Tập đoàn Vingroup bác tin bán cổ phần Vinmec và Vinschool
Theo đại diện Vingroup, Vinmec và Vinschool có ý nghĩa quan trọng trong hệ sinh thái của Vingroup và tập đoàn này vẫn cam kết phát triển hệ thống trở nên tốt đẹp, toàn diện hơn.
Ca ghép gan đầu tiên thành công tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City – Bệnh viện tư nhân ở Hà Nội. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Ngày 11/9, đại diện Vingroup khẳng định không bán cổ phần Vinmec và Vinschool, sau khi có thông tin tập đoàn này đang có kế hoạch tái cơ cấu.
Theo đại diện Vingroup, Vinmec và Vinschool có ý nghĩa quan trọng trong hệ sinh thái của tập đoàn, đồng thời cam kết phát triển hệ thống này trở nên tốt đẹp, toàn diện hơn.
Video đang HOT
“Với Vinmec, chúng tôi vẫn liên tục tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác uy tín trong và ngoài nước để phát triển và nâng tầm Vinmec lên tầm đẳng cấp quốc tế. Với Vinschool, chúng tôi không có kế hoạch mở rộng quốc tế nên không có kế hoạch hợp tác nào,” đại diện Vingroup khẳng định.
Trước đó, hãng Reuters dẫn một nguồn tin nói rằng Vingroup có thể đang tìm kiếm bên mua Vinschool và Vinmec. Theo bản tin nói trên, Vingroup chưa chỉ định bên tư vấn cho thương vụ bán cổ phần nhưng đang đàm phán không chính thức với 2 bên mua tiềm năng.
Theo Reuters, Vinschool hiện điều hành 27 cơ sở giáo dục còn Vinmec vận hành 7 bệnh viện tại Việt Nam./.
VinFast báo lỗ gần 6.600 tỷ đồng nửa đầu năm
VinFast báo lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 6.591 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với con số lỗ 1.570 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp vừa tăng vốn điều lệ lên 26.916 tỷ đồng vào tháng 5 vừa qua.
Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast báo lỗ sau thuế nửa đầu năm 6.591 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với con số lỗ 1.570 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Vốn chủ sở hữu ở mức 28.116 tỷ đồng, tăng thêm 3.019 tỷ đồng so với thời điểm 30/6/2019, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 2,81.
VinFast là đơn vị phát triển lĩnh vực sản xuất xe máy, ôtô của Tập đoàn Vingroup (VIC). Doanh nghiệp được thành lập năm 2017 với vốn điều lệ ban đầu 500 tỷ đồng, đến tháng 5 đạt 26.916 tỷ đồng. Trong đó, Vingroup sở hữu 51,15% vốn và ông Phạm Nhật Vượng nắm 48,77% vốn.
Còn theo BCTC của Vingroup, nửa đầu năm, hoạt động sản xuất bao gồm sản xuất ôtô, xe máy điện và các sản phẩm điện thông minh - gia dụng, tức là gồm VinFast và Vsmart, lỗ trước thuế theo bộ phận 5.228 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 2.929 tỷ đồng.
Nguồn: VinFast
Nhà máy sản xuất ôtô VinFast được khởi công vào 2/9/2017, sau 21 tháng xây dựng, đi vào hoạt động từ 14/6/2019. Sản phẩm gồm xe máy điện Klara, Klara S, Ludo và Impes; xe ôtô Lux A2.0, Lux SA2.0, Fadil. Trong đó, các dòng sản phẩm xe máy điện của VinFast được ra mắt người tiêu dùng vào tháng 11/2018 và sản phẩm ôtô gia nhập thị trường từ tháng 6/2019.
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup cho biết chiến lược của Vingroup với VinFast là xác định đầu tư lớn, quyết liệt và chấp nhận bù lỗ từ 3 đến 5 năm với mục tiêu hướng đến là thị phần.
Trong thời gian qua, doanh nghiệp liên tục mở rộng mạng lưới showroom, đại lý, xưởng dịch vụ trên cả nước. Tính đến tháng 8, VinFast đã xây dựng mạng lưới hơn 70 showroom, đại lý, xưởng dịch vụ trên cả nước. Ngoài ra, vào tháng 6, doanh nghiệp đã khai trương văn phòng tại Melbourne (Australia) với mục tiêu nghiên cứu, phát triển các dòng xe mới, đặt nền móng mở rộng hoạt động ra quốc tế.
Vị Chủ tịch Vingroup đặt ra chiến lược là tập trung để xuất khẩu sản phẩm của VinFast qua Mỹ, sau khi thành công mới phát triển các thị trường khác.
Vinsmart huy động 3.000 tỷ đồng trái phiếu Trong năm 2020, các đơn vị thành viên của Vingroup là một trong những nhà phát hành chính trên thị trường trái phiếu. CTCP Nghiên cứu và sản xuất VinSmart (VinSmart) vừa công bố phương án huy động trái phiếu với giá trị tổng cộng 950 tỷ, thông qua 10 đợt phát hành riêng lẻ, thời gian thực hiện và hoàn tất chỉ...