Tập đoàn Trung Quốc có cửa hàng do robot phục vụ đầu tiên ở châu Âu, thách thức Amazon
Tập đoàn khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc JD.com đã mở hai cửa hàng bán lẻ ở Hà Lan có robot làm nhiệm vụ chuẩn bị và giao hàng.
Một cửa hàng Ochama của JD.com. Ảnh: JD.com
Theo CNBC, các cửa hàng robot này mang nhãn hiệu Ochama, nằm ở các thành phố Leiden và Rotterdam. Đây là bước đột phá đầu tiên của JD.com tại châu Âu khi mở cửa hàng bán trực tiếp. Động thái cho thấy tham vọng của tập đoàn thương mại điện tử này trong việc mở rộng ra ngoài Trung Quốc.
JD.com cho biết người mua sắm có thể sử dụng ứng dụng Ochama để đặt mua các sản phẩm từ đồ ăn đến mỹ phẩm và nội thất gia đình. Sau đó, họ có thể đến cửa hàng để nhận đơn hàng do robot chuẩn bị. Khi người mua đến cửa hàng, họ có thể quét mã vạch trên ứng dụng và đơn hàng của họ sẽ được giao qua một băng chuyền.
Video đang HOT
JD.com xuất hiện ở châu Âu mở đầu cho thách thức tiềm tàng đối với Amazon. Tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ của Mỹ đã ra mắt các cửa hàng tạp hóa không cần thu ngân có tên Amazon Go ở Mỹ và Amazon Fresh ở Anh.
JD.com cho biết họ có kế hoạch mở thêm hai cửa hàng nữa tại thành phố Amsterdam và Utrecht của Hà Lan.
Các cửa hàng Ochama kết hợp hai vấn đề mà JD.com tập trung phát triển là vận chuyển hàng hóa và thương mại điện tử. Tại Trung Quốc, công ty này tự vận hành chi nhánh vận chuyển và cũng đang có kế hoạch mở rộng ra quốc tế. JD.com cũng điều hành một doanh nghiệp thương mại điện tử khổng lồ tại Trung Quốc.
JD.com vẫn kiếm phần lớn doanh thu từ Trung Quốc nhưng trong những năm gần đây, tập đoàn đã mở rộng sự hiện diện ở nước ngoài. Công ty vận hành một trang web mua sắm trực tuyến có tên Joybuy.com dành cho khách hàng quốc tế. JD.com cũng có một liên doanh thương mại điện tử ở Thái Lan và nó cũng là cổ đông lớn nhất của nền tảng mua sắm Tiki tại Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 11/2021, Xin Lijun, Giám đốc điều hành mảng kinh doanh bán lẻ của JD.com, cho biết công ty đang phân tích chiến lược sâu hơn ở Việt Nam và châu Âu, coi đây là những địa điểm tiềm năng để mở rộng.
Trung Quốc 'sạch bóng' đại diện Top 10 công ty vốn hóa lớn nhất thế giới
Tập đoàn Tencent và Alibaba đã rớt khỏi danh sách 10 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, khiến Trung Quốc không còn đại diện nào trong top 10.
Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba, gõ búa khai màn phiên giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York hôm 19/9/2014. Ảnh: Getty Images
Theo dữ liệu của QUICK-FactSet, năm 2020, Tencent từng đứng ở vị trí thứ 7, tiếp sau đó là Alibaba ở vị trí thứ 9. Hồi tháng 2/2021, Tencent từng vươn lên hạng 6 trước khi vốn hóa thị trường sụt giảm 40%. Tính đến ngày 18/12, ông lớn công nghệ Trung Quốc này đứng thứ 11.
Bản danh sách cập nhật ghi nhận sự thống trị của các đại gia công nghệ Mỹ. Apple, Microsoft và Alphabet (công ty mẹ của Google) lần lượt chiếm ba vị trí đầu tiên. Xếp thứ tư là Saudi Aramco - gã khổng lồ trong ngành dầu mỏ toàn cầu. Kế đến là tập đoàn Amazon.com, Tesla và Meta - hãng vận hành Facebook.
Đứng thứ 8 và thứ 9 cũng vẫn là hai đại diện của Mỹ, đó là hãng chế tạo chip Nvidia và tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway của trùm tỉ phú Warren Buffet. Đại diện còn lại không phải của Mỹ là hãng chip TSMC của Đài Loan/Trung Quốc, đứng thứ 10 về giá trị vốn hóa thị trường.
Khi thị trường chứng khoán lên đỉnh vào năm 2007 nhờ bùng phát kỳ vọng vào triển vọng kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới từng có 4 đại diện trong top 10 này, với tập đoàn dầu khí PetroChina xếp ở vị trí đầu bàng. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, thế giới chứng kiến sự trỗi dậy của các công ty công nghệ Trung Quốc, với vốn hóa phình to nhờ mô hình kinh doanh mới cùng với đó là thị trường rộng lớn.
Tuy nhiên, việc chính quyền Bắc Kinh gần đây mạnh tay siết hoạt động của các công ty công nghệ cùng với căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung, đã khiến doanh thu, lợi nhuận, vốn hóa thị trường của nhiều ông lớn công nghệ Trung Quốc suy yếu, sụt giảm.
Trung Quốc cảnh báo COVID-19 lây lan qua hàng hoá trong dịp mua sắm lớn nhất năm Giới chức Trung Quốc đã cảnh báo về nguy cơ COVID-19 lây lan từ các bưu kiện hàng hoá trong dịp lễ mua sắm trực tuyến lớn nhất năm. Ủy ban y tế địa phương cho biết bất kỳ ai chạm vào các bưu kiện hàng hoá cũng cần xét nghiệm COVID-19 và giám sát. ẢNH: AFP Theo trang Bloomberg, người dân Trung...