Tập huấn cán bộ Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức năm 2021
Sáng 5-4, tại Trung đoàn Bộ binh 974, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc lớp tập huấn quân sự năm 2021 cho 108 học viên là Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban CHQS các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.
Đại tá Trần Tấn Cường phát biểu quán triệt nhiệm vụ cho lớp tập huấn.
Trong thời gian 7 ngày, các học viên được tập huấn những nội dung: Điều lệnh đội ngũ; nội dung cơ bản của Luật Dân quân tự vệ năm 2019, Luật Lực lượng dự bị động viên năm 2019; kỹ thuật tháo, lắp súng AR15; soạn thảo các kế hoạch của Ban CHQS cơ quan, tổ chức theo Thông tư số 43 năm 2020 của Bộ Quốc phòng; soạn thảo quy chế, kế hoạch hoạt động phối hợp của Ban CHQS cơ quan, tổ chức theo Nghị định số 02 năm 2020 của Chính Phủ; xây dựng kế hoạch tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ chính sách cho dân quân tự vệ giai đoạn 2021 – 2025; luyện tập báo cáo kế hoạch chiến đấu bảo vệ cơ quan…
Video đang HOT
Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại tá Trần Tấn Cường – Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh yêu cầu Trung đoàn Bộ binh 974 nêu cao tinh thần trách nhiệm, bảo đảm tốt về mọi mặt cho lớp tập huấn; đội ngũ giáo viên chuẩn bị kỹ về nội dung, vận dụng tốt giữa lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ nội dung bài giảng; các học viên chấp hành nghiêm quy chế, quy định của đơn vị, tiếp thu tốt nội dung tập huấn để khi trở về cơ quan, đơn vị tiến hành tổ chức huấn luyện tốt trong năm 2021, đồng thời bảo đảm tuyệt đối an toàn khi tham gia giao thông trong thời gian tập huấn.
Trồng lại rừng trên đất đảo
Hiện nay, nhiều diện tích rừng trồng ở huyện Lý Sơn bị thiệt hại nặng do bão số 9 năm 2020 gây ra.
Do đó, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Lý Sơn đang tập trung trồng lại rừng, nhằm mang lại màu xanh cho hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Tuy nhiên, công tác này hiện gặp rất nhiều khó khăn.
Nỗ lực trồng lại rừng
Cơn bão số 9 năm 2020 làm cho những cánh rừng, cây trồng trên đảo Lý Sơn bị ngã đổ, gây thiệt hại lớn. Sau bão đến nay, Ban CHQS huyện Lý Sơn đã phân công cán bộ, chiến sĩ ngoài giờ huấn luyện, tập trung dọn dẹp cây ngã đổ ở các cánh rừng và tiến hành trồng cây mới thay thế.
Trung úy Phạm Đạo Ngọc, Ban CHQS huyện Lý Sơn, chia sẻ: "Trồng cây trên đảo phải chăm chút cẩn thận lắm. Mỗi một cây được trồng xuống phải đóng cọc, dùng dây buộc cố định, chứ không là gió thổi bay ngay. Dù đã làm rất kỹ, nhưng do gió ở đảo thổi mạnh quá, nhiều cây bị tuốt hết lá, nên khả năng sinh trưởng, phát triển bị kéo dài".
Cán bộ Ban CHQS huyện Lý Sơn trồng và chăm sóc rừng trồng.
Trồng rừng ở huyện đảo Lý Sơn không phải bây giờ mới thực hiện, mà đã được triển khai từ rất nhiều năm qua, với dự án Trồng rừng phòng hộ cảnh quan môi trường huyện Lý Sơn đã được UBND tỉnh phê duyệt. Có những thời điểm, rừng ở Lý Sơn đã lên xanh, làm cho hòn đảo đầy nắng và gió trở nên tươi mát, xinh đẹp hơn trong mắt du khách mỗi lần ghé thăm. Thế nhưng, thiên tai đã làm cho nhiều diện tích rừng bị thiệt hại nặng. Do đó, việc trồng lại rừng, phủ xanh lại những diện tích bị thiệt hại do bão là vô cùng cần thiết.
Thượng tá Hồ Ngọc Hiên, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Lý Sơn, cho biết: Đơn vị luôn xác định, việc trồng cây, trồng rừng ở Lý Sơn là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên và liên tục. Vì thế, nhiều năm qua, bên cạnh nhiệm vụ huấn luyện, Ban CHQS huyện Lý Sơn đã tập trung trồng và chăm sóc cây trồng trên đảo. Mỗi một cây trồng xuống được cán bộ, chiến sĩ chúng tôi trân quý, chăm chút rất kỹ.
Còn nhiều khó khăn
Dự kiến trong năm 2021, Ban CHQS huyện Lý Sơn sẽ trồng mới khoảng 25.000 cây. Các loại cây được trồng đều có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt nơi trùng khơi như phi lao, bàng vuông...
Không giống như các địa phương trong đất liền, việc trồng cây trên đảo Lý Sơn gặp rất nhiều bất lợi do thời tiết khắc nghiệt. Vào mùa nắng, phần lớn các giếng nước đều bị nhiễm mặn, nên không đủ nước để tưới cho cây trồng, dẫn đến cây bị chết khô; mùa mưa đối diện với gió bão, khiến cây ngã đổ. Đặc biệt, có nhiều nơi như khu vực núi Thới Lới, Giếng Tiền, bộ đội phải đục đá và cải tạo thêm mới có thể trồng cây xuống. Bên cạnh đó, ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng trên đảo chưa cao... Đây là những nguyên nhân khiến dự án Trồng rừng phòng hộ cảnh quan môi trường huyện Lý Sơn, giai đoạn 2011 - 2016, với quy mô 130ha không hoàn thành. Dự án này đã được UBND tỉnh cho kéo dài đến hết năm 2021.
Việc trồng lại rừng sau bão là cần thiết, song các cấp, các ngành cần tiếp tục quan tâm, tham mưu UBND tỉnh bổ sung thêm nguồn kinh phí, cây giống mới để trồng, khôi phục lại diện tích rừng, cây cảnh quan đã bị ngã đổ không có khả năng phục hồi, góp phần đưa dự án Trồng rừng phòng hộ cảnh quan môi trường huyện Lý Sơn đạt kết quả như kỳ vọng.
Từ nhập siêu chuyển sang xuất siêu : Thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế Chính phủ vừa ban hành Nghị định 34/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Một góc thành phố Đà Nẵng Theo đó, cơ cấu tổ...