Tập đoàn Hoa Sen liệu có vỡ mộng BĐS khi dự án nghỉ dưỡng nghìn tỷ đầu tay dừng xây dựng?
CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) vừa công bố thông tin về việc giải thể CTCP Hoa Sen Vân Hội, chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái hồ Vân Hội tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Theo đó, Tập đoàn Hoa Sen cho biết ngày 28/9, HSG nhận được thông báo của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Yên Bái về việc giải thể Hoa Sen Vân Hội. Lý do không tổ chức được sản xuất kinh doanh.
Được biết, năm 2016 Công ty Hoa Sen Vân Hội được thành lập để triển khai đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái hồ Vân Hội tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Ngày 19/5, Hoa Sen Vân Hội đã chính thức khởi công xây dựng Dự án Khu Trung tâm Thương mại, Khách sạn Hoa Sen Yên Bái với tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng. Đây là dự án bất động sản, dịch vụ và du lịch đầu tiên có quy mô lớn của Tập đoàn này.
Theo quy hoạch chung, Khu du lịch sinh thái hồ Vân Hội có tổng diện tích quỹ đất lập quy hoạch là 1.346 ha nằm trên địa phận hai xã Việt Cường và Vân Hội, huyện Trấn Yên; phía Bắc giáp thôn 5, xã Việt Cường; phía Nam giáp thôn 1, xã Vân Hội; phía Đông giáp xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ; phía Tây giáp thôn 6, thôn 7, xã Vân Hội.
Dự án bao gồm Khu sinh thái, khu nghỉ dưỡng rộng gần 10ha, khu công viên cây xanh rộng gần 35ha, khu dân cư và khu biệt thự cao cấp với diện tích gần 77ha.
Vào thời điểm công bố quy hoạch dự án này, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen từng trả lời rằng: “Cơ hội thị trường sẽ giải quyết tất cả! Đây là thời điểm tốt nhất, tốt hơn bao giờ hết để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Nếu chúng tôi không làm bây giờ thì sẽ không bao giờ có cơ hội tốt hơn thế”.
Tuy nhiên, sau 2 năm kể từ ngày khởi công Dự án Khu du lịch sinh thái hồ Vân Hội vẫn chưa thành hình. Đáng buồn hơn nữa, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Yên Bái đã cho giải thể Công ty Hoa Sen Vân Hội.
Video đang HOT
Được biết, đây không phải đầu tiên Hoa Sen gặp thất bại khi đầu tư vào BĐS mà từ trước đó năm 2009 tập đoàn này đã bắt đầu bước chân vào lĩnh vực địa ốc.
Khi đó, Hoa Sen đầu tư vào dự án khu dân cư Điền Phúc Thành ở Quận 9 (TP.HCM), dự án đầu tiên Hoa Sen đầu tư có tổng mức đầu tư 180 tỷ đồng là một chung cư 18 tầng. Tiếp sau đó 2 năm thì Hoa Sen tiếp tục đầu tư thêm 2 dự án căn hộ khác tại Quận 9 là Hoa Sen Phước Long B và căn hộ Hoa Sen Riverside. Ngoài ra, định hướng phát triển lâu dài của Hoa Sen là tiếp tục mở rộng đầu tư BĐS và tham vọng trở thành tập đoàn đứng đầu trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, rơi đúng giai đoạn thị trường bất động sản TP.HCM khủng hoảng, trầm lắng khiến Tập đoàn Hoa Sen đã tính chuyện rút lui. Đến 2011 thì Tập đoàn Hoa Sen bất ngờ tuyên bố rút khỏi bất động sản vì kinh doanh không được như kỳ vọng, để tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình là thép.
Hoa Sen đã chuyển nhượng để rút hết vốn ra khỏi 3 dự án BĐS và 1 dự án logistics – dự án Cảng Quốc tế Hoa Sen – Gemadept, chỉ giữ lại dự án Phố Đông – Hoa Sen đang xây dựng dở dang. Tính đến hết năm 2011, tổng vốn Hoa Sen đã giải ngân cho 4 dự án dự định chuyển nhượng là 186,98 tỉ đồng.
Khi rút lui khỏi 3 dự án này, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen từng trả lời truyền thông rằng: “Đầu tư vào bất động sản là động thái thăm dò một lĩnh vực kinh doanh mới và khi thấy không hiệu quả, chúng tôi bán cổ phần và rút lui. Chúng tôi không bỏ tiền quá nhiều và vẫn chưa lỗ trong các dự án đầu tư này. Do đó, không thể nói đây là thất bại”.
Thanh Ngà
Theo Trí thức trẻ
Kiểm toán Nhà nước nói gì về 2 dự án bất động sản giữa Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn và Tổng Công ty CP Phong Phú ?
Theo Kiểm toán Nhà nước, 2 hợp đồng hợp tác giữa Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) và Tổng Công ty CP Phong Phú liên quan đến dự án Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò và dự án Khu nhà ở tại phường Phước Long B có nhiều điểm "không theo quy định".
Theo đó, SAGRI đã ký 2 hợp đồng hợp tác không thành lập pháp nhân mới với Tổng Công ty CP Phong Phú có tổng diện tích khoảng gần 100ha với nhiều dấu hiệu sai phạm.
Tại Hợp đồng hợp tác Dự án Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò, SAGRI đã thay đổi đối tác từ Công ty CP Đầu tư xây dựng công trình giao thông Hồng Lĩnh sang Tổng Công ty CP Phong Phú, nhưng không có văn bản chấp thuận chủ trương của UBND TP HCM.
Lưu ý, SAGRI là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND TP HCM, hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Một thành viên. Do đó, SAGRI cần có sự chấp thuận của cơ quan chủ quản - ở đây là UBND TP HCM - trong một số hoạt động, đặc biệt là hoạt động liên quan tới đất đai, góp vốn...
Tại dự án chuyển nhượng Khu nhà ở tại phường Phước Long B, SAGRI đã không thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung khi điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch dự án; cam kết chưa huy động vốn của khách hàng không đúng thực tế; xác định giá trị chuyển nhượng không đúng, làm giảm số thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước - theo Kiểm toán Nhà nước.
Còn theo Báo cáo tài chính năm 2017 của SAGRI, vào tháng 2/2011, giữa SAGRI và Tổng Công ty CP Phong Phú đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh số 65/HDHT-TCT để cùng hợp tác đầu tư xây dựng và hợp tác kinh doanh dự án Cụm công nghiệp tại Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (diện tích hơn 94ha) với tên gọi là Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò.
Vốn đầu tư của dự án Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò là hơn 683 tỷ đồng. Trong đó SAGRI góp 28%, Tổng Công ty CP Phong Phú góp 72%. Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, khoản đầu tư cho dự án này vẫn ghi nhận là chi phí xây dựng dở dang, với số tiền hơn 60,3 tỷ đồng. Báo cáo tài chính năm 2017 của SAGRI cho biết, vốn thực góp của 2 bên tương ứng với chi phí này.
Ngoài hợp đồng hợp tác đầu tư Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò, SAGRI còn ký hợp đồng hợp tác số 52/HĐHT-TCT với Tổng Công ty CP Phong Phú vào tháng 10/2008 để cùng hợp tác xây dựng Khu nhà ở tại khu phố 4, P. Phước Long B, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh, với diện tích 37.596m2.
Ở dự án này, SAGRI góp 28% vốn, còn lại Tổng Công ty CP Phong Phú góp 72%. Tại thời điểm cuối năm 2017, khoản đầu tư cho dự án đang được ghi nhận là chi phí xây dựng cơ bản dở dang gần 162,7 tỷ đồng, vốn thực góp của 2 bên cũng tương ứng với khoản chi phí này.
Sau khi ký 02 hợp đồng nói trên, Phong Phú đã trả chi phí thiệt hại kinh doanh 14 tỷ đồng cho hợp đồng hợp Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò và chi trả tiền đền bù, di dời tài sản trên khu đất cho khu đất tại Quận 9 là 20 tỷ đồng. SAGRI đã ghi nhận vào thu nhập khác trong năm 2012 số tiền 24 tỷ đồng, trong năm 2016 là 10 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2017, SAGRI ghi nhận khoản phải nộp khác 160,78 tỷ đồng là số tiền góp vốn của Phong Phú cho 2 dự án trên.
Được biết hiện nay dự án hợp tác xây dựng Khu nhà ở tại khu phố 4, P. Phước Long B, Quận 9, TP. HCM đã có chủ trương của UBND TP. HCM cho SAGRI chuyển nhượng cho chủ đầu tư mới là Phong Phú.
Những giao dịch giữa SAGRI và Tổng Công ty CP Phong Phú là khá kín đáo, và chỉ được công khai khi các cơ quan chức năng vào cuộc. Nhìn rộng hơn, quan hệ giữa hai tổng công ty này có thể xem như điển hình của mối quan hệ làm ăn kín đáo giữa những doanh nghiệp nhà nước hoặc "gốc" doanh nghiệp nhà nước.
Điều cần lưu ý nữa, Tổng Công ty CP Phong Phú là doanh nghiệp được cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước, và hiện vẫn là một trong những doanh nghiệp dệt may mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, thực lực của doanh nghiệp này còn có thể hiện kín đáo ở nhiều dự án bất động sản tại nhiều địa phương. Đồng thời, theo thời gian, doanh nghiệp này hiện chịu chi phối của chỉ vài nhóm cổ đông cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước.
Về SAGRI, đây là doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND TP. HCM, thành lập từ cuối năm 1996, hiện có vốn điều lệ 1.690,5 tỷ đồng, quản lý, sử dụng 45 nhà, đất với tổng diện tích hơn 6.288,2 ha, chủ yếu tại TP. HCM.
Đầu năm 2018, Chủ tịch UBND TP. HCM quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Lê Tấn Hùng, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc SAGRI.
Theo thuonggiaonline.vn
Dự án chưa thấy đâu, nhà đất đã tăng giá Trên thực tế, yếu tố hướng ra sông và mặt tiền đường lộ luôn là tiêu chí hàng đầu của các dự án bất động sản. Vài năm trở lại đây, bất động sản (BĐS) luôn là mối quan tâm lớn của giới đầu tư. Giá nhà, đất được đo lường bằng nhiều yếu tố khác nhau như địa điểm, sự tiện ích,......