Tập trận và chuyển thị trường vũ khí sang Châu Á-TBD?
Ngày 1/7, Nga – Trung tuyên bố sẽ tổ chức diễn tập hải quân ở vùng biển Nhật Bản, thì sang ngày 2/7, Nhật – Mỹ cũng tuyên bố họ sẽ tổ chức huấn luyện máy bay ở khu vực không phận giáp Nga trong cùng thời điểm đó. Trước đó, các cuộc tập trận cũng làm dậy sóng Biển Đông.
Các cường quốc tập trận đan chéo
Ngày 1/7, sau cuộc hội đàm với Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc (PLA) cho biết, Nga và Trung Quốc đã lên kế hoạch và thời gian tổ chức các cuộc diễn tập quân sự chung trong mùa hè này.
Cuộc diễn tập đầu tiên, mang tên Naval Interaction 2013, sẽ được tổ chức tại biển Nhật Bản từ ngày 5 đến 12/7, và cuộc diễn tập thứ hai, mang tên Sứ mệnh Hòa bình 2013 (Peace Mission 2013), sẽ diễn ra tại khu vực Urals của Nga từ ngày 27/7 đến ngày 15/8.
Chỉ sau động thái tuyên bố tập trận của Nga – Trung 1 ngày, hãng tin Nhật Kyodo News cho biết, Cục phòng vệ Hokkaido đã thông báo với chính quyền địa phương thành phố Chitose, tỉnh Hokkaido là trong khoảng thời gian từ ngày 8 – 12/7, không quân Nhật – Mỹ sẽ tổ chức diễn tập không quân bắn đạn thật ở khu vực căn cứ Chitose.
Video đang HOT
Cuộc tập trận chung Mỹ – Nhật – Hàn năm 2012
Không quân Mỹ sẽ huy động 8 chiếc máy bay chiến đấu F-16 và 90 nhân viên của trung đoàn máy bay chiến đấu số 35 căn cứ không quân Misawa, thuộc thành phố Aomori – tỉnh Misawa. Còn không quân Nhật cũng điều tới 8 chiếc F-15 thuộc trung đoàn 2 không quân.
Hôm 29/6, Mỹ tham gia diễn tập CARAT-2013 với Philippines tại vùng biển thuộc khu vực Scaborough (nơi đang xảy ra tranh chấp quyết liệt giữa Trung Quốc và Philippes)
Trước đó, Mỹ, Nhật đã có cuộc tập trận chung Dawn Blitz với khoa mục tấn công chiếm đảo xa. Cuộc tập trận tiến hành trên đảo San Clemente, cách San Diego 120,7 km về phía Tây Bắc. Bắt đầu từ ngày 10/6 đến 28/6 với sự tham gia của hơn 1000 quân Nhật, Mỹ cùng nhiều vũ khí hiện đại hàng đầu.
Cuối tháng 6, bộ binh Mỹ và Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật lớn nhất từ trước đến nay tại Pocheon, thành phố ở đông bắc thủ đô Seoul và gần biên giới với Triều Tiên
Cuối tháng 5, Trung Quốc đã tự mình có một cuộc tập trận quy mô lớn tại biển Đông với sự có mặt của cả 3 hạm đội Hải quân và những khí tài tinh nhuệ và hiện đại nhất của quốc gia này.
Mỹ chuyển trục hay chuyển thị trường vũ khí?
Các cuộc tập trận được Mỹ tiến hành dồn dập với các nước được cho là đồng minh của mình ở Châu Á – Thái Bình Dương nằm trong đối sách “chuyển trục” của cường quốc này.
Tuy nhiên, chuyển trục đối với Mỹ không chỉ nhằm gia tăng ảnh hưởng đến khu vực, kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc.
Su-30MK2, mẫu máy bay được xuất khẩu chính trong các mặt hàng vũ khí không quân của Nga.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng giá trị các hợp đồng xuất khẩu vũ khí của Nga đã đạt mức 38 tỷ USD. Một con số mang tính kỷ lục khiến những nhà xuất khẩu vũ khí Mỹ ao ước. Trong đó, khách hàng ruột của Nga lại là các quốc gia ở khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan…
Trong khi đó, thị trường sân sau của Mỹ đang dần bị Trung Quốc chiếm ưu thế với một loạt hợp đồng lâu dài, quy mô.
Ngành công nghiệp vũ khí của Trung Quốc cũng đang sống khỏe với các thị trường như Campuchia, Pakistan, Iran.
Năm 2012, Mỹ đã ký kết hợp đồng cung cấp 42 chiến đấu cơ F-35 Lightning II cho không quân Nhật Bản trị giá 10 tỉ USD. Cường quốc này còn đạt được thỏa thuận hiện đại hóa quân sự cho Philippines để thực hiện mục tiêu trên Biển Đông. Tháng 4 vừa qua, Mỹ gần như hoàn thiện hợp đồng bán cho Hàn Quốc 60 máy bay chiến đấu F-35 hoặc F-15.
Nhật đang sở hữu hơn 40 chiếc siêu máy bay F-35 mua của Mỹ, Hàn Quốc sẽ sớm có 60 chiếc máy bay loại này.
Trong Triển lãm hàng không Paris lần thứ 50, tổ chức tại sân bay Le Bourget hồi tháng 6 vừa qua, Nga đã làm cả thế giới nể trước siêu máy bay Su-35. Trung Quốc đã quyết tâm sở hữu loại máy bay này trong biên chế không quân.
Và bản hợp đồng 24 chiếc Su-35 đã được hai nước ký kết vài ngày trước. Hơn nữa, việc Trung Quốc bổ sung Su-35 làm chênh lệch cán cân quân sự, khiến nhiều nước Đông Nam Á và láng giềng của Trung Quốc buộc phải suy tính đến việc nâng cấp hệ thống phòng không hoặc máy bay chiến đấu.
Theo vietbao