Tập đoàn HanesBrands đầu tư 55 triệu USD tại Việt Nam trong năm 2015
Dự kiến đến hết năm 2015, Tập đoàn HanesBrands (NYSE: HBI), tập đoàn hàng đầu thị trường chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm may mặc thông dụng và sở hữu nhiều thương hiệu may mặc mạnh trên thế giới sẽ nâng tổng đầu tư tại thị trường Việt Nam lên gần 55 triệu USD, tăng hơn 11 triệu USD so với năm 2014.
Được thành lập từ năm 2007, HanesBrands Việt Nam xuất khẩu sản phẩm may mặc đến các thị trường trọng điểm như Mỹ, Canada, Nhật Bản và Trung Quốc… Công ty đã xây dựng một chuỗi cung mạnh tại Việt Nam với 3 nhà máy quy mô lớn, hiện đại tại 2 huyện Khoái Châu và Kim Động ( tỉnh Hưng Yên) và Phú Bài (Huế). Năng suất hàng năm của HanesBrands Việt Nam hiện đạt 475 triệu sản phẩm, chiếm 20% tổng năng suất trên toàn cầu của Tập đoàn.
Không chỉ là một trong những đơn vị dệt may lớn nhất Việt Nam, HanesBrands Việt Nam còn là đơn vị tiêu thụ sợi vải của Mỹ lớn nhất khu vực Đông Nam Á với 1 tỷ USD sợi vải Mỹ đã được tiêu thụ thông qua các nhà máy của hãng tại đây. Công ty hiện là môi trường làm việc của trên 11.000 lao động địa phương và cũng là một trong các đơn vị sử dụng lao động lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam.
Hơn 8 năm hoạt động tại Việt Nam, giá trị xuất khẩu của công ty liên tục tăng trưởng. Trong năm 2014, với việc khánh thành nhà máy thứ ba tại huyện Kim Động (tỉnh Hưng Yên), tổng giá trị xuất khẩu của công ty đã tăng lên 334 triệu USD. Giá trị xuất khẩu của công ty trong năm 2015 ước tính sẽ đạt 355 triệu USD.
Ông Phan Quốc Tuấn, Giám đốc Nhà máy HanesBrands Nam Hưng Yên (huyện Kim Động) cho biết: “Sau hơn một năm đi vào hoạt động, tháng 5 vừa qua, chúng tôi vui mừng kỷ niệm sự kiện lần đầu tiên xưởng sản xuất quần soóc nam đạt hiệu suất 80%. Hiện nhà máy đang là môi trường làm việc của hơn 3.000 người lao động. Chúng tôi kỳ vọng khi hoạt động hết công suất, nhà máy sẽ tạo công ăn việc làm cho khoảng 6.000 lao động địa phương. Chúng tôi có tầm nhìn sẽ áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cho nhà máy tại huyện Kim Động để đưa nhà máy trở thành một trong các trung tâm sản xuất xuất sắc của Tập đoàn HanesBrands trên toàn cầu.”
Trong chuyến thăm nhà máy HanesBrands ngày 15/9/2015, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Ted Osius đã biểu dương những kết quả HanesBrands Việt Nam đạt được trong thời gian qua. Ông hi vọng HanesBrands Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được để đóng góp nhiều hơn nữa cho kinh tế tỉnh Hưng Yên nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ.
Video đang HOT
Ông Ajay Godbole, Giám đốc Điều hành khu vực Châu Á, Tập đoàn Hanesbrands cho biết: “Chúng tôi đã đặt nền móng vững chắc tại Việt Nam với hệ thống cơ sở vật chất bền đẹp, có tính mở rộng cùng đội ngũ lãnh đạo người Việt vững mạnh và có năng lực. Chúng tôi sẽ tiếp tục tận dụng nền tảng này và đưa vào sản xuất nhiều sản phẩm may mặc phức tạp hơn cùng các công nghệ tiên tiến trong các năm tiếp theo để hỗ trợ cho sự phát triển của HanesBrands Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập hiệp định TPP.”
HanesBrands là số ít trong các doanh nghiệp may mặc chủ yếu tự vận hành sản xuất tại các nhà máy của Tập đoàn tại Mỹ, Mexico, Cộng hòa Dominica, El Salvador, Honduras và Việt Nam. Vừa qua, Tập đoàn HanesBrands được Học viện Nơi làm việc tốt nhất bình chọn là một trong 25 công ty đa quốc gia có môi trường làm việc tốt nhất tại khu vực châu Mỹ Latinh. Đây là lần đầu tiên một công ty may mặc nhận được xếp hạng cao như vậy. HanesBrands cũng vinh dự đứng thứ 3 trong số các công ty đa quốc gia có môi trường làm việc tốt tại Trung Mỹ và vùng Ca-ri-bê. Trong xếp hạng môi trường làm việc tốt nhất theo quốc gia, HanesBrands giữ thứ hạng thứ 2 tại El Salvador và Honduras và thứ 5 tại Cộng hòa Dominica.
Theo_An ninh thủ đô
Robot - lời giải thần kỳ cho nền kinh tế Nhật Bản
Nếu như ở Mỹ và châu Âu, sự gia tăng của máy móc được dự báo sẽ nghiêm trọng hóa tình trạng thất nghiệp và sụt giảm lương, thì tại Nhật Bản, robot là cách xử lý êm đẹp cho tình trạng lão hóa dân số, suy giảm lực lượng lao động và rào cản với dân nhập cư.
Nhân viên vận hành máy móc tại một nhà máy - Ảnh: Bloomberg
Vốn dĩ, Nhật Bản đã là một cường quốc về robot. Song Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn nhiều hơn thế và đã kêu gọi một cuộc "cách mạng robot".
Theo Bloomberg hôm 14.9, chính quyền của ông bắt đầu kế hoạch thúc đẩy sử dụng máy móc thông minh trong sản xuất, các chuỗi cung ứng, xây dựng và chăm sóc sức khỏe trong vòng 5 năm. Trong lúc đó, thị trường robot cũng sẽ được mở rộng từ 660 tỉ yen, tương đương 5,5 tỉ USD, lên 2.400 tỉ yen vào năm 2020.
"Sự thiếu hụt lao động là một vấn đề cấp bách đến nỗi các doanh nghiệp không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng hiệu suất", Hajime Shoji, trưởng bộ phận thực hành công nghệ châu Á - Thái Bình Dương tại tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG) nói.
BCG cho rằng đến năm 2025, robot có thể thay thế đến 25% chi phí lao động cho các nhà máy ở Nhật Bản.
Tự động hóa đang ngày càng gia tăng tại Nhật Bản. Trung tâm phân phối 10 tỉ yen của hãng thuốc Toho Holdings vừa đi vào hoạt động hồi tháng 1 đã tuyển 130 công nhân, chỉ một nửa số lượng so với số nhân công của một trung tâm có kích thước tương tự. Năng suất của công nhân tăng 77% và robot xử lý 65% hoạt động chọn lọc sản phẩm.
"Chúng tôi muốn giảm nhân công bằng cách sử dụng robot vì chúng tôi cảm thấy khó khăn trong việc tuyển nhân sự, kể cả lao động bán thời gian", Mitsuo Morikubo, giám đốc điều hành công ty nói.
16 robot hoạt động tại Toho Holdings có sự khéo léo đáng nể với khả năng chọn đến 10.000 sản phẩm mỗi giờ với sự chính xác gần như tuyệt đối. Công việc mà con người phải xử lý trở nên nhẹ nhàng hơn. "Phụ nữ dễ dàng làm việc ở đây. Bạn không phải khuân vác vật nặng và hệ thống giúp bạn hạn chế lỗi", công nhân Asuka Arai nói.
Robot hỗ trợ nhân viên y tế nâng đỡ bệnh nhân tại tỉnh Chiba, Nhật Bản - Ảnh: Bloomberg
Trong nhiều thập niên, Nhật Bản dẫn đầu trong lĩnh vực robot sản xuất, đặc biệt là trong ngành công nghiệp xe ô tô.
Hiện tại, với việc Trung Quốc và Hàn Quốc đã tự sản xuất được máy móc sản xuất tự động riêng, Nhật Bản lại chuyển sự tập trung vào robot dịch vụ. Robot dịch vụ là thị trường được chính phủ nước này đặt mục tiêu tăng trưởng 20 lần đến mức 1.200 tỉ yen năm 2020.
Đơn cử, công ty Cyberdyne có sản phẩm bộ đồ cơ năng học HAL, phát hiện các tín hiệu từ não truyền đi cơ bắp của người mặc, hỗ trợ họ di chuyển và giảm sự gắng sức vật lý. Trong nhà máy sản xuất và xây dựng, HAL giúp công nhân ít căng thẳng hơn. Đối với bệnh nhân, nó góp phần hỗ trợ vật lý trị liệu.
"Trong tương lai, mọi sự chú ý đều đổ dồn về sự thiếu hụt lao động", Tanikawa, 49 tuổi, người đang săn lùng nhân sự tại các trường học, hội chợ việc làm nói. Công ty của Tanikawa có 65 nhân công, 2 nhà máy và dựa vào trợ cấp của chính phủ để giải quyết 2/3 chi phí 90.000 yen/tháng thuê mướn một robot HAL.
Robot cũng ngày càng hiện diện nhiều hơn trong ngành chăm sóc sức khỏe. Tại viện dưỡng lão Good Time Living ở Chiba, đông Tokyo, điều dưỡng Yuki Yuki mang theo chiếc máy tính bảng hiển thị hình ảnh một người bệnh. Máy tính bảng này kết nối với một camera trong phòng bệnh nhân, quan sát mọi chuyển động của họ và sẽ báo hiệu nếu người bệnh cần sự hỗ trợ. Hệ thống này có giá 500.000 yen Nhật.
Để nâng đỡ một người bệnh khỏi giường bệnh, cô Yuki, dùng một chiếc máy nâng tự động có giá 400.000 yen. Như nhiều nhân viên điều dưỡng, cô mắc chứng đau lưng mãn tính và chiếc máy này hỗ trợ cô rất nhiều trong công việc. "Tôi đã phải nghỉ việc nếu không có chiếc máy này", Koriyama nói.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Cận cảnh nhà máy sản xuất động cơ tên lửa của Nga Nhà máy sản xuất động cơ tên lửa của Nga đóng góp lớn tới khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng không quân tầm xa Nga Công ty Cổ phần mở "Kuznetsov" là nhà máy sản xuất động cơ hàng đầu ở Nga; chuyên thiết kế, sản xuất và sửa chữa các loại động cơ tên lửa, hàng không, tuabin khí...