Tập đoàn Mỹ bị buộc ngừng khai thác giếng dầu lớn nhất Trung Quốc
Tập đoàn Mỹ ConocoPhillips thông báo đã cho ngừng tất cả mọi hoạt động khai thác dầu tại giếng dầu lớn nhất ở ngoài khơi Trung Quốc, theo yêu cầu phía Trung Quốc đưa ra do tập đoạn này đã gây rò rỉ dầu, làm ô nhiễm vịnh Bột Hải.
Giàn khoan của tập đoàn dầu khí quốc doanh Trung Quốc CNOOC ngoài khơi Vịnh Bột Hải.
Gần đây, báo chí Trung Quốc liên tục đưa tin hai giàn khoan của ConocoPhillips gây rò rỉ hơn 2.500 thùng dầu ra vịnh Bột Hải.
Một phát ngôn viên của ConocoPhillips tuyên bố đến tối qua, 5/9, ConocoPhillips đã cho ngừng hoàn toàn mọi hoạt động khai thác tại giếng dầu Bồng Lai số 19-3, mỏ dầu lớn nhất ở Trung Quốc mà công ty Mỹ tham gia khai thác.
Nhưng công ty vẫn phải đối mặt với một vụ kiện của các cơ quan chính phủ và bị giới truyền thông chỉ trích, trong đó có cáo buộc là công ty đã vi phạm các quy định hoạt động và nói sai sự thật về trình trạng dầu tràn.
Video đang HOT
Phía Trung Quốc đã yêu cầu tập đoàn ConocoPhillips ngừng mọi hoạt động sản xuất tại giếng dầu Bồng Lai từ hôm 2/9.
Bên cạnh đối tác Trung Quốc, tập đoàn dầu khí ConocoPhillips nắm 49% cổ phần tại giếng dầu Bồng Lai. Đây là giếng dầu ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc, có công suất khai thác trung bình 56.000 thùng dầu thô/ngày vào năm 2010.
Hôm thứ Tư tuần trước, công ty báo cáo rằng họ đã đáp ứng thời hạn cuối ngày 31/8 về việc chấm dứt hoàn toàn tình trạng dầu tràn từ đáy của vịnh, và hoàn tất việc tẩy rửa. Nhưng các nhà quản lý phát hiện dầu rò rỉ vẫn tiếp tục sau thời hạn chót.
Cơ quan quản lý biển của Trung Quốc cũng tiến hành các kiểm tra việc tẩy rửa dầu loang bằng phương tiện vệ tinh và các thiết bị lặn tự động. Cơ quan này đã đi đến kết luận là tình trạng rò rỉ dầu chưa được xử lý triệt để.
Đó là lý do dẫn đến quyết định hôm 2/9, yêu cầu ConocoPhillips ngừng họat động khai thác dầu tại mỏ Bồng Lai 19-3.
Theo Cơ quan quản lý biển của Trung Quốc (SOA), diện tích dầu loang do các giếng dầu của ConocoPhillips gây ra đã phủ rộng ít nhất 5.500 km2 trên vịnh Bột Hải, và đã loang đến bờ biển tỉnh Hồ Bắc và Liêu Ninh, gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành du lịch và hải sản.
Theo Dân Trí
Phá rối tại giếng dầu, 2 người thiệt mạng
Cuộc phá rối xảy ra ngày 22/8 tại một giếng dầu trên đảo Tiaka thuộc huyện Morowali, tỉnh Trung Sulawesi (Indonesia) khiến 2 người thiệt mạng và 6 người khác bị thương.
Theo thông tin từ cảnh sát, hai người thiệt mạng là Yurifin và Marten, đều chết do đạn súng.
Yurifin chết vào ngày thứ Hai do một vết thương ở ngực, còn Marten chết vào thứ Ba do gãy xương và mất quá nhiều máu ở đùi.
6 người bị thương được xác định là Halik, Alwi, Fahruddin, Taslim, Jeni và Andri M. Sondeng - một nghiên cứu sinh của Đại học Gadjah Mada.
Ảnh minh họa.
Theo bác sĩ Laila của bệnh viện Luwuk Regency, cả 6 người đều trong tình trạng nguy kịch và được điều trị tại khu cấp cứu có sự canh gác của vài chục nhân viên cảnh sát.
Chiều hôm thứ Hai, một nhóm cư dân do Andri cầm đầm đã vào giếng dầu thuộc sở hữu chung của hai công ty Pertamina và Medco E&P Tomori đòi gặp ban quản lý để chất vấn việc một chương trình phúc lợi dành cho cộng đồng không được thực hiện.
Theo cảnh sát trưởng Morowali, nhóm người này mang theo dao rựa, liềm và bom xăng.
Khi lãnh đạo công ty từ chối tiếp xúc, khoảng 100 người nổi giận và xung đột với lực lượng cảnh sát bảo vệ cơ sở này.
Người đứng đầu lực lượng cảnh sát Trung Sulawesi - Dewa Parsana cho biết, những người trên đã đập phá tòa nhà điều hành của công ty, phá một nhà kho và thiết bị của giếng dầu.
Lực lượng cảnh sát đã yêu cầu những người biểu tình thương lượng, không gây hỗn loạn bởi khu vực đó có nguy cơ cháy nổ rất cao vì giếng dầu có nhiều hóa chất nguy hiểm, song những người biểu tình không nghe mà còn ném bom xăng vào.
Do đó, phía cảnh sát phải hành động để ngăn chặn.
Ông Parsana cho biết thêm, 19 người của nhóm phá rối đã bị bắt giữ và đưa đến Palu để thẩm vấn.
Theo PLVN
Trung Quốc, Nhật Bản "khẩu chiến" về tranh chấp ở biển Hoa Đông Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua chính thức phản đối việc các tàu đánh cá Nhật Bản xuất hiện xung quanh các đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, nhưng Tokyo cho rằng hai bên nên thảo luận về vấn đề hợp tác trong khai thác các giếng dầu ở khu vực này. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng...