Tập đoàn T&T của ‘bầu Hiển’ đang đầu tư những dự án nào ở Quảng Trị?
Ngoài những dự án dự án lớn trong lĩnh vực bất động sản cũng như Trung tâm Điện khí thì mới đây Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển đề xuất hợp tác phát triển đào tạo bóng đá trẻ tại Quảng Trị.
Theo đó, UBND tỉnh Quảng Trị vừa chủ trì cuộc họp để xem xét việc Công ty cổ phần Tập đoàn T&T đề xuất hợp tác phát triển đào tạo bóng đá trẻ tại Quảng Trị.
UBND tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức họp bàn với CTCP Tập đoàn T&T xem xét hợp tác phát triển đào tạo bóng đá trẻ tại Quảng Trị. (Ảnh: Trần Tuyền)
Tại cuộc họp, Công ty cổ phần Tập đoàn T&T cho biết, qua khảo sát nhậ n thấy tỉnh Quảng Trị có cơ sở hạ tầng và nhiều tiềm năng thuận lợi cho việc phát triển đào tạo bóng đá trẻ. Vì thế, phía công ty đề xuất với lãnh đạo tỉnh cho chủ trương để Công ty cổ phần Tập đoàn T&T xây dựng Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tại Quảng Trị nhằm đào tạo một cách toàn diện về thể chất, văn hóa, đạo đức và chuyên môn cho các vận động viên trẻ. Đồng thời phía công ty cũng đề xuất UBND tỉnh xem xét cho công ty cải tạo, sử dụng và khai thác sân vận động tỉnh, các cơ sở hạ tầng liên quan tại TP.Đông Hà phù hợp với quy định Nhà nước để Công ty triển khai công tác đào tạo bóng đá trẻ và tạo điều kiện về học văn hóa cho vận động viên…
Hồi tháng 5/2020, UBND tỉnh Quảng Trị đã trao giấy Chứng nhận đầu tư dự án Khu dịch vụ – du lịch Gio Hải cho Tập đoàn T&T Group
Sau khi nghe các ý kiến, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị khẳng định tỉnh Quảng Trị ủng hộ và sẽ tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp xây dựng trung tâm bóng đá trẻ theo quy định của pháp luật, đồng thời yêu cầu phía Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tế thành lập đề án cụ thể để tỉnh có cơ sở, cơ chế giải quyết.
Video đang HOT
Được biết, hiện nay Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T (địa chỉ: Số 18, phố Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang được UBND tỉnh Quảng Trị cho đầu tư nhiều dự án lớn trên địa bàn và tạo điều kiện cho phép đề xuất, khảo sát, nghiên cứu các dự án lớn khác trong lĩnh vực bất động sản, năng lượng, cảng hàng không…
Tập đoàn FLC cũng đã đề xuất đầu tư sân bay Quảng Trị. (Ảnh minh hoạ)
Trong đó nổi bật là dự án xây dựng Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 4,4 tỷ USD.
Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng có quy mô gần 120 ha, nằm trên địa phận xã Hải An và xã Hải Ba huyện Hải Lăng, thuộc Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị, có công suất giai đoạn 1 là 1.200-1.500 MW, giai đoạn 2 từ 2.400 – 3.000 MW, dự kiến đi vào vận hành giai đoạn 1 từ năm 2028.
Về lĩnh vực bất động sản, vào trung tuần 5/2020 vừa qua, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị – Hà Sỹ Đồng đã ký quyết định số 1173/QĐ-UBND chấp thuận đầu tư cho Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T đầu tư dự án Khu dịch vụ – Du lịch Gio Hải với tổng mức đầu tư gần 1.700 tỷ đồng.
Dự án được triển khai trên diện tích đất 8,476 ha, thuộc xã Gio Hải, huyện Gio Linh.
Dự án sẽ xây dựng một khu khách sạn 7 đến 15 tầng tiêu chuẩn 4 sao; khu thương mại dịch vụ chăm sóc sức khỏe cổ truyền, chăm sóc sức khỏe hiện đại, vui chơi, giải trí; khu resort nghỉ dưỡng bao gồm các biệt thự nghỉ dưỡng, bungalow; khu nghĩ dưỡng kết hợp khu phố thương mại, cho thuê phục vụ cho khu dịch vụ du lịch…
Ngoài dự án Khu đô thị – dịch vụ du lịch Gio Hải, T&T Group cũng đã đề xuất đầu tư các dự án bất động sản lớn khác như: Khu đô thị phía Đông thành phố Đông Hà; dự án Khu du lịch – dịch vụ Triệu Vân, huyện Triệu Phong.
Đặc biệt, Tập đoàn của ông Đỗ Quang Hiển xin nghiên cứu lập quy hoạch chung xây dựng đô thị dải ven biển và quy hoạch phân khu đô thị sân bay Quảng Trị…
Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn được biết, Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T do ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc là một tập đoàn kinh tế đa quốc gia, đa ngành nghề với hơn 25 năm xây dựng và phát triển trong các lĩnh vực: tài chính – ngân hàng, bất động sản, nông – lâm – thuỷ sản, thương mại – xuất nhập khẩu – dịch vụ – bán lẻ – đầu tư quốc tế, công nghiệp sản xuất – lắp ráp, năng lượng – môi trường – khai khoáng, y tế – giáo dục, thể thao…
Không để xảy ra bất ổn về giá và nguồn cung hàng hóa cho vùng lũ
Bộ Công Thương cho biết, lực lượng quản lý thị trường đang phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh trong vùng chịu ảnh hưởng do mưa lũ thực hiện cung ứng hàng hóa đến địa bàn bị chia cắt, cô lập và kiểm tra, kiểm soát chặt về hoạt động thương mại, đặc biệt là giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu.
Đưa hàng hóa cứu trợ đến với người dân vùng lũ. Ảnh: Văn Tý/TTXVN
Báo cáo qua điện thoại của các Sở Công Thương cho biết, các công trình công nghiệp không có sự cố. Văn phòng thường trực phòng chống lụt bão đã gọi điện trực tiếp đến các Nhà máy thủy điện khu vực Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Các chủ đập, hồ chứa tổ chức trực ban 24/24 để vận hành, ứng phó thiên, sự cố chủ yếu do mưa sạt lở nhỏ đường vào một số nhà máy, đơn vị đang huy động nguồn lực để xử lý khắc phục.
Mặt khác, Sở Công Thương các tỉnh tiến hành cung ứng hàng hóa đến địa bàn bị chia cắt, cô lập; chỉ đạo khắc phục nhanh các chợ để sớm hoạt động mua bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân
Đáng lưu ý, đến thời điểm hiện tại, các hồ nhỏ vận hành bình thường, các hồ lớn mực nước đã xấp xỉ mức mực nước dâng bình thường, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh đang chỉ đạo vận hành đảm bảo an toàn công trình và hạ dần mức nước để tăng khả năng phòng lũ đón bão số 8. Các hồ chứa vận hành an toàn, lưu lượng về hồ cơ bản giảm.
Ngoài ra, về cung cấp hàng hóa thiết yếu, lực lượng quản lý thị trường đang phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh trong vùng chịu ảnh hưởng mưa lũ cùng với đơn vị liên quan đôn đốc, rà soát các đầu mối doanh nghiệp về lượng hàng hoá cung ứng trên thị trường và tiến hành cung ứng đến địa bàn bị chia cắt, cô lập. Đồng thời, chỉ đạo khắc phục nhanh các chợ để sớm hoạt động mua bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân; kiểm tra, kiểm soát chặt về hoạt động thương mại, đặc biệt là giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu.
Cụ thể, tại tỉnh Nghệ An, lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu gồm 1.700 tấn gạo; 2.000 nghìn gói mì; 2.000 thùng nước uống; xăng 360 nghìn lít; dầu: 270 nghìn lít. Sở Công Thương đang rà soát các đơn vị thực hiện dự trữ đầy đủ các mặt hàng được giao, chủ động, sẵn sàng phục vụ ứng cứu.
Tại tỉnh Hà Tĩnh, lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu gồm: 870 tấn gạo; 25.000 thùng mì tôm; 19 tấn lương khô; 57.340 lít nước uống đóng chai; 380.000 lít xăng; 250.000 lít dầu; 350.000 bao bì; 13.000 bạt chống xói. Về giá thịt lợn và rau củ quả không có biến động.
Tại tỉnh Quảng Bình, Sở Công Thương tỉnh cũng đã triển khai xuất cấp từ dự trữ 11.000 thùng mì tôm; 1.500 thùng nước và 1.000 thùng sữa tới huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh. Lượng hàng hóa sẽ tiếp tục được bổ sung và cung cấp từ các siêu thị vào ngày mai.
Cùng đó, các doanh nghiệp trong kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu vẫn có thể đáp ứng khi có yêu cầu. Giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm ổn định, riêng rau, củ, quả tăng nhẹ.
Tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận đề xuất của Sở Công Thương cấp hàng hóa dự trữ phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho huyện Đakrông như mì ăn liền 1.200 thùng; gạo tẻ 2.400 bao (5kg); nước uống 3.600 chai 500ml; huyện Hướng Hóa, mì ăn liền 1.400 thùng; gạo tẻ 2.800 bao 5kg; nước uống 4.200 chai 500ml.
Nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi ở khu đô thị, chợ dân sinh ở nông thôn đã được khôi phục cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu được đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên, nguồn cung rau xanh còn hạn chế do vùng trồng rau tại tỉnh bị ảnh hưởng ngập lụt. Giá các mặt hàng thực phẩm thiết yếu không có biến động nhiều.
Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã xuất hỗ trợ các địa bàn khó khăn gần hết số lượng dự trữ để cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt. Các mặt hàng tại chợ, siêu thị hiện nay đang đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Giá một số mặt hàng tăng nhẹ, như lương thực tăng từ 2-3%; thực phẩm tăng 3%; hàng rau củ quả tăng 3-4%.
Trong khi đó, tại thành phố Đà Nẵng, tình hình dịch COVID-19 tại thành phố cơ bản được kiểm soát, việc kinh doanh, mua bán trên địa bàn đã hoạt động trở lại, thị trường ổn định, giá cả không biến động.
Các ngành chức năng đã chỉ đạo hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng hóa lương thực, thực phẩm, rau, quả bảo đảm phục vụ nhu cầu tiêu dùng bảo đảm không để xảy ra bất ổn về giá và nguồn cung trên địa bàn thành phố.
Chia sẻ thêm về việc vận hành, cung cấp điện, Bộ Công Thương cho hay, hiện nay, tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam, do nước ngập sâu nên đang cắt điện để đảm bảo an toàn tại 199 xã, phường; đêm qua và hôm nay đã khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 50 xã. Tuy vậy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng phương án khôi phục, cung cấp điện các khu vực ngay sau khi nước rút.
TP Hồ Chí Minh đưa vào hoạt động bến xe miền Đông mới Sáng 10/10, sau gần 4 năm thi công, bến xe miền Đông mới (phường Long Bình, quận 9, TP Hồ Chí Minh) đã được đưa vào hoạt động khai thác giai đoạn 1. Đây là công trình do Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn TNHH Một thành viên (Samco) làm chủ đầu tư với kinh phí giai đoạn...