Tập đoàn Maersk kiện chủ tàu Ever Given liên quan đến sự cố mắc cạn ở kênh đào Suez
Ngày 13/2, Tập đoàn vận tải biển Maersk của Đan Mạch cho biết đã đệ đơn kiện chống lại chủ sở hữu và vận hành tàu Ever Given – con tàu container bị mắc cạn 6 ngày ở kênh đào Suez hồi năm 2021 gây thiệt hại nghiêm trọng cho thương mại toàn cầu.
Tàu Ever Given rời kênh đào Suez, Ai Cập ngày 7/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn của Tập đoàn Maersk nêu rõ tập đoàn đã đệ đơn kiện lên Tòa án Hàng hải và Thương mại của Đan Mạch nhằm yêu cầu công ty sở hữu tàu Ever Given và đơn vị phụ trách quản lý kỹ thuật của tàu bồi thường những thiệt hại do sự cố tại kênh đào Suez gây ra. Maersk không cho biết chi tiết về đơn khiếu nại cũng như thời điểm công ty nộp đơn khiếu nại.
Ever Given là một trong những tàu container lớn nhất thế giới. Tàu do hãng vận tải biển Evergreen của Đài Loan (Trung Quốc) thuê lại từ chủ sở hữu tàu – công ty Shoei Kisen của Nhật Bản.
Hiện cả công ty Evergreen và Shoei Kisen đều chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
Tháng 3/2021, tàu container khổng lồ Ever Given treo cờ Panama bị mắc kẹt và chắn ngang kênh đào Suez, làm tắc nghẽn tuyến hàng hải quan trọng này trong 6 ngày. Ever Given đã được giải cứu trong một chiến dịch cứu hộ quy mô lớn với sự tham gia của một đội tàu lai dắt. Sự cố này đã gây thiệt hại 9 tỷ USD mỗi ngày cho thương mại toàn cầu và làm căng thẳng chuỗi cung ứng vốn đã bị đứt gãy nghiêm trọng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Maersk có trụ sở chính tại Copenhagen và có đại lý trên 130 quốc gia. Đây là tập đoàn vận tải lớn nhất thế giới, ngang hàng với tập đoàn vận tải MSC của Italy. Maersk hiện sở hữu hơn 700 tàu biển, trong đó có một số tàu lớn nhất thế giới.
LHQ hối thúc ngành hàng hải tăng cường quá trình khử carbon
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 29/9 đã kêu gọi ngành hàng hải đẩy nhanh quá trình khử carbon để tiến tới "xanh hóa" tuyến vận tải đường biển.
Tàu Ever Given bị mắc cạn tại Kênh đào Suez, Ai Cập, ngày 29/3/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Ông Antonio Guterres đã đưa ra lời kêu gọi trên trong thông điệp nhân Ngày Hàng hải thế giới 29/9 năm nay, cho rằng nếu không hành động phối hợp, lượng khí thải carbon từ hoạt động vận tải hàng hải vào năm 2050 dự kiến sẽ tăng 250% so với năm 2008. Theo ông Guterres, các chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân cần tăng cường hợp tác để khai thác các công nghệ tiên tiến như số hóa và tự động hóa nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi, trong đó có việc đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và các loại nhiên liệu thay thế.
Tổng Thư ký LHQ cho biết thêm các tàu, thuyền được đưa vào sử dụng trong thập kỷ này sẽ phải tính đến việc có giúp ngành vận tải biển đạt được phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 hay không. Các tàu, thuyền không phát thải, "thông minh hơn" và "xanh hơn" phải là lựa chọn mặc định và có sẵn trên thị trường vào năm 2030.
Theo ông Guterres, vận tải biển chiếm hơn 80% hoạt động vận tải toàn cầu. Với chủ đề của Ngày Hàng hải thế giới năm nay là "Công nghệ mới cho ngành vận tải biển được xanh hơn" (New technologies for greener shipping), ông Guterres đã nhấn mạnh sự cần thiết của các giái pháp vận tải bền vững nhằm giảm phát thải khí nhà kính.
Doanh thu từ kênh đào Suez đạt kỷ lục 8 tỷ USD năm 2022 Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez (SCA) của Ai Cập ngày 25/1 cho biết doanh thu từ Kênh đào Suez trong năm 2022 đã đạt mức kỷ lục 8 tỷ USD, tăng mạnh so với con số 6,3 tỷ USD của năm 2021. Tàu thuyền qua kênh đào Suez, Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN SCA cho hay...