Tập đoàn FLC vẫn lỗ hơn 2.000 tỷ đồng trong 9 tháng
Trong 9 tháng, CTCP Tập đoàn FLC (FLC) ghi nhận lỗ sau thuế hơn 2.213 tỷ đồng, lỗ ròng ở mức gần 1.295 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính quý 3/2020, FLC ghi doanh thu thuần ở mức 3.424 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán tăng mạnh khiến Công ty lỗ gộp gần 327 tỷ đồng.
Theo giải trình của Công ty, ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19 đã làm doanh thu giảm so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán trong kỳ bao gồm chi phí nhân công, thuê tàu bay, chi phí văn phòng, căn hộ… của mảng Hàng không, khách sạn, du lịch.
Nguồn: FLC.
Video đang HOT
Nhờ doanh thu hoạt động tài chính tăng 182% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 1.317 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm hơn 15% so với cùng kỳ năm trước về mức 234 tỷ đồng.
Nên FLC vẫn báo lãi sau thuế đạt gần 577 tỷ đồng, gấp gần 9 lần so với cùng kỳ. Lãi ròng đạt hơn 287 tỷ đồng, gấp gần 12 lần cùng kỳ.
Luỹ kế 9 tháng, FLC ghi doanh thu thuần gần 9.927 tỷ đồng, giảm khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước. Công ty ghi nhận lỗ sau thuế hơn 2.213 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 89 tỷ đồng. Lỗ ròng ở mức gần 1.295 tỷ đồng.
Tổng tài sản của Công ty tại thời điểm cuối quý 3/2020 đạt gần 37.232 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm. Các khoản chứng khoán kinh doanh tăng mạnh lên mức 2.630 tỷ đồng.
Đức Long Gia Lai (DLG): Quý 3 tiếp tục lỗ lớn 254 tỷ đồng
Trong kỳ Đức Long Gia Lai (DLG) tiếp tục phải trích lập gần 215 tỷ đồng chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã CK: DLG) đã công bố BCTC quý 3/2020 và lũy kế 9 tháng đầu năm 2020.
Theo đó riêng quý 3 doanh thu thuần đạt gần 478 tỷ đồng giảm 27% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp đạt 114,7 tỷ đồng giảm 15% so với quý 3/2019.
Trong kỳ chỉ có chi phí bán hàng được cắt giảm trong khi đó chi phí tài chính ở mức cao với 111,4 tỷ đồng và đáng chú ý là gần 261 tỷ đồng chi phí QLDN cao gấp 5,7 lần cùng kỳ là nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ sau thuế gần 254 tỷ đồng trong quý 3/2020 trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi sau thuế 46,7 tỷ đồng.
Trong danh mục chi phí QLDN của DLG công ty đang phải trích gần 215 tỷ đồng chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi. Tại ngày 30/9/2020, DLG đã cho một số tổ chức, cá nhân vay 2.340 tỷ đồng (tương đương 27% tổng giá trị tài sản). Các khoản cho vay này không có tài sản đảm bảo.
Trước đó DLG cũng báo lỗ lớn trong nửa đầu năm nên kết quả lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 Đức Long Gia Lai lỗ sau thuế 549 tỷ đồng trong đó công ty mẹ chịu lỗ hơn 526 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái LNST đạt hơn 94 tỷ đồng.
Được biết năm 2020, DLG lên kế hoạch 2.500 tỷ đồng doanh thu, giảm 13% so với năm 2019; lợi nhuận kỳ vọng đạt 80 tỷ đồng. Nguồn thu trong năm 2020 của Công ty chủ yếu đến từ các lĩnh vực sản xuất điện tử và linh kiện điện tử, thu phí các dự án BOT đường quốc lộ 14, xây dựng (tổng thầu các dự án) và kinh doanh khách sạn, dự án thủy điện. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm với khoản lỗ hơn 526 tỷ đồng thì con số mục tiêu kinh doanh trên là khó khả thi.
Đáng chú ý trước đó tại BCTC bán niên 2020, kiểm toán còn đưa ý kiến nhấn mạnh nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn phụ thuộc vào hoạt động có lãi trong tương lai hoặc kết quả thỏa thuận với các chủ nợ về việc gia hạn/cơ cấu lại nợ gốc, nợ lãi, giảm lãi... để đảm bảo cho Tập đoàn có đủ nguồn lực tiếp tục hoạt động bình thường trong các năm tiếp theo.
PNJ dự kiến phát hành 2,3 triệu cổ phiếu ESOP với giá 20.000 đồng/cp Sau khi phát hành thành công, PNJ sẽ nâng vốn điều lệ từ gần 2.253 tỷ lên 2.276 tỷ đồng. HĐQT CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa công bố Nghị quyết thông qua việc dự kiến phát hành hơn 2,3 triệu cổ phiếu ESOP. Số cổ phiếu phát hành này chiếm 1,03% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Toàn...