Tập đoàn TH muốn đầu tư vào siêu dự án “Dòng sông huyền thoại” tại Bắc Ninh
Ngày 28/3, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang đã có chuyến khảo sát thực địa về dự án “ Dòng sông huyền thoại” do Tập đoàn TH đề xuất chủ trương đầu tư.
Cùng đi có ông Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, ngành liên quan và huyện Gia Bình. Về phía Tập đoàn TH có bà Thái Hương- Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH tham gia cùng đoàn khảo sát.
Dự án “Dòng sông huyền thoại” do Tập đoàn TH đề xuất đầu tư với tổng diện tích hơn 1.500ha thuộc phạm vi 9 xã: Cao Đức, Lãng Ngâm, Giang Sơn, Song Giang, Đại Lai, Thái Bảo, Vạn Ninh, Đông Cứu, Xuân Lai.
Dự án “Dòng sông huyền thoại” trải dài trên địa bàn 5 huyện của tỉnh Bắc Ninh với điểm chính của dự án nằm trên địa phận xã Cao Đức, huyện Gia Bình- nơi có đền Tam Phủ nổi tiếng, bến Bình Than, đền Cao Lỗ Vương.
Phần lớn diện tích đất thuộc khu vực bãi bồi ven sông Đuống, bao gồm tổ hợp: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nhà máy chế biến nông nghiệp sạch và khu trồng thực nghiệm; khu bảo tồn, tôn tạo quần thể Đền Tam Phủ, bãi Nguyệt Bàn và các khu đất ven sông thuộc xã Cao Đức kết hợp phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh và nghỉ dưỡng, dưỡng lão; khu đô thị tri thức tại xã Song Giang và khu đô thị sinh thái nông nghiệp công nghệ cao; hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đồng bộ, hiện đại…
Trên cơ sở đề xuất của Tập đoàn TH, huyện Gia Bình đã kiểm tra, rà soát và đối chiếu vị trị dự án với Quy hoạch vùng huyện, Quy hoạch chung các xã và Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 về hiện trạng sử dụng đất tại 15 phân khu, trong đó cơ bản diện tích đất do Tập đoàn đề xuất phù hợp quy hoạch. Tuy nhiên, một số diện còn vướng mắc, trùng lặp với các quy hoạch khác.
Sau khi trực tiếp khảo sát thực địa và lắng nghe ý kiến các Sở, ngành liên quan và huyện Gia Bình, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đánh giá cao ý tưởng triển khai dự án “Dòng sông huyền thoại” của Tập đoàn TH. Khẳng định dự án sẽ là điểm nhấn về sản xuất nông nghiệp hàng hóa – công nghệ cao, văn hóa, du lịch của vùng cũng như tỉnh Bắc Ninh, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đề nghị Tập đoàn TH phối hợp với huyện Gia Bình, các Sở, ngành liên quan rà soát lại dự án, hạn chế chồng chéo vào những quy hoạch đã có, đồng thời, tập trung triển khai đối với diện tích không vướng quy hoạch.
Bà Nguyễn Hương Giang- Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cùng bà Thái Hương- Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH khảo sát vị trí quy hoạch, lập dự án “Dòng sông huyền thoại”.
Đối với huyện Gia Bình cần xác định đây là quyết tâm chính trị của huyện để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong việc triển khai dự án.
Trước đó, bà Thái Hương- Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH đã có buổi làm việc với bà Đào Hồng Lan- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh về dự án “Dòng sông huyền thoại”.
Video đang HOT
Sau khi giới thiệu dự án, bà Thái Hương cho biết, Tập đoàn TH đã nghiên cứu, khảo sát, tham vấn các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, Tập đoàn nhận thấy Gia Bình là địa phương có khá nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp và du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng do vậy mong muốn được sự ủng hộ của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn, để dự án sớm được thực hiện.
Bà Đào Hồng Lan- Bí thư Tỉnh ủy và Lãnh đạo huyện huyện Gia Bình đã ghi nhận, đánh giá cao Tập đoàn TH đã có sự chuẩn bị đầu tư, khảo sát các tiềm năng lợi thế của huyện Gia Bình, đồng thời sẽ chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với tập đoàn để xây dựng đề án chi tiết, cụ thể, phù hợp với định hướng chung của huyện, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đưa huyện Gia Bình phát triển.
Dự án “Dòng sông huyền thoại” nằm trên nơi hội tụ của 6 dòng sông thuộc hệ thống sông Thái Bình. Tổng quy mô của dự án là hơn 3.840ha nằm trên địa bàn 5 huyện của tỉnh Bắc Ninh là Tiên Du, Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình, Lương Tài. Địa điểm chính thực hiện dự án nằm trên địa phận xã Cao Đức, huyện Gia Bình có quy mô 107ha.
Trong đó, dự kiến Tập đoàn TH sẽ xây dựng nhà máy chế biến nông sản trong khu vực quy hoạch KCN với quy mô khoảng 75,8ha của huyện Gia Bình, thuộc địa phận xã Cao Đức.
Khu vực có vị trí thuận lợi, dễ dàng tiếp cận tới tuyến quốc lộ 17, cũng như thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu từ các điểm thu mua. Nhà máy có dây chuyền chế biến nông sản, chiết xuất tinh dầu, dược liệu với đầy đủ các hạng mục phụ trợ như kho bãi, xả thải….
Để đảm bảo mục đích ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngoài nhà máy, khu vực này còn có khu nghiên cứu, thí nghiệm và phát triển sản phẩm, giống cây trồng; các khu vườn thực nghiệm, khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm… khu hành chính điều hành…
Bắc Ninh: Kinh hoàng bãi rác 300.000 tấn ở xã đúc nhôm Văn Môn, 4 hộ đổ trộm chất thải bị phạt 1 tỷ đồng
Với khoảng hơn 300 hộ dân làm nghề cô đúc nhôm tại thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, nhưng đã thải ra tới trên 300.000 tấn xỉ nhôm chất cao như núi, ngày càng phình to trên cánh đồng 3,7ha.
Để ngăn việc "đổ trộm", xã Văn Môn đã phải quây tôn và UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định xử phạt nặng.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Hoàng Gia, Chủ tịch UBND xã Văn Môn thừa nhận: "Vấn đề môi trường ở Văn Môn nói chung, làng Mẫn Xá nói riêng vẫn còn nặng nề, thực hiện chưa được nhiều vì nó mang tính chất lớn quá. Trong quá trình thực hiện đối với địa phương là quá tầm, quá khả năng của cấp xã".
Bãi xỉ nhôm hơn 300.000 tấn chất cao như núi, ngày càng phình to ở thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Khương Lực.
Bãi xỉ nhôm phình to, cao như núi trên cánh đồng 3,7ha
Do tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở làng nghề cô đúc nhôm thôn Mẫn Xá nên Văn Môn là xã cuối cùng ở tỉnh Bắc Ninh được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2020. Ở thời điểm đó, với hàng trăm lò cô đúc nhôm thắp lửa đêm ngày, lượng chất thải từ nghề thu gom, tái chế nhôm ở thôn Mẫn Xá thải ra chất cao như núi trên cánh đồng 3,7ha.
Đến thôn Mẫn Xá vào ngày nắng, khói, bụi là thứ thường gặp ở nơi đây. Ngày mưa, khi nước mưa gặp xỉ nhôm khô sẽ bốc mùi khai. Với những đặc trưng riêng có này, nếu không phải dân sở tại sẽ không thể chịu đựng được.
Xe contener chở phế liệu từ khắp mọi miền đất nước về thôn Mẫn Xã để tái chế, cô đúc nhôm. Ảnh: Khương Lực.
Dọc các con đường trong thôn, đêm ngày tấp nập các xe tải, xe contener chở đồ phế liệu từ khắp mọi miền quê về và chở những thỏi nhôm đúc sáng loáng đi tiêu thụ. Việc thu gom, tái chế nhôm từ đồ đồng nát nơi đây bắt đầu từ những năm 2000 và ngày càng lớn mạnh hơn do nhu cầu từ thị trường. Cả thôn có 900 hộ dân thì có trên dưới 300 hộ xây lò, tái chế đồ đồng nát thành những thỏi nhôm sáng loáng.
Đi dọc các con đường trong thôn, các lò cô đúc, tái chế nhôm, đồng mọc lên san sát, có nơi tụ lại 4-6 lò, thậm chí làm ngay cạnh nhà ở. Một ngày lò than ở thôn có thể tái chế được 1 tấn phế liệu, còn lò dầu thì tái chế được gấp đôi, khoảng 2 tấn. Cứ 1 tấn phế liệu tái chế, người dân thu được 850kg nhôm, còn lại 150 xỉ nhôm thải loại.
Các lò cô đúc, tái chế nhôm có quy mô nhỏ, công nghệ thủ công, lạc hậu, nằm xen kẽ trong khu dân cư. Tro, xỉ nhôm được thải trực tiếp ra môi trường, không qua xử lý. Ảnh: Khương Lực.
Ông Nguyễn Hoàng Gia, Chủ tịch UBND xã Văn Môn cho biết, số hộ cô đúc nhôm ở thôn Mẫn Xá rất co giãn. Khi thị trường có nhu cầu cao, số hộ tham gia cô đúc nhôm có thể tăng lên tới 400 hộ. Họ chỉ cần đầu tư mấy chục triệu xây lò có quy mô nhỏ, công nghệ thủ công, lạc hậu, nằm xen kẽ trong khu dân cư để tiến hành cô đúc nhôm.
"Đa phần khí thải, chất thải rắn (than lò, bã, xỉ) phát sinh từ các cơ sở sản xuất được thải trực tiếp ra môi trường, khối lượng tro, xỉ từ bã nhôm còn tồn động hiện nay khoảng 300.000 tấn" - ông Nguyễn Hoàng Gia thông tin.
Ngăn "đổ trộm" xã quây tôn, UBND tỉnh ra quyết định xử phạt nặng
Để hạn chế tình trạng đổ trộm rác thải, bã xỉ nhôm ở thôn Mẫn Xá, từ tháng 4/2021, UBND huyện Yên Phong đã chỉ đạo UBND xã Văn Môn quây tôn quanh khu vực bãi xả thải để giảm thiểu tình trạng đổ trộm bã xỉ nhôm lên trên đất nông nghiệp và những nơi không đúng quy định.
Bắc Ninh: Chủ tịch UBND huyện Yên Phong bị yêu cầu rút kinh nghiệm việc xử lý môi trường ở Văn Môn
Theo ông Nguyễn Hoàng Gia, việc quây tôn này nhằm mục đích hạn chế các công ty do người Mẫn Xã thành lập ở các nơi khác, mang xỉ nhôm về đổ trộm, hoặc "lách luật" thuê các hộ nhỏ lẻ tái chế lại xỉ nhôm rác, 1 tấn chỉ thu được khoảng 150-200kg nhôm, còn lại 80-85% rác.
"Họ lợi dụng nên phải quây tôn để ngăn cái lớn đó, còn nhỏ lẻ của các hộ mình vẫn phải chấp nhận" - ông Nguyễn Hoàng Gia khẳng định.
Liên quan đến hành vi "đổ trộm" rác thải, bã xỉ nhôm là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Quang Khải vừa ký ban hành các quyết định xử phạt hành chính 4 cá nhân và doanh nghiệp tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong do hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép với tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Theo đó, UBND tỉnh Bắc Ninh xử phạt Công ty TNHH Đại Niên, thôn Quan Độ, xã Văn Môn với số tiền 400 triệu đồng; ông Nguyễn Văn Hoàn, thôn Phù Xá, xã Văn Môn với số tiền 200 triệu đồng; ông Nghiêm Xuân Mộc, thôn Quan Đình, xã Văn Môn với số tiền 200 triệu đồng do thực hiện hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
Để ngăn việc đổ trộm, UBND xã Văn Môn đã quây tôn quanh khu vực. Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc NInh đã ra quyết định xử phạt nặng đối với những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm. Ảnh: Khương Lực.
UBND tỉnh Bắc Ninh cũng xử phạt ông Nguyễn Văn Hùng, thôn Quan Độ, xã Văn Môn với số tiền 225 triệu đồng vì có hành vi vận chuyển chất thải nguy hại khi không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
Các cá nhân và doanh nghiệp trên bị đình chỉ hoạt động 9 tháng và buộc phải chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm gây ra trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Đồng thời buộc chi trả kinh phí kiểm định, phân tích mẫu chất thải theo định mức, đơn giá hiện hành.
Trước đó, vào tháng 11/2021, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định xử phạt 5 cá nhân tại thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong với tổng số tiền 875 triệu đồng, do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
5 cá nhân bị xử phạt gồm: bà Mẫn Thị Hòa (Cường); bà Nguyễn Thị Hương (Lai); ông Nguyễn Văn Quân (Thanh); ông Nguyễn Văn Chiến (Hương) và ông Hoàng Văn Hải (Hiển). Những người này cô đúc nhôm (tái chế chất thải rắn) nhưng không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Mỗi người bị xử phạt 175 triệu đồng, đồng thời bị đình chỉ hoạt động 9 tháng và buộc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Từ 1/12, người dân Bắc Ninh không ra ngoài từ 21 giờ hôm trước đến 4 giờ ngày hôm sau Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn cho biết trước tình hình dịch có nhiều diễn biến phức tạp, tỉnh Bắc Ninh đã quyết định tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 1/12 đến 10/12. Lực lượng chức năng chốt tại cửa ngõ ra vào trên địa bàn huyện Thuận Thành. Ảnh tư liệu:...