Tập đoàn Raito Kogyo (Nhật Bản) chính thức trở thành cổ đông lớn của FECON
Số cổ phần FCN mà Raito Kogyo sở hữu được chuyển đổi từ hai lô trái phiếu chuyển đổi mà Raito Kogyo đã nhận chuyển nhượng từ Japan South East Asia Growth Fund (JSEAG) – thành viên thuộc Ngân hàng phát triển Nhật Bản (DBJ) đã đầu tư vào FECON tại đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi của FECON năm 2016 với tổng giá trị 500 tỷ đồng. Riêng JSEAG đã giải ngân vào 2 lô trái phiếu với tổng giá trị khoảng 328 tỷ đồng bên cạnh các nhà đầu tư khác như Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), Mutual Fund Elite (Non-UCITS) và Vietnamholding Limited.
Ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch FECON (bên phải) và ông Kazuo Suzuki, Chủ tịch Tập đoàn Raito Kogyo bắt tay ghi dấu cho sự hợp tác giữa hai bên
Hai lô trái phiếu do JSEAG sở hữu và chuyển nhượng cho Raito Kogyo có ngày đáo hạn là 21/4/2019 và đến giờ đã được chuyển đổi thành công sang cổ phiếu. Theo báo cáo vừa công bố của Raito Kogyo, thay đổi sở hữu được thực hiện ngày 28/5/2019 theo Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán số 15/2012/GCNCP-VSD-11 ngày 28/5/2019 do VSD cấp.
Raito Kogyo là một trong những tập đoàn xây dựng lớn tại Nhật Bản với 70 năm hoạt động trong lĩnh vực thi công nền móng công trình.
Raito Kogyo có quy mô 1.016 nhân viên, đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tokyo từ năm 1979.
Năm 2018, doanh thu hợp nhất của Raito Kogyo đạt 910 triệu USD, lợi nhuận hợp nhất đạt 81 triệu USD (tương đương lần lượt là 20.854 tỷ đồng và 1.856 tỷ đồng).
Theo quyết định Thay đổi niêm yết số 189/QĐ-SGDHCM do Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 31/5/2019 thì số cổ phần niêm yết của FECON trên HoSE sẽ là 113.847.742 cổ phiếu với tổng giá trị niêm yết là hơn 1.138 tỷ đồng, bắt đầu từ ngày 4/6/2019.
Trước đó, vào ngày 4/4/2019, FECON và Raito Kogyo ký kết hợp tác chiến lược toàn diện. Theo thoả thuận hợp tác này Raito Kogyo sẽ đầu tư để sở hữu 19% vốn điều lệ công ty FECON mẹ (FCN). Lễ công bố chính thức đã được tổ chức trang trọng vào ngày 12/4/2019.
Như vậy Raito Kogyo sẽ cần gom thêm 2,5 triệu cổ phiếu FCN trên thị trường, để nâng mức sở hữu lên trên 19% vốn FECON như thoả thuận.
Không chỉ đầu tư vào công ty mẹ FECON, Raito Kogyo cũng cam kết đầu tư và nắm giữ hơn 9,4 triệu cổ phiếu tương ứng với 36% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Công trình ngầm FECON (FCU) – công ty thành viên của FECON.
“Chúng tôi cho rằng thị trường xây dựng Việt Nam trong trung và dài hạn có thể tăng trưởng khoảng 7 -10%. Các Dự án hạ tầng giao thông đường bộ và đường sắt, hạ tầng liên quan đến cống ngầm, nhiệt điện và năng lượng là cơ hội cho Raito Kogyo”, ông Kazuo Suzuki, Chủ tịch Raito Kogyo chia sẻ về lý do Tập đoàn Nhật Bản này quyết định đầu tư vào FECON tại lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai bên.
Video đang HOT
Hai bên sẽ cùng nghiên cứu, phát triển và thực hiện các Dự án về hạ tầng giao thông (đường bộ, cảng, đường thủy), các dự án đường sắt đô thị và thoát nước ngầm tại Việt Nam, dự án chống sạt lở, giảm nhẹ thiên tai tại Việt Nam tại một số nước Đông Nam Á và các nước lân cận khác.
Đặc biệt, Raito Kogyo sẽ cung cấp và chuyển giao các công nghệ tiên tiến mà tập đoàn này đang là đơn vị dẫn đầu trên thế giới về xử lý nền đất yếu, xử lý nước ngầm, xử lý sạt trượt… cho FECON và để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày các cao đối với các loại công trình này, không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn khu vực.
“Tầm nhìn những năm 2020 của FECON là trở thành tập đoàn hàng đầu về xây dựng và phát triển hạ tầng tại Việt Nam, bước đi này mang tính quyết định trên hành trình để đạt được tầm nhìn đó”, ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch FECON khẳng định tại lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Raito Kogyo.
Năm 2019, FECON đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 4.200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 356 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 47% và 43% so với kết quả thực hiện của năm 2018. Tính đến hết quý I/2019, FECON đã đạt mốc doanh thu 409,1 tỷ đồng, tăng 34% so với thực hiện cùng kỳ 2018 và lợi nhuận sau thuế 30,2 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ 2018.
FECON và Raito Kogyo bắt đầu mối quan hệ hợp tác từ tháng 6/2015 với một thỏa thuận hợp tác thi công công trình ngầm bằng công nghệ Jet Grouting – khoan phụt vữa áp lực cao đường kính lớ8n tại dự án Metro Line 1 TP. Hồ Chí Minh đoạn Bến Thành – Suối Tiên.
Hơn 1 năm sau, vào tháng 9/2016 FECON và Raito Kogyo đã bắt tay thành lập Công ty cổ phần Địa kỹ thuật tiên tiến Raito FECON (RFI), hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thi công xử lý nền bằng phương pháp khoan phụt vữa áp lực cao đường kính lớn và khoan phụt hoá chất, gia cố chống thấm cho công trình.
Được biết, sau 2 năm thành lập RFI đã tăng trưởng trên 30% mỗi năm.
FRI hiện đang tham gia một loạt dự án lớn tại TP.HCM, Đà Nẵng và Quảng Ngãi như Dự án XL-01, Dự án Golden Hill, Dự án Package G, Dự án Nam Hội An, Dự án Hòa Phát…
Minh Hải
Theo baodautu.vn
"Vua hàng hiệu" mất hợp đồng lớn vì lộ tin; đại gia giải trí chịu cú sốc lớn nhất sau 41 năm
Tuần qua, thông tin về việc mở Khu phi thuế quan bị lộ ra trên mặt báo, khiến "Vua hàng hiệu" phải chấm dứt triển khai dự án này đã thu hút được sự quan tâm của bạn đọc. Bên cạnh đó, đại gia làng giải trí tâm sự về cú sốc lớn sau hơn 40 năm cũng là thông tin đáng chú ý.
Bà Chu Thị Bình đã nhận cả gốc lẫn lãi
Thông tin trên đã được một thành viên HĐQT Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank và bà Chu Thị Bình xác nhận.
Eximbank đã thanh toán đủ số tiền gửi tiết kiệm 245 tỷ đồng, 115,4 tỷ đồng tiền lãi phát sinh cộng lãi phạt cho khách hàng Chu Thị Bình theo phán quyết của toà phúc thẩm.
Số tiền 245 tỷ đồng được trả vào tháng 8/2018. Mới đây, sau phán quyết của toà phúc thẩm có hiệu lực ngày 19/4, ngân hàng này tiếp tục trả cho bà Chu Thị Bình 115,4 tỷ đồng tiền lãi. Như vậy, đến nay bà Chu Thị Bình đã nhận đủ toàn bộ tiền gốc và lãi là 360,4 tỷ đồng.
Quốc Cường Gia Lai trả cả trăm tỷ đồng tiền nợ cho bà Như Loan
Sáng 6/5, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai giảm thêm 2,48% còn 5.120 đồng/cổ phiếu.
Không những vậy, thông tin xấu đến dồn dập khi, kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm của Quốc Cường Gia Lai cũng đang khiến cổ đông của công ty này thất vọng. Kết thúc quý I, lãi trước thuế của QCG giảm tới 86,7% so với cùng kỳ, lãi sau thuế giảm 84,1% và lãi ròng thuộc về công ty mẹ giảm 82,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bà Nguyễn Thị Như Loan là một trong những chủ nợ cá nhân lớn nhất của Quốc Cường Gia Lai
Nhưng điểm đáng chú ý trong báo cáo tài chính quý I của QCG lại là việc, trong 3 tháng đầu năm nay, QCG đã trả đáng kể vay nợ của các cá nhân. Riêng nợ vay của QCG đối với bà Nguyễn Thị Như Loan đã giảm từ mức gần 300 tỷ đồng hồi cuối năm ngoái còn 71,3 tỷ đồng vào cuối tháng 3 (giảm 228,3 tỷ đồng, tương ứng giảm 76%).
"Vua cá" Dương Ngọc Minh bán đứt công ty con sau cú sốc từ Mỹ
Ngày 10/5, cổ phiếu HVG của Công ty CP Hùng Vương bị sụt mất 0,25 điểm tương ứng 5,7% còn 4.100 đồng. Mã này đang có chuỗi giao dịch tệ hại trong nửa cuối tháng 4 và đầu tháng 5 sau cú sốc POR14. Nếu như theo kết quả sơ bộ thì mức thuế POR14 đối với Hùng Vương là 0 USD/kg thì con số này sau khi công bố kết quả cuối cùng lập từ lên mức cao nhất 3,87 USD/kg.
Ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch HĐQT Hùng Vương
Ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch HVG từng cho biết đã chuẩn bị rất kỹ cho hồ sơ và thuế đợt POR14 vừa rồi, gồm nhiều luật sư, công ty chuyên phân tích số liệu, tổng vốn bỏ ra tới 2 triệu USD. Thế nhưng, những hi vọng của Hùng Vương tại thị trường Mỹ trong đợt rà soát này đã bị dập tắt.
Trong một động thái gần đây, HĐQT Hùng Vương đã thống nhất thoái toàn bộ vốn khỏi Công ty CP Hùng Vương Sông Đốc. Khối lượng thoái vốn là 31,13 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ sở hữu 51%. Có vẻ như "vua cá" vẫn đang tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tái cơ cấu nhằm đưa công ty trở lại đường đua.
Hồi năm ngoái, công ty này đã thực hiện giải thể và bán đất tại Địa ốc An Lạc, chuyển nhượng cổ phần tài Thực phẩm Sao Ta, Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng, bán Kho lạnh 2 Tân Tạo...
Quý II (năm tài chính 2019), Hùng Vương báo lãi 7 tỷ đồng tuy nhiên ông lớn thuỷ sản lại đang phải đối mặt với gánh nặng nợ ngân hàng 3.000 tỷ đồng; dòng tiền hoạt động kinh doanh âm 107 tỷ đồng.
Danh xưng "ngàn tỷ" và "cú sốc" lớn nhất 41 năm
Cổ phiếu YEG của Công ty CP Tập đoàn Yeah1 sau phiên "cầm máu" hôm qua sáng ngày 8/5 đã tiếp tục giảm thêm 1.500 đồng tương ứng 1,4% còn 107.500 đồng.
Việc Yeah1 niêm yết mang đến danh xưng đại gia "nghìn tỷ" cho ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, nhưng cũng khởi đầu cho những biến cố lớn nhất chặng đường 41 năm đã qua của ông
Hiện tại, dù đã "thoát đáy" sau sự cố YouTube hồi tháng 3, YEG vẫn bị bốc hơi tới gần 69% so với mức đỉnh. Trải lòng với cổ đông sáng nay, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống cho biết suốt 41 năm cuộc đời mình chưa bao giờ trải qua nhiều biến cố như khi Yeah1 niêm yết.
Trong quý I, tình hình của Yeah1 không mấy khả quan, đặc biệt là khi vướng vào "cú sốc" YouTube. Doanh thuần hợp nhất của Yeah1 trong quý đầu năm nay giảm 17% còn 387 tỷ đồng và lãi sau thuế thì lao dốc, sụt mạnh 79,4% xuống còn 8 tỷ đồng so với con số hơn 39 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2018.
"Vua hàng hiệu" chấm dứt đàm phán về việc mở Khu phi thuế quan
Hôm qua (8/5), Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư TP Đà Nẵng cho biết vừa nhận được văn thư của Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương (IPPG) về thông tin liên quan đến Dự án Khu phi thuế quan tại Dự án Golden Hill (quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng).
Theo thông báo của IPPG, ngày 16/4, Công ty đã có buổi làm việc với UBND TP Đà Nẵng Nẵng và các sở ngành liên quan về đề xuất của Công ty đối với 3 dự án đầu tư: Trung tâm mua sắm miễn thuế trong phố (Downtown Duty Free); Khu phi thuế quan (trung tâm thương mại, dịch vụ, factory outlet và bất động sản); Trung tâm tài chính Đà Nẵng.
Tuy nhiên, theo phản ánh của IPPG, sau cuộc họp, các thông tin liên quan tới việc IPPG thực hiện dự án Khu phi thuế quan tại Golden Hill đã xuất hiện trên nhiều kênh thông tin đại chúng. Do việc thương lượng với chủ đầu tư khu đất chưa hoàn tất, nên các thông tin này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của IPPG. Các đối tác và thuơng hiệu cùng tham gia đầu tư với công ty rất bất ngờ, gây khó khăn cho công ty trong quá trình hợp tác.
IPPG chính thức báo cáo với UBND TP Đà Nẵng và các cơ quan liên quan rằng việc đàm phán giữa IPPG và Trung Nam Land không đạt được kết quả như dự kiến. Do đó IPPG của "Vua hàng hiệu" Jonathan Hạnh Nguyễn đã chấm dứt việc đàm phán hợp tác này. IPPG cũng kiến nghị UBND TP Đà Nẵng giới thiệu khu đất khác để công ty nghiên cứu, đầu tư và phát triển dự án.
Theo Dân trí
FECON vừa trúng thầu thêm 2 gói thầu tổng giá trị 232 tỷ đồng, đặt mục tiêu đạt 4.200 tỷ doanh thu 2019 Gói thầu xử lý nền tại các ga ngầm thuộc dự án Metro Line 3 Hà Nội đoạn Nhổn - Ga Hà Nội trị giá 132 tỷ đồng sẽ áp dụng công nghệ khoan phụt vữa áp lực cao mới nhất của Nhật Bản. Theo thông tin từ Công ty Cổ phần FECON (HOSE: FCN) thông báo, nhà thầu này vừa trúng thêm...