Tập đoàn Sara làm ăn sao dưới thời Chủ tịch Trần Khắc Hùng đang bị truy nã?
Từ năm 2015 đến năm 2019, Tập đoàn Sara làm ăn liên tục bị thua lỗ, dù trước đó, doanh nghiệp này cho biết việc ông Trần Khắc Hùng bị truy nã với tội danh “Giả mạo trong công tác” tại trường đại học Đông Đô, không liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Khoảng năm 2003-2004, ông Trần Khắc Hùng (SN 1972) nổi danh ở xứ Nghệ sau khi thành lập Công ty cổ phần Tập đoàn Sara (Sara Group) cùng một loạt Công ty thành viên hoạt động ở nhiều lĩnh vực như: Công nghệ thông tin, đào tạo, xây dựng, kinh doanh các loại vật tư thiết bị…
Năm 2014, trường đại học Đông Đô có nhà đầu tư mới là Tập đoàn Sara, ông Trần Khắc Hùng trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tháng 8/2019, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) ra quyết định truy nã bị can Trần Khắc Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục – Trường Đại học Đông Đô về tội “Giả mạo trong công tác”.
Trước khi bỏ trốn, ông Hùng ở tại phòng 908 nhà 24T1, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Cựu Sếp đại học Đông Đô Trần Khắc Hùng.
Phía Tập đoàn Sara sau đó đã thông qua quyết định miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT đối với ông Hùng. Đồng thời bầu thành viên HĐQT là ông Trần Hữu Trọng giữ quyền Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp từ ngày 17/9/2019, đến nay là Chủ tịch HĐQT.
Video đang HOT
Thời điểm đó, dù Tập đoàn Sara khẳng định việc ông Trần Khắc Hùng bị truy nã với tội danh “Giả mạo trong công tác” tại trường đại học Đông Đô, không liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Thế nhưng dư luận vẫn rất tò mò về Tập đoàn Sara làm ăn sao?
Tập đoàn Sara tiền thân là Công ty cổ phần Đào tạo và Phát triển Công nghệ thông tin Quốc gia được thành lập ngày 6/6/2003 với số vốn điều lệ ban đầu là 1,9 tỷ đồng.
Công ty hoạt động trong các lĩnh vực: Giáo dục nghề nghiệp, đào tạo cao đẳng, bán buôn máy vi tính, xây dựng công trình, kinh doanh bất động sản, tư vấn du học, cho thuê xe ô tô, dịch vụ bảo vệ, đào tạo đại học và sau đại học.
Về hoạt động kinh doanh, năm 2019 tổng doanh thu của Tập đoàn Sara đạt hơn 382 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ bán hàng đạt hơn 374 tỷ đồng, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác đạt hơn 50 tỷ đồng. Trong năm 2019, doanh nghiệp thông báo lỗ 1,4 tỷ đồng.
Tập đoàn Sara đặt kế hoạch doanh thu của Công ty trong năm 2020 là 3 tỷ đồng.
Trước đó, những năm gần đây, Tập đoàn Sara làm ăn cũng liên tục lỗ. Cụ thể, năm 2015 doanh nghiệp này lỗ tới 2,5 tỷ đồng, năm 2016 lỗ 13 tỷ, năm 2017 lỗ 10,2 tỷ, năm 2018 lỗ 3,3 tỷ đồng.
4 nhóm hàng chủ lực xuất khẩu chục tỷ đô
Với kết quả hơn 65 tỷ USD, 4 nhóm hàng chủ lực chiếm đến 53% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 6 tháng đầu năm 2020.
Theo thống kê vừa được Tổng cục Hải quan công bố, 6 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu của cả nước đạt xấp xỉ 123 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, 2 nhóm hàng có mức tăng trên 1 tỷ USD là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 3,9 tỷ USD); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng (tăng 2,2 tỷ USD). Các nhóm hàng có mức giảm trên 1 tỷ USD bao gồm: máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (giảm 1,07 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện (giảm 1,5 tỷ USD).
Thống kê chi tiết cho thấy, 6 tháng qua, nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vẫn là điện thoại các loại và linh kiện với kim ngạch đạt xấp xỉ 22 tỷ USD, nhưng giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Thị trường xuất khẩu chính của nhóm hàng này là EU, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng vị trí thứ hai với kim ngạch đạt 19,5 tỷ USD tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Xét về thị trường, 6 tháng qua, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nhiều nhất sang Trung Quốc, tiếp đến là Mỹ và EU.
Dệt may là nhóm hàng xuất khẩu đứng thứ 3 với kim ngạch đạt 13,2 tỷ USD, giảm 12,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với trị giá đạt 6,19 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường chủ lực khác có thể kể đến như Nhật Bản, EU.
Nhóm hàng lần đầu tiên góp mặt trong nhóm xuất khẩu chủ lực (sau 6 tháng đầu năm) là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng với trị giá 10,4 tỷ USD, tăng 26,5% (tương đương 2,2 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của Việt Nam trong 6 tháng từ đầu năm chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Với kết quả hơn 65 tỷ USD, 4 nhóm hàng chủ lực chiếm đến 53% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 6 tháng đầu năm.
Fideco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2020 giảm 47% Công ty CP Ngoại thương và Phát triển đầu tư TP.HCM (Fideco) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, dự kiến tổ chức ngày 3/6. Một trong những nội dung đáng chú ý là kế hoạch lợi nhuận năm 2020 giảm 47% so với năm 2019 (năm 2019 lãi sau thuế đạt gần 66 tỷ đồng)....