Tập thể dục ngoài trời sao cho đúng?
Song nếu tập thể dục ngoài trời không đúng chỗ, người tập có thể… mắc thêm bệnh!
Hình ảnh các cụ già đi bộ, tập dưỡng sinh; thanh niên đánh cầu lông, chạy bộ trong công viên, trên lề đường từ tờ mờ sáng hoặc sẩm tối… không còn xa lạ với chúng ta.
Các phòng tập trong nhà ngày càng nở rộ khắp nơi, từ các câu lạc bộ bình dân với căn phòng nhỏ mở cửa sổ đến các trung tâm sang trọng, phòng kín trang bị máy lạnh, trải thảm.
Cho dù môi trường trong nhà không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, máy móc tập luyện đầy đủ, chuyên nghiệp so với ngoài trời nhưng các lớp tập này tốn phí, không có những ưu điểm của hoạt động ngoài trời. Song nếu tập thể dục ngoài trời không đúng chỗ, người tập có thể… mắc thêm bệnh!
“Giữa muôn trùng vây”
Đó là sự bao vây của tiếng ồn, của ô nhiễm không khí… Tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn, cụ thể là Hà Nội và TP.HCM, đang ở mức đáng lo ngại. Các loại khí thải gây ô nhiễm không khí ở những nơi dân cư đông đúc này phần lớn do phương tiện giao thông gây ra, nhất là xe gắn máy. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) dành cho khu vực ven đường và khu dân cư kế cận, gồm cả một số khu căn hộ cao cấp, cũng chưa cao.
Trong khi đó, tất cả hoạt động thể lực của cơ thể gắn liền với hoạt động hô hấp, đặc biệt là nhịp thở. Mức hoạt động thể lực càng cao, nhịp thở càng tăng để hấp thu không khí. Ở người đàn ông khỏe mạnh khi hoạt động nặng, số lần thở trong 1 giờ sẽ bằng 7 giờ nghỉ ngơi. Ở trẻ em từ 6-13 tuổi hoạt động nặng, số lần hít vào gấp năm lần lúc ngồi nghỉ.
Video đang HOT
Lợi ích của hoạt động thể lực ngoài trời có thể kể đến như: người tập luyện hòa hợp với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành, tăng khả năng thích nghi với các khác biệt và thay đổi phong phú về địa hình và hoàn cảnh, giúp tập luyện cả tinh thần lẫn thể chất, làm giảm stress, hấp thụ vitamin D tự nhiên giúp xương chắc khỏe, giảm béo phì và có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc thích hợp mà không phải đóng phí.
Khối lượng chất ô nhiễm hít vô phụ thuộc vào mức độ hoạt động thể lực, nhịp thở, kiểu thở và nồng độ chất ô nhiễm vào từng thời điểm và môi trường. Hoạt động thể lực càng cao sẽ làm tăng nhịp thở và thay đổi kiểu thở từ qua mũi sang miệng, cơ chế lọc chất ô nhiễm của mũi mất tác dụng.
Trẻ em sẽ hít nhiều chất ô nhiễm hơn người lớn gấp năm lần khi vận động nặng do nhịp thở tăng nhiều hơn. Khi chạy, tần suất hít vào tăng gấp hai lần khi đi bộ, do đó khối lượng chất ô nhiễm cũng sẽ vào gấp đôi. Người không khỏe mạnh hoặc người lớn tuổi phải hít thở nhiều hơn người khỏe bình thường khi cùng một mức vận động nên dễ bị hít không khí ô nhiễm nhiều hơn.
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lớn và trẻ em, làm giảm chức năng phổi, gây viêm phế quản cấp và mãn, gây hen cấp tính, tăng nguy cơ ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và cao huyết áp…
Tiếp xúc trong khoảng thời gian dài với ô nhiễm không khí sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa, gây suy giảm chức năng phổi và làm giảm tuổi thọ. Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn tác động xấu đến phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em, người đang mang bệnh…
Để tránh “lợi bất cập hại”
Nếu yêu thích tập thể thao ngoài trời, chúng ta vẫn có thể hạn chế các tác động xấu của môi trường đến sức khỏe khi thực hiện những chỉ dẫn sau:
1. Tránh tập luyện thể thao tại các nơi ô nhiễm không khí cao như: ven các tuyến đường giao thông nhộn nhịp trong thời gian cao điểm của khói bụi (từ 8 giờ -19 giờ), các khu sản xuất công nghiệp. Chú ý AQI tại khu vực chúng ta hoạt động thể lực nhằm hạn chế hoặc không nên tập luyện ngoài trời khi AQI kém.
2. Nên luyện tập tại những nơi có nhiều cây xanh, sông, hồ nước sạch như công viên, khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu dân cư yên tĩnh, môi trường trong lành.
3. Thời gian tập luyện ngoài trời tốt nhất là trước 7 giờ và sau 20 giờ. Đây là thời điểm nồng độ chất ô nhiễm xuống thấp nhất và nhiệt độ môi trường cũng giảm. Nếu không thể luyện tập trong thời gian “lý tưởng”, nên tránh những giờ cao điểm giao thông; chú ý lắng nghe cơ thể khi có những triệu chứng cảnh báo như: ho, đau thắt ngực, khò khè, đau khi hít sâu, khó thở và mau mệt… để ngưng tập luyện và đến bác sĩ, giảm thời lượng và cường độ tập luyện, tăng các khoảng nghỉ ngơi, uống nước đầy đủ khi môi trường nóng và ẩm.
4. Nếu sống ở những nơi ô nhiễm cao hoặc không có điều kiện tập luyện ngoài trời, bạn có thể luyện tập ở môi trường trong nhà. Nhưng trong nhà cũng có thể bị ô nhiễm, cần phải vệ sinh máy móc, máy điều hòa không khí, hút bụi thảm, tiêu diệt nấm mốc, tránh khói thuốc lá…
5. Những người lớn, trẻ em có bệnh tim mạch, bệnh về đường hô hấp nhạy cảm với ô nhiễm không khí cần đến các bác sĩ tư vấn để chọn chế độ tập luyện ngoài trời hay trong nhà phù hợp nhất.
Không khí trong nhà cũng có thể ô nhiễm
Theo nhiều nghiên cứu về môi trường sức khỏe thể dục thể thao tại Mỹ và Canada, không khí trong nhà cũng bị ô nhiễm không kém ngoài trời nếu công tác vệ sinh, bảo vệ môi trường không được chú trọng.
Tại môi trường trong nhà thông khí với bên ngoài, tỉ lệ các chất ô nhiễm cũng cao gần bằng môi trường bên ngoài, đặc biệt nhà ở ven đường, khu công nghiệp.
Trong nhà kín có máy điều hòa, ô nhiễm đến từ các hạt bụi kích thước nhỏ, các loại nấm mốc, ôxyt nitơ và ôxyt cacbon từ bếp gas, khói thuốc…
Theo Tuổi Trẻ
5 cách tự nhiên đối phó với chứng mất ngủ
Nếu bạn mất ngủ và không thể quay lại giấc ngủ thông thường sau một thời gian khi bị stress, chuyển nhà hoặc tiếng em bé khóc... thì có thể đã bị mất ngủ mãn tính.
Cho dù bạn bị mất ngủ kinh niên hoặc tạm thời thì bạn vẫn nên thục hiện những biện pháp tự nhiên sau để thoát khỏi triệu chứng này.
Những nguyên nhân khiến bạn mất ngủ
Rất nhiều người thường bị mất ngủ do uống quá nhiều đồ uống có caffeine, nhất là khi bạn uống chúng trước khi đi ngủ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có một giấc ngủ đêm tồi. Uống rượu, cà phê, mặc dù ban đầu nó có thể làm cho bạn bị buồn ngủ, nhưng trên thực tế nó khiến bạn ngủ không ngon giấc và thức dậy giữa đêm.
Ngoài ra, một cuộc sống gia đình hoặc công việc căng thẳng hay các vấn đề về sức khỏe cũng sẽ tác động tiêu cực đến giấc ngủ. Nếu tâm trí bạn luôn bận rộn với những lo lắng này thì sẽ rất khó khăn để cơ thể được thư giãn.
Nhiều người cũng có thói quen làm việc trong đêm có nghĩa là thời gian dành cho giấc ngủ là trong ngày. Bên cạnh đó nếu bạn sống trong một khu vực xây dựng hoặc gần một sân bay sau thì sẽ thường xuyên bị những tiếng ồn làm cho tỉnh ngủ.
5 cách tự nhiên để đối phó với chứng mất ngủ
1. Nếu bạn không muốn phải sử dụng những loại thuốc theo toa, thì nên thay thế bằng một số phương pháp tự nhiên. Trước hết hãy thử một số kỹ thuật thư giãn bằng cách ngồi thiền hoặc luyện tập yoga. Ngoài ra chăm chỉ luyện tập thể dục hàng ngày thường xuyên cũng giúp bạn thoát khỏi chứng mất ngủ ban đêm.
2. Hạn chế uống cà phê, rượu cũng sẽ giúp đỡ rất tốt cho sự mất ngủ. Nếu bạn thường có thói quen thưởng thức một thức uống nóng trước khi đi ngủ thì hãy thay thế chúng bằng những loại trà thảo mộc. Một số thảo dược và các sản phẩm thảo dược cũng có thể giúp điều trị chứng mất ngủ và là một loại thuốc an thần tự nhiên.
3. Nếu tiếng ồn là lý do sự mất ngủ của bạn, hãy thử tìm cách ngăn chặn tiếng ồn xem sao. Việc chặn tiếng ồn xâm nhập sẽ giúp bạn thư giãn và có một giấc ngủ sâu hơn.
4. Các loại hoa như: hoa bách hợp, hoa hồng, hoa mai trắng, hoa cúc, hoa nhài, hoa thiên lý... cũng được coi là những loại thảo dược tự nhiên để giúp điều trị những vấn đề về giấc ngủ. Những loại hoa này cũng được coi là một loại thuốc giảm đau tự nhiên.
5. Hoa bia hoặc hoa lang nữ cũng có thể được sử dụng để giúp có giấc ngủ ngon hơn bằng cách cho nó vào nước trà để uống hoặc bạn có thể ngủ với một chiếc gối mà bên trong ruột gối chứa toàn hoa bia. Cũng giống như các loại hoa trên, hoa bia và hoa lang nữ cũng là một loại thuốc giảm đau tự nhiên.
Lưu ý:
Mặc dù những biện pháp tự nhiên trên thực tế có thể rất hữu hiệu để giúp bạn điều trị chứng mất ngủ. Nhưng nếu bạn vẫn bị mất ngủ triền miên hoặc tình hình không được cải thiện khi áp dụng những biện pháp trên thì nên đến bác sĩ kiểm tra để được điều trị dứt điểm.
Bạn cũng nên lưu ý rằng nhiều loại thảo mộc và tinh dầu thảo mộc có thể tương tác với bất kỳ loại thuốc tây nào mà bạn đang sử dụng (để điều trị cho các bệnh khác) mà có thể dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn.
Hoàng Việt (Theo hubpages)
"Rò rỉ" bộ ảnh sexy Vic chụp cho Victoria's Secrect Bà mẹ 3 con nổi tiếng này tâm sự trên Harper"s Bazaar rằng, cô ấy không hề thích lạm dụng photoshop hay các hiệu ứng chỉnh sửa ảnh. Vic muốn rằng, sau 20 năm nữa, khi nhìn lại những bức ảnh này, cô ấy có thể tự hào rằng, sau khi có tới 3 chú nhóc, cô ấy vẫn trông thật ổn. Vic...