Tập luyện trên tàu sân bay Liêu Ninh, 2 phi công Trung Quốc thiệt mạng
Tân Hoa Xã đưa tin 2 phi công đã thiệt mạng trong lúc tập cất và hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.
New York Times hôm nay cho biết: Trung Quốc nói rằng 2 phi công của họ đã chết trong khi thử nghiệm cất và hạ cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh – một lời thú nhận hiếm hoi đối với chương trình mà các thất bại là phổ biến.
Máy bay Trung Quốc đang huấn luyện trên tàu Liêu Ninh. Trong một cáo rất sơ lược tháng trước, Tân Hoa Xã chính thức cho biết Chủ tịch Tập Cận Bình đã ký lệnh trao danh hiệu danh dự cho tất cả các phi công trong phi đội đầu tiên tiến hành thử nghiệm cất và hạ cánh trên tàu Liêu Ninh – tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc hiện nay.
Video đang HOT
Bản tin này cũng cho biết rằng 2 phi công Trung Quốc đã hy sinh trong các bài tập với tàu Liêu Ninh.
Trung Quốc đã bắt đầu huấn luyện máy bay trên tàu Liêu Ninh từ cuối năm 2012. Con tàu này đã thúc đẩy một làn sóng tự hào về sự phát triển sức mạnh của Trung Quốc. Các phi công Trung Quốc sử dụng máy bay J-15, một phiên bản sao chép của máy bay Su-33 của Nga để trang bị cho tàu Liêu Ninh. Tính đến nay, Trung Quốc đã trải qua một thập kỷ cải tạo con tàu sân bay mua từ Ukraine này.
Theo Người Đưa Tin
Tiết lộ đội hình 36 máy bay trên tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh có thể mang được 4 chiếc trực thăng cảnh báo sớm trên không Z-18J (AEW), 6 máy bay trực thăng chống tàu ngầm Z-18F, 2 trực thăng cứu hộ Z-9C và 24 chiếc cơ chiến đấu J-15, theo báo cáo trên tờ Shanghai Morning Post hôm 28/8.
Cao Dongwei, đại tá cấp cao và các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, cho rằng Liêu Ninh có thể chiếm được ưu thế trong bất kỳ cuộc chiến tiềm năng trên không hoặc đường biển nào. "Các máy bay có thể có những nhiệm vụ khác nhau nhưng đội hình đầy đủ của 36 máy bay cho thấy "kỷ nguyên mới của máy bay quân đội Hải quân Trung Quốc" đã đến", trích dẫn báo cáo cho biết.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Nói về nhiệm vụ của một số loại máy bay trên tàu Liêu Ninh, ông Cao cho rằng, hình ảnh con đại bàng đang sải rộng cánh và có bộ móng vuốt sắc nhọn trên đuôi của máy bay trực thăng Z-18F, đã thể hiện vai trò to lớn của nó trong việc tìm kiếm và tấn công tàu ngầm của đối phương. Những chiếc Z-18 được trang bị một hệ thống radar tìm kiếm với thiết bị sonar (dùng sóng âm thanh dội lại để dò tìm) cho phép nó quét dò tìm trong 360 độ lòng biển,và nó có thể mang theo 32 chiếc phao vô tuyến thủy âm radar.
Trong khi radar ZLC-1 của máy bay trực thăng Z-9C có thể phát hiện trong phạm vi đến 150 mét thì máy bay trực thăng Z-18F lại được trang bị 4 ngư lôi tác chiến chống tàu ngầm Yu-7K và 4 tên lửa YJ-91.
Hiện tại, Trung Quốc đang phải đối mặt với một mối đe dọa nghiêm trọng từ Mỹ, quốc gia sở hữu các tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất, cũng như tự vệ Hàng hải quân của Nhật Bản. Trong khi đó, các quốc gia đang hoạt động tại biển Đông, đặc biệt là những nước tham gia tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc cũng đã được tăng cường lực lượng hải quân gây áp lực lên Trung Quốc.
Tuy nhiên, với đội ngũ máy bay hùng hậu và tiên tiến trên tàu Liêu Ninh, ông Cao tin rằng Hải quân Trung Quốc sẽ làm tốt các hoạt động quân sự phòng thủ, tăng cường sức mạnh khả năng chống tàu ngầm để ngăn chặn các phát hiện từ các đối thủ tiềm năng ở nước ngoài.
Theo An Ninh Thủ Đô
Hải quân Trung Quốc có tham vọng đóng 10 tàu sân bay Theo tạp chí Kanwa Defense Review, để xây dựng hải quân đại dương, Trung Quốc có kế hoạch đóng tổng cộng 10 tàu sân bay nội địa. Tàu sân bay Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Theo Kanwa Defense Review, sau khi thăm tàu sân bay Liêu Ninh, Đô đốc Jonathan Greenert - chỉ huy tác chiến...