Tập trận rầm rộ ở bán đảo Triều Tiên
Quân đội Hàn Quốc và Mỹ vừa bắt đầu cuộc tập trận đổ bộ quy mô lớn, còn CHDCND Triều Tiên được cho là đã diễn tập với giả định tấn công các boongke tiền tiêu của miền Nam.
Binh sĩ Hàn Quốc trong một cuộc tập trận – Ảnh: Reuters
Hôm nay 27.3, hải quân cùng thủy quân lục chiến của Hàn Quốc và Mỹ khởi động cuộc tập trận đổ bộ mang tên Ssang Yong ở bờ biển phía nam bán đảo Triều Tiên, theo hãng tin Yonhap. Cụ thể, Hạm đội 7 của Mỹ đã đến phía nam đảo Jeju vào hôm nay trước khi cùng các lực lượng Hàn Quốc tham gia các bài huấn luyện từ ngày 31.3.
Cuộc tập trận Ssang Yong dự kiến kéo dài tới ngày 7.4 và là một phần của cuộc tập trận chung Hàn-Mỹ mang tên Foal Eagle đang diễn ra và sẽ kết thúc vào ngày 18.4. Ssang Yong năm nay là cuộc tập trận trên biển chung Hàn-Mỹ lớn nhất kể từ năm 1993.
Tham gia Ssang Yong lần này, phía Hàn Quốc có 200 lính thủy đánh bộ và 1.000 binh sĩ hải quân, còn phía Mỹ có 7.500 lính thủy đánh bộ và 2.000 người thuộc lực lượng hải quân. Ngoài ra còn có 22 máy bay đa nhiệm Osprey và trực thăng vận tải hạng nặng CH-53.
Video đang HOT
Giới chức Seoul cho rằng cuộc tập trận Ssang Yong năm nay diễn ra với quy mô lớn chưa từng có cho thấy tầm quan trọng chiến lược của bán đảo Triều Tiên được nâng lên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong chính sách tái cân bằng châu Á của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama.
“Nó dường như cho thấy Quân đoàn thủy quân lục chiến Mỹ xem bán đảo Triều Tiên là một trong những nơi quan trọng cho việc thực hiện chiến dịch quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, một sĩ quan Hàn Quốc nhận định với Yonhap.
Tuy nhiên, hồi đầu tuần, tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên đã lên tiếng chỉ trích Ssang Yong và cuộc tập trận trên không Hàn-Mỹ Max Thunder là “cuộc huấn luyện gây chiến điển hình”, đồng thời cáo buộc Washington gây căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, Yonhap hôm nay dẫn một nguồn tin quân sự tiết lộ Triều Tiên cũng vừa tiến hành cuộc diễn tập quân sự với giả định tấn công các boongke ở những vị trí tiền tiêu của miền Nam. Theo đó, quân đội Triều Tiêu được cho là đã tiến hành cuộc diễn tập xâm nhập theo kịch bản đơn vị pháo binh tấn công nhiều vị trí doanh trại quân đội giả giống như các boongke của Hàn Quốc ở gần biên giới liên Triều.
Một sĩ quan Hàn Quốc cho hay để ứng phó các cuộc tập trận quân sự của Triều Tiên nhằm vào các binh sĩ tiền tiêu, quân đội Hàn Quốc tăng cường tuần tra khu vực biên giới và theo dõi sát sao các động thái quân sự từ miền Bắc.
Theo TNO
Hàn Quốc giảm binh sĩ, tăng sĩ quan
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm nay 6.3 thông báo sẽ giảm nhân lực của các lực lượng từ 640.000 người hiện nay xuống còn 522.000 người vào năm 2020, nhưng sẽ tăng tỷ lệ sĩ quan không biên chế có kỷ năng và chuyên môn kỹ thuật cao.
Binh sĩ Hàn Quốc tuần tra gần biên giới liên Triều - Ảnh: AFP
Đó là nội dung của kế hoạch cải cách quốc phòng cho giai đoạn 2014-2030 được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xem xét tình trạng tỷ lệ sinh ở nước này đang giảm, theo hãng tin Yonhap.
Trong đó, lục quân sẽ có số quân giảm nhiều nhất, từ 489.000 xuống còn 387.000 trong vòng tám năm tới. Tuy nhiên, nhân sự của hải quân, không quân và quân đoàn thủy quân lục chiến vẫn không thay đổi, với số lượng được duy trì tương ứng là 41.000, 65.000 và 29.000 người.
Trong khi đó, số sĩ quan không biên chế sẽ tăng từ 116.000 hiện nay lên 152.000 người. "Quân đội có kế hoạch tuyển các sĩ quan không biên chế để huấn luyện họ thành lực lượng có kỹ năng cao. Các sứ mệnh cần kỹ năng kỹ thuật sẽ dần dần được chuyển từ binh sĩ sang sĩ quan không biên chế", một sĩ quan phụ trách về kế hoạch cải cách quốc phòng tiết lộ với Yonhap.
Kế hoạch đó được giới chỉ huy quân sự Hàn Quốc bổ sung hằng năm kể từ năm 2005 và những đề xuất mới nhất được Tổng thống Park Geun-hye công bố lần đầu tiên sau khi bà nhậm chức vào đầu năm 2013.
Theo đó, hải quân Hàn Quốc sẽ lập một trụ sở chỉ huy tàu ngầm, khi nước này dự kiến sắm hơn 20 tàu ngầm, trong đó có chiếc loại 3.000 tấn, sau năm 2020.
Còn không quân định lập một đơn vị giám sát vệ tinh, vốn nằm trong một kế hoạch triển khai 5 vệ tinh đa nhiệm có khả năng theo dõi mọi khu vực của CHDCND Triều Tiên trước năm 2022.
Tuy nhiên, giới hạn ngân sách vẫn là trở ngại cho việc tuyển thêm sĩ quan chuyên nghiệp và trang bị vũ khí tiên tiến để ứng phó "vũ khí tên lửa và hạt nhân của miền Bắc".
"Ngân sách quốc phòng cần tăng 7,2% mỗi năm để thực hiện kế hoạch cải cách quốc phòng lâu dài", một quan chức nhận định với Yonhap.
Mới đây, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua ngân sách chi tiêu quốc phòng của nước này năm nay là 33,3 tỉ USD, tăng 4% so với năm ngoái, theo Yonhap.
Theo TNO
Tổng thống Hàn Quốc ra lệnh tăng cường an ninh ứng phó Triều Tiên Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hôm nay 18.1 ra lệnh quân đội tăng cường an ninh biên giới nhằm ứng phó hành động khiêu khích tiềm ẩn từ CHDCND Triều Tiên. Binh sĩ Hàn Quốc tuần tra gần biên giới liên Triều - Ảnh: AFP "Tại Ấn Độ, Tổng thống Park ra lệnh Bộ trưởng Quốc phòng (Hàn Quốc) và các bộ...