn thiện đường lối lãnh đạo
Kể từ Đại hội VI đến nay, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo vừa tròn 35 năm với 7 nhiệm kỳ đại hội. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của các tầng lớp nhân dân, sự nghiệp đổi mới đất nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Tại Đại hội XIII của Đảng, trao đổi với báo chí, các đại biểu đều khẳng định niềm tự hào trước thành quả sau 35 đổi mới đất nước, đồng thời "hiến kế" nhiều ý tưởng, giải pháp hoàn thiện đường lối lãnh đạo, đẩy mạnh công cuộc đổi mới. Đại biểu Huỳnh Tấn Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy khối các Cơ quan Trung ương và các đồng chí: Lê Văn Dũng, đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam; Huỳnh Thanh Bình, đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai; Dương Văn Thái, đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang... đều thống nhất nhận định: Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, lý luận về đổi mới, về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt.
Theo PGS, TS Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương, Ủy viên thường trực Tổ biên tập của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng thì những thành tựu trên là minh chứng sự trưởng thành của Đảng về tư duy lý luận, nâng cao tầm tư tưởng, trí tuệ, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và bản lĩnh chính trị của một đảng cách mạng chân chính, có trọng trách lãnh đạo nhà nước và xã hội với tư cách một đảng cầm quyền; tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; khẳng định con đường đi lên CNXH của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Ảnh minh họa: TTXVN
Thành tựu đạt được sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng chính là "nhìn thẳng vào sự thật" để hoạch định, xây dựng đường lối, chủ trương; Đảng đã dựa chắc vào nhân dân, lấy nhân dân làm trung tâm của sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình đổi mới 35 năm qua cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Theo đồng chí Dương Đức Huy, đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai, cùng các đại biểu: Bùi Văn Nghiêm, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long; Tiêu Hồng Phúc, Đảng bộ tỉnh Bình Thuận; Đỗ Trọng Hưng, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa... đều có chung nhận định: Mọi lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay đều cần được đổi mới toàn diện, đồng bộ. Ngay cả trong tư duy kinh tế, một lĩnh vực mà Đảng ta thể hiện rõ sự nhạy bén, sắc sảo, vững vàng trong đường lối nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Cùng với những kết quả to lớn từ khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, cũng kéo theo những hậu quả về mặt xã hội và môi trường, như: Khoảng cách giàu-nghèo tăng; môi trường bị tàn phá...
Quyết tâm lập nên kỳ tích
Với những thành tựu đạt được sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trình Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ đại hội lần này là đến năm 2025 nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Theo đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương thì mục tiêu hướng tới của Đảng ta lần này rất rõ. Chúng ta có tầm nhìn xa hơn, tới mốc 100 năm thành lập nước, Việt Nam phải trở thành một nước phát triển, thu nhập cao. Đi trên con đường đó có những lộ trình rất cụ thể. Hiện thu nhập chúng ta đạt khoảng 2.800 USD/người/năm; 5 năm tới, với sự nỗ lực, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được 4.500-5.000 USD/người/năm. Tương tự, trong 10 năm tới, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước ta ở mức đang phát triển có thu nhập trung bình cao, mức thu nhập được xác định từ 4.046 đến 12.535 USD/người/năm theo chuẩn mực quốc tế. "Chúng ta không có lý do gì để không dệt nên những kỳ tích phát triển mới", đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm trên, PGS, TS Nguyễn Viết Thông chia sẻ: Về tiềm lực của Việt Nam còn rất lớn, đó là tiềm lực vật chất, tiềm lực tinh thần của gần 100 triệu dân, hơn 50 triệu lao động. Năng lực sáng tạo của Việt Nam cũng rất cao, thế giới xếp chúng ta ở khoảng vị trí thứ 40 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Bên cạnh đó, chúng ta còn có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí vươn lên mạnh mẽ.
Để hiện thực hóa mục tiêu đề ra, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho biết: Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp, dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XIII đã đề ra 12 định hướng chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ 10 năm 2021-2030, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược và các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đổi mới, phát triển các ngành, lĩnh vực cụ thể với những nội dung mới, quan trọng.
Bày tỏ kỳ vọng vào Đại hội XIII của Đảng, đồng chí Đặng Ngọc Sơn, đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh quan tâm nhất và đánh giá cao khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, lấy dân tộc, nhân dân làm điểm nhấn để thể hiện khát vọng vươn lên, thể hiện tinh thần, lòng tự tôn dân tộc, phát huy tiềm năng xây dựng đất nước như trong Báo cáo Chính trị trình Đại hội XIII của Đảng. Đồng chí Đặng Ngọc Sơn cho biết: "Văn kiện đại hội tiếp tục quan tâm đẩy mạnh công tác xây dựng nông thôn, coi trọng nông dân, nông nghiệp. Đây cũng là điểm mà Hà Tĩnh chú trọng trong xây dựng, phát triển địa phương giàu mạnh. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi cũng đã thể hiện tinh thần khát vọng xây dựng kinh tế-xã hội ở 3 điểm lớn, trong đó coi trọng phát triển nông nghiệp phục vụ công nghiệp, phát triển kinh tế bền vững, chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái, quan tâm chăm lo đời sống nhân dân...".
Tất cả những vấn đề trên sẽ được đại hội thảo luận, quyết nghị và có chương trình triển khai thực hiện hiệu quả, phù hợp. Chúng ta tin tưởng rằng: Với hướng đi đúng đắn, khát vọng phát triển mãnh liệt và quyết tâm chính trị cao, đất nước ta nhất định sẽ lập nên kỳ tích phát triển mới vì một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, cùng tiến bước, sánh vai với các cường quốc năm châu, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộc ta.
Người từ Hải Dương, Quảng Ninh vào Hải Phòng phải đi cách ly Những người đến từ tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh không được vào TP Hải Phòng, nếu vào phải đi cách ly y tế tập trung theo quy định. Chiều 28/1, UBND TP Hải Phòng quyết định lập chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 liên ngành tại các cửa ngõ ra vào thành phố bằng đường bộ sau khi xuất hiện các...