Tập đoàn Nhà nước nợ nần không được bảo lãnh vay
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề nghị của Bộ Tài chính về việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho các năm tiếp theo.
Không cấp bảo lãnh Chính phủ đối với các Tập đoàn, Tổng công ty có khó khăn tài chính, có nợ với Quỹ Tích lũy hoặc đang trong quá trình phải xử lý nợ vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ hoặc nợ được Chính phủ bảo lãnh.
Đó là một trong những đề nghị của Bộ Tài chính về việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho các năm tiếp theo vừa được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Theo đó, duy trì yêu cầu về hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (3 lần) khi xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ; chủ yếu bảo lãnh các khoản vay trong nước cho các dự án cấp bách, đã vay một phần nước ngoài có bảo lãnh Chính phủ; giảm dần việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho các dự án vay trong nước riêng lẻ.
Hạn chế áp dụng cơ chế đặc thù khi xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ cho các dự án, đặc biệt là việc chấp thuận tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư dự án.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý không cấp bảo lãnh Chính phủ đối với các Tập đoàn, Tổng công ty có khó khăn tài chính, có nợ với Quỹ Tích lũy hoặc đang trong quá trình phải xử lý nợ vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ hoặc nợ được Chính phủ bảo lãnh.
Không cấp bảo lãnh Chính phủ trong giai đoạn 2016-2020 cho một chủ đầu tư để thực hiện nhiều dự án trong một năm kế hoạch với trị giá cấp bảo lãnh vượt quá 500 triệu USD/dự án.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính rà soát để sửa đổi hoặc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011 về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ; Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05/01/2011 về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Video đang HOT
Bộ Tài chính hướng dẫn, tổng hợp các chương trình đầu tư trung hạn 3 năm và kế hoạch điều chỉnh từng năm theo đăng ký của các chủ đầu tư có nhu cầu vay vốn được Chính phủ bảo lãnh để xây dựng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ hạn mức bảo lãnh.
Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo và có chính sách ưu tiên, khuyến khích thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng nhất là trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng theo hình thức PPP, BOT để tăng cường thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, giảm sức ép huy động vốn do Chính phủ bảo lãnh.
Đề cao trách nhiệm và sự chủ động trong phối hợp với các Bộ chuyên ngành, nâng cao chất lượng thẩm định phương án đầu tư tổng thể (nhất là về công nghệ, năng lực tài chính, quản lý dự án của chủ đầu tư, cơ sở pháp lý trong việc huy động vốn đề nghị Chính phủ bảo lãnh) trước khi quyết định đầu tư.
Các Bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo, hướng dẫn các Tập đoàn, Tổng công ty báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án tái cơ cấu tài chính đối với các dự án đang gặp khó khăn; thực hiện các giải pháp tái cấu trúc tài chính để bảo đảm vốn chủ sở hữu theo quy định, nâng cao năng lực tài chính, khả năng trả nợ và hiệu quả hoạt động; giám sát chặt chẽ tình hình tài chính của các Tập đoàn, Tổng công ty, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề cần xử lý.
Theo_Báo Đất Việt
DNNN lún sâu trong nợ nần trăm ngàn tỷ
Nhiều Tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước vẫn đang rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất và bức tranh tài chính không an toàn. 28 đơn vị có hệ số nợ đã cao hơn ngưỡng an toàn, lên tới hơn 48 lần.
"Ôm" nợ khó đòi hàng ngàn tỷ
Theo báo cáo mới nhất của Chính phủ, tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhà nước năm 2014 chưa khả quan hơn năm 2013. Nợ của các tập đoàn, tổng công ty vẫn tăng.
Báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty cho thấy, tổng nợ phải thu năm 2014 là gần 294.000 tỷ đồng, tăng 11% so với thực hiện năm 2013. Tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản năm 2014 là 11%.
Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 13.570 tỷ đồng, tăng 18,6% so với thực hiện năm 2013, chiếm 4,6% tổng số nợ phải thu.
Đáng chú ý, nhóm nợ phải thu khó đòi đứng đầu là Tập đoàn Dầu khí quốc gia với 3.113 tỷ đồng, kế đến là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông nợ 1.807 tỷ đồng, Tập đoàn Viễn thông quân đội nợ khó đòi 616 tỷ đồng. Tổng công ty Công nghiệp Xi măng nợ 613 tỷ đồng. Tập đoàn Than khoáng sản nợ 608 tỷ đồng.
Ngoài ra, các tổng công ty Lương thực Miền Nam nợ 544 tỷ đồng, Lương thực Miền Bắc nợ 504 tỷ đồng, Vietnam Airlines nợ 391 tỷ đồng, Mobifone nợ 344 tỷ đồng,...
Theo báo cáo của công ty mẹ, tổng nợ phải thu là 293.617 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2013. Trong đó nợ phải thu khó đòi là 9.569 tỷ đồng tăng 19,4% so với 2013, chiếm 4,3%/Tổng số nợ phải thu.
Danh sách nợ phải thu khó đòi của các công ty mẹ, đứng đầu là Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính viễn thông (2.249 tỷ đồng); Công ty mẹ - TCT Lương thực Miền Nam (702 tỷ đồng); Công ty mẹ - TCT CN Xi măng (487 tỷ đồng); Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí quốc gia (459 tỷ đồng); Công ty mẹ Mobifone (345 tỷ đồng); TCT Lương thực Miền Bắc (304 tỷ đồng); Công ty mẹ - TCT Cảng Hàng không Việt Nam (299 tỷ đồng);...
Hiện, các tập đoàn, tổng công ty đã trích lập 12.032 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ trích 6.544 tỷ đồng để làm dự phòng nợ phải thu khó đòi để xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định.
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, nợ phải thu khó đòi và tỷ lệ nợ phải thu/Tổng tài sản năm 2014 tăng hơn năm 2013 tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng, nông nghiệp cho thấy sự phục hồi của thị trường bất động sản chưa rõ nét, khả năng tiêu thụ bất động sản còn chậm.
28 tập đoàn, tổng công ty mất an toàn nợ
Báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty có tổng số nợ phải trả là 1.567.063 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2014 là 1,41 lần.
Tuy nhiên, có 28 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần như Tổng công ty Phát thanh truyền hình thông tin (48,27 lần); Lắp máy Việt Nam (11,67 lần); Tổng công ty 36 (11 lần); Sông Đà (10 lần); Thành An (9,36 lần); Trường Sơn (9,24 lần); Xăng dầu số 1 (8,86 lần);...
Danh sách này cũng có tên Tổng công ty Hàng không VN với hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn là 5,87 lần; TCT Đông Bắc (5,75 lần); TCT Tài nguyên và Môi trường VN (5,5 lần); TCT TCT XD và PTHT (4,97 lần); TCT Giấy VN (4,9 lần);...
Báo cáo hợp nhất còn cho biết, nợ nước ngoài của các tập đoàn, tổng công ty là 381.419 tỷ đồng; trong đó, vay ngắn hạn là 26.955 tỷ đồng, vay dài hạn là 354.464 tỷ đồng). Các tập đoàn, tổng công ty vay lại vốn ODA của Chính phủ là 117.986 tỷ đồng, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 124.104 tỷ đồng, vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả là 91.879 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Chính phủ đánh giá, tình hình huy động vốn và khả năng thanh toán của các tập đoàn, tổng công ty có dấu hiệu được cải thiện. Các đơn vị năm 2013 có tài sản không đảm bảo khả năng thanh toán nợ hiện có thì tình hình tài chính năm 2014 bước đầu đã được khắc phục qua quá trình thực hiện tái cơ cấu DNNN, như TCT Xăng dầu quân đội (1,01 lần); TCT Hàng hải VN (1,8 lần).
Bên cạnh đó vẫn còn đơn vị có hệ số thanh toán nợ tổng quát là Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả nhỏ hơn 1 như Công ty TNHH MTV Haprosimex - Hà Nội là 0,51 do kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu nên tài sản không đảm bảo khả năng thanh toán nợ hiện có.
Phạm Huyền
Theo_VietNamNet
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không kịp về đích Mục tiêu năm 2015 phải hoàn thành cổ phần hóa 285 doanh nghiệp, nhưng cuối năm vẫn còn khoảng 100 doanh nghiệp chưa thể cổ phần hóa. Theo lộ trình, giai đoạn 2011-2015 cả nước phải sắp xếp, cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Riêng trong năm 2015 phải hoàn thành cổ phần hóa 285 doanh nghiệp. Thế nhưng đến...