Tập đoàn Pháp bị Mỹ phạt 772 triệu USD vì đưa hối lộ
Tập đoàn công nghê Pháp Alstom SA ngày hôm qua 22/12 đã bị phạt 772 triệu USD vì tội danh hối lộ. Alstorm thừa nhận đã hối lộ các nhân viên chính phủ để giành được các dự án trên khắp thế giới.
Tập đoàn Alstorm đã bị Bộ tư pháp Mỹ xử phạt khoản tiền cao kỷ lục 772 triệu USD vào ngày 22/12
Án phạt 772 triệu USD do Bộ tư pháp Mỹ đưa ra ngày 22/12 là khoản phạt cao nhất từ trước đến nay đối với hành vi hối lộ ở nước ngoài.
Bộ tư pháp Mỹ cho biết tập đoàn công nghệ khổng lồ Alstorm đã hối hộ các quan chức ở nhiều nước như Indonesia, Ai Cập, Ả-rập Xê-út và Bahamas để thắng thầu các dự án điện và giao thông.
Theo tài liệu truy tố, Alstom đã chi hơn 75 triệu USD tiền hối lộ để trúng thầu hàng loạt dự án quy mô khoảng 4 tỷ USD.
Trong thời gian qua đã có hàng loạt cuộc điều tra hối lộ đối với Alstom và các chi nhánh của công ty này trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Cùng ngày, một chi nhánh của Alstorm tại Anh và hai cá nhân của chi nhánh này đã bị buộc tội hối lộ các quan chức nước ngoài từ năm 2002 đến năm 2010 tại Toà án của Anh.
Hồi tháng 2 năm nay, giới chức Brazil đã truy tố 11 người với các cáo buộc hối lộ để giành được hợp đồng xây dựng tàu điện ở Sao Paulo.
Năm 2011, một chi nhánh khác cũng đã bị chính quyền Thụy Sĩ phạt 42,7 triệu USD vì hối lộ ở Latvia, Tunisia và Malaysia.
Gần đây, đơn vị sản xuất tuabin điện của tập đoàn Alstom SA đang gặp một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Các đơn đặt hàng hiện đang giảm mạnh còn tập đoàn này phải đối mặt với những án phạt khổng lồ từ nhiều Tòa án trên thế giới. Hồi tháng 6, Alstorm đã phải bán phần lớn mảng kinh doanh điện cho tập đoàn General Electric của Mỹ để tập trung vào ngành đường sắt với quy mô nhỏ hơn.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Vụ trộn thịt quá đát: Trung Quốc bắt 6 nhân viên hãng thực phẩm Mỹ
Giới chức Trung Quốc đã chính thức bắt giữ 6 nhân viên của một chi nhánh Tập đoàn cung cấp thực phẩm Mỹ OSI, trong vụ bê bối liên quan đến thịt quá đát.
Giới chức Trung Quốc trước đó đã công bố bắt giam 6 quan chức của Shanghai Husi Food Co., một chi nhánh của OSI, vốn điều hành nhà máy đã bị đóng cửa ở thành phố Thượng Hải hồi tháng 7 do trộn thịt quá đát với sản phẩm mới.
Khách hàng của OSI ở Trung Quốc gồm có cả McDonald's và KFC.
Một nhà máy chế biến thực phẩm của OSI tại Hồ Bắc, Trung Quốc (Ảnh: AFP)
"Tập đoàn OSI xác nhận 6 nhân viên của Shanghai Husi hiện đã bị bắt", công ty này ra tuyên bố gửi báo chí. "OSI sẽ tiếp tục phối hợp tích cực và thiện chí với giới chức trách", tuyên bố cho biết thêm. Tuy nhiên danh tính của những người bị bắt không được công bố.
Văn phòng công tố Thượng Hải cho biết trên trang web của cơ quan này rằng, các nhân viên trên bị nghi ngờ sản xuất và bán sản phẩm "giả và kém chất lượng".
Vụ bê bối được một đài truyền hình của Thượng Hải đưa ra ánh sáng, đã gây sốc lớn ở Trung Quốc và thế giới. Các chuỗi nhà hàng phương Tây thường được xem là có tiêu chuẩn chất lượng cao hơn ở Trung Quốc, nước vốn liên tục đối mặt với các vấn đề an toàn thực phẩm.
Khách hàng của nhà máy OSI Thượng Hải tại Trung Quốc cũng gồm cả Pizza Hut, chuỗi café Starbucks, Burger King, cửa hàng bán đồ tiện lợi 7-Eleven và Papa John's Pizza.
Các cửa hàng McDonald's ở Nhật và Hồng Kông cũng bị ảnh hưởng.
McDonald's đã cắt đứt quan hệ với OSI ở Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc hiện đang điều tra OSI, trong khi công ty OSI của Mỹ cũng đang tiến hành điều tra nội bộ riêng sau khi đã sốc lại bộ máy quản lý ở Trung Quốc./.
Theo VOV
Ngân hàng nhà nước Trung Quốc bị Truyền hình Trung ương vạch mặt "rửa tiền" Một sự kiện bất thường diễn ra ngày 9/7: Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) tố cáo Ngân hàng Trung Quốc (BOC) phạm tội "rửa tiền" ở Úc và các nước khác! Có thể nói đây là lần đầu tiên CCTV sử dụng biện pháp quay phim, để thực hiện cuộc tấn công trực tiếp vào BOC, một trong 5 ngân...