Tập đoàn PAN dự chi gần 143 tỷ nâng sở hữu tại FMC lên 45% vốn
Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (mã PAN-HOSE) vừa thông báo về việc chào mua công khai cổ phiếu FMC của Công ty Cố phần Thực phẩm Sao Ta.
Biểu đồ giao dịch giá cổ phiếu FMC từ đầu năm đến nay – Nguồn: HOSE
Theo đó, PAN chào mua công khai 4.762.000 cổ phiếu của FMC, tương đương 11,85% vốn điều lệ, thời gian từ ngày 12/12/2018 đến ngày 14/1/2019 với giá thực hiện chào mua là 30.000 đồng/cổ phiếu. Kinh phí thực hiện lấy từ nguồn vốn tự có và các nguồn vốn hợp pháp khác của PAN.
Hiện PAN đang là cổ đông lớn, nắm giữ 33,15% vốn điều lệ của FMC. Đồng thời, bà Nguyễn Thị Trà My, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc tại PAN, cũng là Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị tại FMC. Nếu giao dịch thành công, PAN sẽ nâng tỷ lệ nắm giữ lên hơn 18 triệu cổ phiếu FMC, chiếm 45% vốn điều lệ.
Mới đây, FMC thông báo tháng 11, FMC đã mua tôm nguyên liệu khá nhiều nhằm đáp ứng hợp đồng nên sản lượng tôm thành phẩm đạt 1.937 tấn, tăng 33% so cùng kỳ năm 2017 với doanh số tiêu thụ đạt 16,2 triệu USD, tăng 3% so cùng kỳ năm 2017.
Doanh số chung đến hết tháng 11/2018 đạt 106,2% chỉ tiêu kế hoạch năm và lợi nhuận đến hết tháng 11 đạt trên 180 tỷ đồng. Theo FMC, trại tôm đang thu hoạch, còn 54 ao tôm lớn, dự kiến sẽ thu hoàn tất trong tháng 12 để chuẩn bị cải tạo ao cho vụ nuôi 2019 và công ty đang tìm quỹ đất mở rộng nuôi các năm về sau.
Theo vneconomy.vn
Đầu tư công trung hạn: Điều chỉnh tăng vốn nước ngoài, giảm trong nước
Tổng vốn đầu tư nước ngoài trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 đã được điều chỉnh tăng thêm 60 ngàn tỉ đồng so với kế hoạch trước đó, cho dù tỷ lệ giải ngân năm 2018 đến nay rất chậm, theo Nghị quyết 71/2018 của Quốc hội.
Các dự án vay vốn nước ngoài giải ngân chậm, sẽ chỉ được tăng giải ngân cho các dự án đảm bảo đúng tiến độ và trong kế hoạch đề ra. Ảnh: Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội vay vốn ODA chậm tiến độ nhiều năm.
Quốc hội đã công bố Nghị quyết 71/2018 điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 nhằm cân đối lại nguồn vốn đầu tư cho sát hơn với tình hình thực tế. Theo đó, tổng mức vốn đầu tư nước ngoài trung hạn giai đoạn nêu trên tăng từ 300 ngàn tỉ đồng lên tối đa 360 ngàn tỉ đồng. Tương tự, vốn vay trong nước cùng thời gian trên điều chỉnh giảm xuống tương ứng để đáp ứng yêu cầu giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài. Nguồn vốn cho các dự án quan trọng quốc gia cũng giảm xuống thêm 10 ngàn tỉ đồng (từ 80 ngàn tỉ đồng xuống 70 ngàn tỉ đồng).
Nghị quyết 71 cho phép sử dụng nguồn dự phòng chung của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở đảm bảo khả năng cân đối vốn đầu tư của ngân sách hàng năm và giữ mức trần đầu tư công 2 triệu tỉ đồng, giữ tỷ lệ bội chi ngân sách, chỉ tiêu an toàn nợ công đã được Quốc hội thông qua.
Đối với nguồn vốn vay nước ngoài, việc phân bổ thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: Các dự án được bố trí vốn bổ sung là các dự án kết thúc Hiệp định vay trong giai đoạn 2018- 2020 và không có khả năng gia hạn. Các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài đã có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 có tiến độ và khả năng giải ngân tốt sẽ được bố trí vốn; các dự án sử dụng nguồn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài đã ký kết hiệp định vay, dự kiến ký kết hiệp định vay và triển khai trong năm 2019-2020 nhưng chưa có trong danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cũng sẽ được bố trí vốn.
Theo thesaigontimes.vn
PAN dự chi trăm tỷ nâng sở hữu tại FMC lên 45% Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (HoSE: PAN) vừa thông báo về việc chào mua công khai 4.762.000 cổ phiếu của Công ty Cố phần Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC), tương đương 11,85% vốn điều lệ. FMC thuộc top 3 công ty xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam Theo đó, giá thực hiện chào mua là 30.000 đồng/cổ phiếu. Kinh...