Tập huấn cho bố mẹ già trước khi lên thành phố
Tôi nghĩ rằng chỉ cần cho bố mẹ ăn ngon, mặc đẹp cũng là có hiếu. Con cái mà miệng cứ nói thương bố mẹ nhưng cứ để bố mẹ khổ hoài người ta nên mới đặt ra chữ hiếu ở đâu.
ảnh minh họa
Dõi theo câu chuyện về chữ hiếu thời hiện đại, tôi thực sự đồng cảm với những người lên tiếng trong bài viết này. Bởi vì chữ hiếu thì vô cùng lắm không thể cùng một lúc giúp bố mẹ sướng về cả thế chất lẫn tinh thần được.
Bố mẹ tôi sinh được 4 người con gái và chỉ có tôi là con trai duy nhất của cụ. Các chị và em tôi đều ở quê chân lấm tay bùn. Duy chỉ có tôi được ông bà tạo điều kiện cho ăn học và những năm 90 của thế kỷ trước tôi được cử đi học ở Bungari. Về nước, tôi được phân công làm việc tại thị xã. Dù chỉ là thị xã trực thuộc tỉnh khá nghèo nàn nhưng lúc đó, tôi như một tia sáng cho gia đình.
Công việc làm trong nhà nước buồn tẻ và nghèo, sau năm 1996, tôi mạnh dạn xin ra ngoài làm kinh tế tư nhân và cũng nhờ năng lực và những kinh nghiệm học từ bạn bè, công ty của tôi mới thành lập nhưng phất lên nhanh chóng. Tôi chọn lĩnh vực hoạt động là nhập khẩu thiết bị máy công nghiệp và phân phối. Chẳng bao lâu, tôi đã có tiền để đưa cả gia đình của mình lên thủ đô ở.
Khi có tiền và có miếng ăn, miếng để điều mà khiến tôi đau đáu nhất là bố mẹ già ở quê còn nghèo và khổ quá. Tôi về quê đón họ lên nhưng ông bà kiên quyết không lên ở với con cái. Bố tôi đã gần 80 tuổi nhưng vẫn thích được trồng rau, nuôi gà. Sau đó, tôi phải dùng biện pháp mạnh tay là tuyên bố bán nhà cửa, xây một phần đất là từ đường thì ông bà mới đồng ý lên cho vợ chồng tôi.
Từ ngày lên ở vợ con cái, ông bà được ở gần con cháu hơn, tôi cũng đỡ lo lúc mưa bão bập bùng. Tôi cố gắng giúp bố mẹ bớt buồn như đưa ông bà đi thăm thú các nơi. Hai tháng tôi đưa ông bà về quê chơi với cháu, chắt ngoại. Tôi cố gắng phụng dưỡng bố mẹ già để con cái lấy đó làm gương.
Video đang HOT
Thế nhưng, bố mẹ tôi lại không muốn ở Hà Nội. Ông bà lúc nào cũng đòi con cháu cho về quê. Lòng hiếu thảo của con cái thời nay không thể trọn vẹn cả thể chất và tinh thần được. Tôi nói vậy nhưng bố mẹ vẫn không nghe tôi.
Nhiều lần, ông bà làm tôi bực dọc. Tôi có nói to tiếng “ở trên này bố mẹ chả sướng gấp vạn lần ở quê mà ông bà còn cứ đòi về”. Nghe thế, mẹ tôi lại không nói gì. Bà lên phòng ngồi xem phim một mình. Nhưng tôi biết, bà đang buồn và tủi thân vì bị con cái nói to tiếng.
Tôi thấy một điều lạ, con cái đang cố cho ông bà sướng nhưng bố mẹ không hiểu cho con cái mà cứ bắt con cái phải trọn vẹn cả đôi đường. Nhiều lần, tôi nghĩ cảnh nhà mình lại nghĩ ra chẳng lẽ mình nên mở một lớp tập huấn cho những ông bà ở nông thôn trước khi lên thành phố để ông bà được tư vấn cho hiểu con cái hơn.
Bố mẹ tôi không bao giờ hiểu con cái mà cho rằng con cái chỉ bận bịu kiếm tiền mà quên nói chuyện với cha mẹ. Thời buổi này, tôi nói thực ai cũng là người có hai chân, hai tay và một cái đầu không ai có thể tròn được vai trò của mình.
Trong khi đó, nhiều trường hợp con cái chỉ tìm cách bòn gọt của bố mẹ dù họ đã già thì ông bà lại không mắng con bất hiếu còn con cái bận không nói chuyện nhiều với ông bà thì ông bà cho rằng chúng nó không nghĩ đến cha mẹ.
Tôi cũng đang rất băn khoăn không biết mình nên làm như thế nào cho trọn chữ hiếu với cha mẹ. Cá nhân, tôi cho rằng giúp bố mẹ bớt khổ đã là người con có hiếu lắm rồi.
Theo PNT
Đàn ông ví mỏng!
Có lẽ bởi cái ví da đắt tiền của anh ấy không nhét nổi nhiều tờ tiền cho lắm.
Hồi lâu rồi tôi có đọc trên mạng một chia sẻ không còn nhớ của bạn nào, rằng, trong đám bạn trai của bạn ấy, anh nào dùng ví xịn chắc chắn là anh hiếm tiền nhất bọn.
Có lẽ bởi cái ví da đắt tiền của anh ấy không nhét nổi nhiều tờ tiền cho lắm. Đi ăn cả đám nếu có chi trả cũng rất rón rén. Còn anh nào không dùng ví da lại là anh chàng hào phóng nhất, luôn móc tiền ra trả cho cả đám một cách rất hồn nhiên. Và tất nhiên, tiền cũng nhiều nhất đám, nhiều tới nỗi chẳng cái ví da nào đựng nổi cả cục.
Không thấy bạn ấy nói đến mệnh giá của những tờ tiền. Tuy nhiên hình dung ra cái cách ứng phó với tiền cũng đã thấy ngộ nghĩnh. Như thể nhìn thấy trong đó cả phong thái của chủ nhân. Dù cố gắng tránh lỗi sơ đẳng là lấy tiền ra để xét đoán người, nhưng rõ ràng, trong câu chuyện ấy hoàn toàn không hề chỉ định nói về tiền, mà còn nói về đàn ông trong mắt đàn bà. Và tiền chỉ là một phản chiếu nào đó của người đàn ông đang đứng sừng sững.
Có lần tôi đi dạo phố với một anh bạn. Chúng tôi tìm được một chiếc áo sơ mi trắng cho anh ấy ở một sạp hàng dọc phố, tôi nghĩ anh ấy mặc áo này sẽ rất vừa và đẹp. Giá rất mềm vì là sạp bán lẻ trên phố du lịch. Rất bất ngờ là anh bạn tôi đã không mặc thử cũng không mua cái áo đó. Anh dắt tôi vào cửa hàng thời trang lớn cách đó năm mươi mét và mua đúng cái áo đó, với giá đắt hơn khoảng ba trăm Đài tệ, tức là đắt hơn khoảng hai trăm nghìn đồng tiền Việt. Tôi rất kinh ngạc.
Tôi hỏi sao anh kỳ quặc thế? Không phải cùng nhãn hiệu, cũng chính là cái áo này sao? Cửa hàng này nó có bảo hành áo sơ mi cho anh à? Hay đàn ông thì cứ phải vào cửa hàng xịn mới thấy tự tin, còn em mua ở hè phố của chợ đêm thì làm anh mất tư cách?
Đàn ông kiếm tiền là năng lực, tiêu tiền là văn hóa (Ảnh minh họa)
Anh bạn tôi điềm đạm nói:
- Ai cũng như em, thì những cửa hàng lớn họ sập tiệm hết ư? Mình sống thì mình cũng phải cho người khác sống nữa chứ!
Tôi sực nhớ ra anh bạn tôi cũng là một chủ doanh nghiệp, và anh ấy cũng đang phải cạnh tranh rất dữ dội trong kinh doanh. Có thể, tôi là đàn bà nên trong mắt tôi chỉ có mệnh giá của tờ tiền. Còn trong mắt anh bạn đàn ông ấy, tiền chỉ là một thông điệp!
Chả trách, nạn nhân của mua chung, nhóm mua, shopping tập thể toàn là... đàn bà! Bị mắc mồi giá rẻ nên sẵn sàng bỏ tiền ra cho một thứ vốn không nằm trong dự định chi tiêu của bản thân. Và về bản chất quản lý tài chính gia đình, đó chính là những đồng tiền lạm chi, đẩy ngân sách gia đình vào nguy cơ ngay lập tức.
Hóa ra có lúc, cái đồng tiền tưởng "được rẻ" của đàn bà như thế lại chẳng bằng cái đồng tiền tưởng "chi đắt" của đàn ông!
Tôi nghĩ nhìn vào việc đàn ông kiếm tiền và tiêu tiền, ta có thể phán đoán ra năng lực giỏi giang và đẳng cấp văn hóa của người đàn ông đó. Đàn ông kiếm tiền là năng lực, tiêu tiền là văn hóa.Thật bi kịch nếu có tay đàn ông nào vỗ ngực nói: "Tôi kiếm tiền thì rất có văn hóa, và tiêu tiền thì rất... có năng lực!". Ôi trời!
Cho nên, tôi chẳng quan tâm việc đàn ông tiêu tiền thế nào, anh mua siêu xe hay anh đòi bạn gái chi trả nửa tiền cho bữa cà phê! Nhưng, đàn ông ví dày hay mỏng có lẽ chẳng quan trọng bằng việc, anh đừng để việc tiêu tiền của mình thành thị phi và đàm tiếu của đám đông!
Kiểu như họ nói, ví anh rất xịn! Nhưng mỏng!
Theo VNE
Phát ngán với sự vô duyên của cô bạn gái Người yêu tôi thao thao bất tuyệt về chuyện chăn gối hay những câu chuyện tếu táo bậy bạ. Hai chúng tôi quen nhau lần đầu tiên trong kỳ thi đại học. Ấn tượng của tôi về cô ấy là một cô nàng cá tính, bí hiểm nhưng cũng vô cùng dễ thương. Ngay từ lần đầu gặp mặt, chúng tôi đã nói...