Tập trung bảo tồn phố cổ, làng cổ, nghề truyền thống
Trong ngày làm việc thứ 3 kỳ họp thứ 8 HĐND TP Hà Nội (4-12), các ĐB HĐND TP tiếp tục thảo luận và thông qua các nghị quyết về mức phí, lệ phí trông giữ xe, quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề, danh mục phố cổ, làng cổ, biệt thự cũ….
Phố Mã Mây với những căn nhà cũ mới đan xen nhau. Ảnh: PHÚ KHÁNH
Tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật
Tại phiên làm việc buổi sáng, các ĐB đã xem xét tờ trình của UBND TP về Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu nhằm tạo nguồn nhân lực trực tiếp có kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn…
ĐB Đặng Đình An (Đống Đa) cho rằng quy hoạch cần tập trung vào chất lượng đào tạo chứ không nên chạy theo số lượng. Cần phải làm rõ quy mô của các trường và đào tạo nghề gì. Trong khi đó, ĐB Nguyễn Văn Phong (Sóc Sơn) chỉ rõ, phải có sự liên thông giữa dạy nghề và giáo dục phổ thông để định hướng dạy nghề, nhưng trong giải pháp chưa đề cập đến. “Tuyên truyền, vận động học nghề là vấn đề quan trọng, bởi xu hướng hiện nay là thích vào đại học, không muốn đi học nghề. Vì vậy cần phải có định hướng, phân luồng”, ĐB Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.
Video đang HOT
Sau khi đại diện UBND TP tiếp thu các ý kiến đóng góp, các ĐB HĐND TP đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với tỷ lệ 89,5% tán thành.
Hà Nội có 79 phố cổ, 1 làng cổ
Trong sáng qua, ĐB HĐND TP Hà Nội đã thảo luận và thông qua Nghị quyết về việc ban hành Danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.
Ở phần thảo luận, một số ý kiến ĐB HĐND đề nghị, để danh sách được đầy đủ cần rà soát trên địa bàn rộng hơn chứ không nên chỉ bó hẹp trong nội thành. Liên quan tới danh sách biệt thự cũ, ĐB Nguyễn Xuân Diên (Ứng Hòa) đánh giá: “Các biệt thự có loại nhà nước quản lý, có loại 1 chủ, cũng có loại nhiều chủ nhưng việc đánh giá còn sơ sài. Hiện nay từng biệt thự đó được quản lý sử dụng ra sao, hiện trạng thế nào để biết khi bảo tồn sẽ phải chi bao nhiêu tiền, ĐB không hình dung được do đó đề nghị cần có sự thảo luận xem xét kỹ hơn”.
Trước ý kiến của các ĐB, Chủ tịch UBND TP Hà Nội – Nguyễn Thế Thảo cho biết thêm, việc rà soát biệt thự cũ được tiến hành kỹ lưỡng, bài bản, phân loại dựa trên cơ sở pháp luật. Đối với 1.253 biệt thự cũ được phân làm 3 loại, 225 biệt thự nhóm 1 dù đã bán nhưng vẫn phải tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị theo quy định, không phân biệt tư nhân hay sở hữu chung.
Theo Nghị quyết đã được thông qua, danh muc phố cổ có 79 phô, danh muc làng cổ có 1 làng, danh muc làng nghề truyền thống tiêu biểu có 7 lang, danh muc biêt thự cũ có 225 biệt thự. Nghị quyết cũng nêu rõ, hàng năm, UBND TP rà soát, trình HĐND TP điều chỉnh, bổ sung vào danh mục trên.
6 năm chưa thay đổi phí trông giữ xe
Trong phiên làm việc buổi chiều, HĐND TP đã xem xét và thông qua Nghị quyết về Chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung TP Hà Nội giai đoạn 2014-2020; Chính sách khuyến khích phát triển nghề và làng nghề TP Hà Nội; Chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn TP Hà Nội.
Một trong những nội dung đáng chú ý là HĐND TP cũng đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc ban hành, sửa đổi, bổ sung một số loại phí, lệ phí trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, mức phí trông giữ xe đạp, xe máy được chia làm 2 khu vực. Đồng thời Nghị định cũng bổ sung thêm quy định riêng về mức thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô tại các tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại.
Liên quan tới nội dung về các loại phí, lệ phí trong phần trình bày tờ trình, ông Phi Vân Tuấn – Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, qua kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước tại các điểm trông giữ xe (nhất là các bãi xe tự phát không có giấy phép, các điểm trông giữ xe tại bệnh viện, trường học, tại vỉa hè của các quận nội thành, các điểm danh lam thắng cảnh, vui chơi giải trí) còn tồn tại sai phạm thu cao hơn mức phí quy định. Ngoài nguyên nhân là do các tổ chức, cá nhân chạy theo lợi nhuận và quản lý chưa chặt chẽ, thường xuyên của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương còn có nguyên nhân do quỹ đất dành cho giao thông tĩnh của Thủ đô hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu. Mức thu phí hiện nay đã 6 năm chưa điều chỉnh nên không còn phù hợp mức độ trượt giá các chi phí trên thị trường….
Mức phí trông giữ xe đạp, xe máy
Tại địa bàn các quận và huyện Từ Liêm hay tại các điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá (không phân biệt theo địa bàn), phí trông giữ xe đạp (kể cả xe đạp điện, xe máy điện) tăng 1.000 đ/xe, ban ngày mức mới là 2.000 đ/xe; gửi theo tháng thì tăng từ 25.000đ/xe lên 40.000đ/xe. Với xe máy, phí trông giữ xe máy ban ngày tăng 1.000đ thành 3.000đ/xe, ban đêm từ 3.000đ/xe tăng lên 5.000đ/xe, cả ngày lẫn đêm mức mới là 7.000đ/xe, gửi theo tháng thì từ 45.000đ lên 70.000đ/xe.
Tại các chợ, trường học, bệnh viện hay tại địa bàn các huyện ngoại thành (trừ huyện Từ Liêm, thị xã Sơn Tây), phí trông giữ xe đạp (kể cả xe đạp điện, xe máy điện) ban ngày mức mới là 1.000đ/xe, gửi theo tháng tăng từ 25.000đ/xe lên 30.000đ/xe. Phí trông giữ xe máy tăng 1.000 đ/xe, cụ thể nếu gửi ban đêm mức mới là 3.000 đ/xe, cả ngày lẫn đêm là 4.000đ/xe, gửi theo tháng từ 45.000đ/xe lên 50.000đ/xe.
Theo Dantri
Sẽ không phải sống chung với rác...
Hôm qua (6-12), phiên làm việc thứ 4 của HĐND TP Hà Nội đã thảo luận, biểu quyết và thông qua một số nghị quyết quan trọng.
17 khu xử lý rác thải sẽ góp phần làm xanh, sạch, đẹp Thủ đô
Quy hoạch 17 khu xử lý chất thải
Nhìn đâu cũng thấy tình trạng quá tải về rác tại Hà Nội. Chỉ cần đi một vòng các huyện: Từ Liêm, Thanh Trì, Sóc Sơn... bất kỳ chỗ nào có thể vứt là thấy rác, một khoảng đất trống ở bất kỳ đâu, ngay lập tức sẽ trở thành đống rác lớn. Bài toán rác thải ngoại thành đã có từ khi Hà Nội mở rộng, song tới nay vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.
Một lãnh đạo Sở TN-MT Hà Nội đã từng thừa nhận, công tác xử lý, thu gom rác thải nông thôn còn chưa chuyên nghiệp, chủ yếu mang tính tự phát. Chính vì vậy, trong Nghị quyết về quy hoạch xử lý chất thải rắn Hà Nội được HĐND TP thông qua với 85,3% phiếu tán thành đã đặt mục tiêu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố xanh, sạch, chất thải rắn được phân loại, tận thu tối đa và xử lý bằng công nghệ tiên tiến góp phần giảm thiểu lượng chất thải chôn lấp, chất thải nguy hại được xử lý triệt để, không gây ô nhiễm môi trường. Thành phố dự kiến quy hoạch 17 khu xử lý chất thải rắn cho toàn thành phố và 29 bãi chôn lấp phế thải xây dựng và bùn thải. Trong đó, giai đoạn từ nay đến 2020, thành phố sẽ xây dựng 13 bãi đổ bùn thải thoát nước xây mới hoặc mở rộng 15 khu xử lý chất thải rắn.
Dự kiến, tổng mức đầu tư để thực hiện Quy hoạch chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là khoảng 107.573 tỷ đồng. Tiếp thu ý kiến của các đại biểu HĐND khi góp ý vào dự thảo Nghị quyết này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, những nội dung được các đại biểu góp ý sẽ được UBND TP bổ sung, hoàn thiện vào quy hoạch trước khi trình Chính phủ thông qua.
Còn theo quy hoạch nghĩa trang, nhà hỏa táng, nhà tang lễ thành phố đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 được HĐND TP thông qua, đến năm 2020, toàn thành phố sẽ có 32 nhà tang lễ, tăng gần gấp đôi so với hiện nay. Thành phố sẽ mở rộng các nghĩa trang tập trung như Thanh Tước, Vĩnh Hằng, Yên Kỳ. Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô đến năm 2030 cũng xác định mỗi huyện phải có một nghĩa trang tập trung.
Phổ cập công nghệ thông tin
Là địa phương xếp thứ 3 cả nước về hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), thế nhưng thực trạng sử dụng CNTT của thành phố lại khá hạn chế, chỉ đứng thứ 7 cả nước. Trong đó chỉ tiêu về ứng dụng xếp thứ 23, về hạ tầng nhân lực CNTT xếp thứ 32,... thấp hơn cả những tỉnh, thành lân cận như Ninh Bình, Bắc Ninh. Trong phiên làm việc chiều 6-12, HĐND TP đã thông qua Nghị quyết về quy hoạch phát triển CNTT của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu rõ ràng là phải phát triển CNTT của thành phố đi đầu trong cả nước, hướng tới xây dựng xã hội thông tin vào năm 2020.
Cụ thể, Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2020, 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn có máy tính cho giáo viên ứng dụng CNTT trong chuyên môn nghiệp vụ 70% dân số có thể sử dụng các ứng dụng CNTT và khai thác Internet Phát triển và phổ cập hệ thống quản lý điện tử đến trên 80% số BV, phổ cập sử dụng tin học cho trên 70% cán bộ y tế... Về lộ trình thực hiện từ nay đến năm 2030, Nghị quyết chia thành 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 2012-2015 phải cơ bản hoàn thành xây dựng hệ thống hạ tầng CNTT bước đầu xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị thông minh (ưu tiên phát triển các lĩnh vực giao thông, xử lý nước thải, và an toàn thực phẩm) phát triển ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp, trường học, BV, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn phát triển các mô hình phổ cập CNTT trong xã hội.
Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 7 loại phí
Với 77,9% đại biểu tán thành, HĐND TP đã thông qua Nghị quyết về việc ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thuộc thẩm quyền của HĐND TP. Theo đó, Nghị quyết quy định bãi bỏ 3 loại phí, lệ phí gồm: phí dự thi, dự tuyển phí thẩm định kết quả đấu thầu lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 3 loại phí này được quy định tại các Nghị quyết trước đó của HĐND TP, đến nay đã hết hiệu lực nên HĐND TP không quy định lại mà sẽ áp dụng theo các quy định của Trung ương.
Có 2 loại phí được HĐND TP ban hành mức thu mới thay cho mức thu cũ do có sự thay đổi về chính sách tại các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương. Đó là phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và phí đấu giá, phí tham gia đấu giá tài sản. Cụ thể, mức phí đấu giá, phí tham gia đấu giá tài sản được HĐND TP áp dụng bằng mức tối đa theo quy định tại Thông tư số 03/2012/TT-BTC. Tương tự, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản cũng được đề xuất mức thu tối đa theo khung quy định tại Nghị định 74-CP đối với tất cả các loại khoáng sản, riêng than bùn sẽ thu ở mức tối thiểu.
Có 2 loại phí được HĐND TP quyết định sửa đổi, bổ sung là phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và phí sử dụng hè, lề đường, bến bãi, mặt nước. Cụ thể, bổ sung mức phí tham quan Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, trong đó vé tham quan với người lớn là 30.000 đồng/ người/ lượt, riêng học sinh - sinh viên từ 15 tuổi trở lên, người cao tuổi có mức vé là 15.000 đồng/ người/ lượt.
Về phí sử dụng hè, lề đường được điều chỉnh tăng khá cao, chia theo các khu vực: địa bàn quận Hoàn Kiếm, các tuyến phố có mức thu cao nhất hiện nay là 45.000 đồng/m2/ tháng sẽ điều chỉnh tăng lên 80.000 đồng/m2/tháng, các tuyến phố đang áp dụng mức thu cũ 25.000 đồng/m2/ tháng sẽ tăng lên 60.000 đồng/m2/tháng. Các tuyến phố trên đường vành đai 1 và phía trong đường vành đai 1 hiện đang áp dụng mức thu 25.000 - 45.000 đồng/m2/ tháng sẽ tăng lên 60.000 đồng/m2/tháng...
Cũng trong chiều 6-12, HĐND TP đã thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND TP Hà Nội năm 2013.
Hôm nay, 7-12, kỳ họp thứ 6, HĐND TP Hà Nội khóa XIV dự kiến sẽ bế mạc, sau 5 ngày làm việc với rất nhiều nội dung quan trọng. Dự kiến trong phiên bế mạc, HĐND TP sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về tổng biên chế hành chính sự nghiệp của TP Hà Nội năm 2013 xem xét, thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát của HĐND TP Hà Nội năm 2013. Cũng tại phiên bế mạc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo sẽ phát biểu về những nội dung quan trọng đã được HĐND xem xét, quyết định thông qua tại kỳ họp này. Cuối cùng, Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh sẽ kết luận toàn bộ kỳ họp và phát biểu bế mạc.
Theo ANTD
Tăng gấp đôi phí sử dụng hè, lòng đường trông giữ ô tô Tại kỳ họp lần này, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét việc điều chỉnh tăng mức phí sử dụng hè, lề đường, bến bãi trông giữ ô tô. Theo đề nghị của UBND TP, mức phí này sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay, ông Nguyễn Tuấn Thịnh, Phó trưởng Ban Kinh tế ngân sách - HĐND TP đã trao đổi...