Tập huấn về quyền con người cho phóng viên, biên tập viên
Ngày 30/5, tại Đà Lạt, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông khai mạc Chương trình “Lớp tập huấn về quyền con người” cho tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí.
PGS.TS Lê Văn Lợi phát biểu khai mạc. Ảnh: Lê Vân.
Phát biểu khai mạc đợt tập huấn, PGS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: “Thiết chế truyền thông, báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người thông qua các phương thức như: truyền thông và định hướng dư luận về quyền con người; là diễn đàn tự do ngôn luận của người dân; cung cấp và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin; phát hiện, lên án các hành vi vi phạm quyền con người; nêu gương các điển hình trong đấu tranh bảo vệ quyền con người; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực quyền con người… Muốn thực hiện tốt những nhiệm vụ này, đòi hỏi các tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí phải nắm vững những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về quyền con người”.
Với những lý do như trên, Ban Điều hành Đề án Giáo dục quyền con người tổ chức lớp tập huấn cho các tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí. Việc này nhằm mục đích cập nhật kiến thức, thông tin về quyền con người và giáo dục quyền con người, từ đó nâng cao năng lực cho đội ngũ này trong thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng của mình.
Khóa tập huấn cập nhật các nội dung: Khái quát những vấn đề lý luận chung về quyền con người; Chuẩn mực và cơ chế quốc tế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; Quan điểm, chính sách, pháp luật về quyền con người và tự do báo chí; Nhận diện, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về tự do ngôn luận, tự do báo chí, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực quyền con người ở Việt Nam; Tiếp cận dựa trên quyền trong tác nghiệp báo chí; Kỹ năng, nghiệp vụ báo chí nhằm thúc đẩy, bảo vệ quyền con người và ngăn ngừa vi phạm quyền con người ở Việt Nam.
Các chuyên đề sẽ do các giảng viên, chuyên gia của Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Bộ Thông tin và Truyền thông trình bày.
Trước đó, nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục quyền con người, ngày 5/9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1309/QĐ-TTg phê duyệt thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Thực hiện Đề án, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng với các bộ, cơ quan liên quan đã triển khai một số nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao. Kết quả bước đầu triển khai Đề án đã góp phần nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của giáo dục quyền con người”.
Video đang HOT
Để tiếp tục đẩy mạnh giáo dục quyền con người phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân trong tình hình mới và thực hiện tốt Kế hoạch của Đề án, ngày 21/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Một trong những yêu cầu quan trọng của Chỉ thị là “…đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trong nước và quốc tế về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục quyền con người”.
Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông, Thủ tướng Chính phủ giao 2 nhóm nhiệm vụ lớn: Tổ chức các khóa đào tạo kiến thức về quyền con người cho các tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trong toàn quốc; Chỉ đạo các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân”.
Xử lý tham nhũng, tiêu cực: Làm trong sạch bộ máy, củng cố niềm tin của nhân dân
Việc kiên quyết trong xử lý sai phạm của cán bộ cho thấy sự quyết liệt của Đảng trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Ngày 31/3 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra thông báo kết luận kỳ họp 13, trong đó tiếp tục đề nghị các hình thức kỷ luật đối với các sai phạm của cá nhân, tổ chức đảng trong một số vụ án được đưa vào diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi.
Điều này một lần nữa cho thấy sự quyết liệt của Đảng trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực, "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ", củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Kỳ họp thứ 13 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Hai năm qua, trong bối cảnh cả nước căng mình chống dịch, hàng vạn y bác sĩ, chiến sĩ công an, quân đội phải trực tiếp vào vùng dịch, nhiều người hy sinh cả tính mạng để cứu đồng bào thì một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất đã buông lỏng quản lý, tiếp tay cho sai phạm.
Chính vì vậy, thông báo kết luận Kỳ họp thứ 13 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong đó tiếp tục đề nghị các hình thức kỷ luật đối với các sai phạm của cá nhân, tổ chức đảng trong một số vụ án được đưa vào diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, khiến nhiều cán bộ, đảng viên tin tưởng hơn vào sự kiên quyết của Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng, xử lý vi phạm.
Dẫn lại quyết tâm của Đảng trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực "không có vùng cấm", ông Phạm Văn Hợp, Bí thư Chi bộ Khu dân cư 8, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa cho rằng, thực tế Đảng đã và đang làm đúng như vậy. Triển khai Nghị quyết Trung ương 4, Trung ương Đảng, Ban Bí thư, Chính phủ cho đến các cơ quan chức năng đã rất quyết liệt. Người dân rất tin tưởng và hy vọng rằng sắp tới cuộc chiến đấu này ngày càng quyết liệt và có hiệu quả hơn.
Theo ông Chu Đáp, một người dân ở huyện Thái Thụy, Thái Bình, kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thêm một lần khẳng định quyết tâm xử lý sai phạm của một bộ phận cán bộ, đảng viên với phương châm "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ".
"Xử lý như vậy là rất kịp thời, trong bối cảnh dịch dã, đất nước khó khăn như hiện nay. Điều đó cho thấy xử lý vi phạm phải đúng người, đúng việc, ai vi phạm cũng phải xử lý", ông Chu Đáp nói.
Với nhiều cán bộ, đảng viên, việc phải xử lý cán bộ đảng viên giữ chức vụ cao trong bộ máy quản lý nhưng thoái hóa biến chất, buông lỏng quản lý để xảy ra sai phạm là việc đau xót nhưng không thể không làm, nhằm làm trong sạch bộ máy.
Ông Nguyễn Viết Chức, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, để đào tạo được những cán bộ cấp cao là mất rất nhiều công sức của Đảng cùng sự phấn đấu cá nhân, sự đào tạo của các tổ chức, đoàn thể... Do đó, việc phải kỷ luật cán bộ là điều rất đau xót, nhưng vẫn phải làm.
Ông Nguyễn Viết Chức, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Chia sẻ quan điểm này, ông Lê Như Tiến, nguyên đại biểu Quốc hội, nhấn mạnh: "Chúng ta tuyển người tài vào, tạo cho họ môi trường phát triển, tạo môi trường cho họ dấn thân. Vấn đề là chúng ta biết nuôi dưỡng, biết bảo vệ, biết hun đúc để họ cống hiến cho đất nước".
Các tầng lớp nhân dân, đảng viên và giới trí thức cũng bày tỏ mong muốn công cuộc phòng chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh để tập trung nguồn lực cho xây dựng, phục hồi kinh tế đã bị tổn thất đáng kể do đại dịch gây ra, tạo đà cho sự phát triển của đất nước trong tương lai, xây dựng niềm tin vững chắc của nhân dân vào Đảng.
Ông Lê Như Tiến, nguyên đại biểu Quốc hội.
PGS.TS Bùi Đình Phong, giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh bày tỏ, việc Trung ương làm quyết liệt là rất cần thiết, trong thời gian tới cần phải làm quyết liệt hơn nữa. Như Tổng Bí thư và Đảng ta nhiều lần nói, cái gì dân cần, dân muốn làm, hợp lòng dân thì quyết tâm làm. Một trong những điều người dân muốn và hợp lòng dân nhất đó chính là chống tham nhũng. Do đó, công cuộc này cần phải làm mạnh hơn nữa, tìm ra nhiều gốc rễ thì không những lấy được niềm tin của người dân mà còn là một điều kiện để xây dựng phát triển kinh tế.
Bất cứ ai vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh. Điều này đòi hỏi các cơ quan tư pháp cần quyết liệt và thực sự liêm chính, bản lĩnh, công tâm, khách quan, công bằng như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để làm trong sạch bộ máy và củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, đất nước và dân tộc.
Ra mắt sách của Tổng Bí thư về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam Cuốn sách tuyển chọn 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kể từ khi chuẩn bị xây dựng văn kiện Đại hội XIII của Đảng đến nay. Sáng 9/2, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Hội đồng Lý luận Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ mắt ra...