Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT): 9 tháng đầu năm giảm được 1.489 tỷ đồng nợ vay
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Mã chứng khoán: VGT – sàn UPCoM) công bố báo cáo tài chính quý III/2020.
Theo đó, trong quý III/2020, Tập đoàn Dệt May Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 3.307,1 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 137,1 tỷ đồng, lần lượt bằng 79,7% và 73,8% so với quý III/2019. Trong đó, biên lợi nhuận cải thiện từ 7,9% lên 8,3%.
Doanh nghiệp lý giải hoạt động kinh doanh suy giảm do đại dịch Covid-19 gây ra với toàn nền kinh tế, cũng như ngành dệt may cũng không phải ngoại lệ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 10.335,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 409,3 tỷ đồng, lần lượt bằng 76,7% và 76,6% so với thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2019.
Được biết, trong năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu là 14.640,6 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 381,6 tỷ đồng, lần lượt bằng 73% và 50% so với năm 2019. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm doanh nghiệp hoàn thành được 112,2% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Bên cạnh đó, điểm tích cực đến từ dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm dòng tiền hoạt động kinh doanh chính tạo ra dương 1.249,9 tỷ đồng, so với cùng kỳ dương 978,8 tỷ đồng. Doanh nghiệp đã dùng dòng tiền hoạt động kinh doanh tạo ra để trả bớt nợ vay và trả cổ tức cho cổ đông.
Video đang HOT
Tính tới 30/09, tổng tài sản của doanh nghiệp giảm 10,8% về 17.675,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tài sản cố định đạt 6.485,1 tỷ đồng, chiếm 36,7% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 2.792,4 tỷ đồng, chiếm 15,8% tổng tài sản; tồn kho đạt 2.773,4 tỷ đồng, chiếm 15,7% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 2.593,3 tỷ đồng, chiếm 14,7% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 1.558 tỷ đồng, chiếm 8,8% tổng tài sản.
Trong kỳ, doanh nghiệp đã giảm được 1.489 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và dài hạn, tương ứng giảm 17,4% so với đầu năm về 7.064,3 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ nợ vay ngắn hạn và dài hạn trên tổng ngồn vốn đã giảm từ 43,2% về còn 40% trong kỳ.
Có thể thấy mặc lợi nhuận suy giảm so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm nhưng doanh nghiệp đã có dòng tiền về tương đối tốt, ngoài ra còn trả bớt nợ vay.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 03/11, cổ phiếu VGT tăng 100 đồng lên 8.700 đồng/cổ phiếu.
Trước thoái vốn, Xây dựng số 1 (CC1) báo lỗ 97,9 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm
Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP (Mã chứng khoán: CC1 - sàn UPCOM) báo cáo tài chính quý III/2020.
Theo đó, trong quý III/2020 doanh nghiệp báo cáo doanh thu đạt 1.867,4 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ, lỗ 5,9 tỷ đồng so với cùng kỳ lời 89,3 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 6,5% về còn 1,3%.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 4.729,7 tỷ đồng, tăng 1,4% so với cùng kỳ, lỗ 97,9 tỷ đồng so với cùng kỳ lời 103,5 tỷ đồng. Như vậy, mặc dù 9 tháng đã qua đi nhưng doanh nghiệp còn cách rất xa kế hoạch lợi nhuận 55 tỷ đồng.
Được biết, năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch tổng doanh thu đạt 5.100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 55 tỷ đồng.
Nguồn: Internet
Trong 9 tháng đầu năm, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính âm 987 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 611,3 tỷ đồng. Trong kỳ, dòng tiền tài chính cũng âm 247 tỷ đồng do doanh nghiệp trả nợ vay ròng, ngoài ra dòng tiền đầu tư dương nhẹ 194,8 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp đã dùng quỹ tiền hiện hữu để bù đắp thâm hụt dòng tiền do kinh doanh, cũng như trả bớt nợ vay.
Tính tới 30/09/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp giảm 6,7% về còn 9.744,9 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là khoản phải thu ngắn hạn đạt 4.072,6 tỷ đồng, chiếm 41,8% tổng tài sản; tồn kho đạt 1.452,3 tỷ đồng, chiếm 14,9% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 1.189,1 tỷ đồng, chiếm 12,2% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 1.157,3 tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 906,2 tỷ đồng, chiếm 9,3% tổng tài sản.
Như vậy, tài sản của doanh nghiệp chủ yếu nằm ở các khoản phải thu. Trong đó, phải thu từ khách hàng đạt 2.258,1 tỷ đồng, chủ yếu là các cơ quan liên quan ới nhà nước như Ban Quản lsy Đầu tư Xây dựng các công trình thuộc Sở Y Tế TP. HCM ...và các khách hàng khác.
Ngoài ra, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn giảm 5,1% so với đầu năm, tương ứng giảm 213,7 tỷ đồng về 4.008,6 tỷ đồng. Như vậy, so với đầu năm tỷ lệ nợ vay ngắn hạn và dài hạn trên tổng nguồn vốn đã tăng từ 40,4% lên 41,1%.
Bộ Xây dựng dự kiến thoái toàn bộ vốn
Được biết, mới đây Bộ Xây dựng đang trong quá trình thoái ra toàn bộ 40,5% vốn điều lệ tại CC1, tương ứng 44,58 triệu cổ phiếu thông qua đấu giá trên HOSE với giá khởi điểm là 23.030 đồng/cổ phiếu, phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào ngày 25/11/2020.
CC1 là doanh nghiệp chuyên xây lắp, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, bưu điện, nền móng, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp ... Doanh nghiệp được thành lập từ những năm 1979, sau đó cổ phần hoá niêm yết.
Mặc dù niêm yết trên sàn UPCOM năm 2017 nhưng thanh khoản cổ phiếu không đáng kể, ngoài ra kết quả kinh doanh có dấu hiệu lao dốc, nợ vay tăng cao.
Theo đó, nếu như năm 2018 doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận đạt 192,4 tỷ đồng, năm 2019 chỉ còn 90,7 tỷ đồng, giảm 52,9% so với năm 2018 và 9 tháng đầu năm ghi nhận lỗ tới 97,9 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, nợ vay ngắn hạn và dài hạn tới tính 30/09/2020 đã lên tới 4.008,6 tỷ đồng, chiếm 41,1% tổng nguồn vốn và 237,6% vốn chủ sở hữu.
Như vậy, mặc dù CC1 là doanh nghiệp nhà nước với nhiều năm kinh nghiệm nhưng hoạt động kinh doanh kể từ khi lên sàn không cho thấy hiệu quả, biên lợi nhuận thấp, vay nợ cao chính là thách thức trong đợt đấu giá sắp tới. Đặc biệt hơn là báo cáo 9 tháng đầu năm ghi nhận lỗ lớn nhất kể từ khi niêm yết tới nay.
10 cổ phiếu tăng - giảm mạnh nhất sàn chứng khoán tháng 10 Các cổ phiếu trụ cột như MSN, VIC, HPG, GVR, CTG... tăng mạnh trong tháng 10 và giúp các chỉ số đều có tăng trưởng dương so với tháng trước. Các cổ phiếu tăng hay giảm giá mạnh nhất tháng 10 đa phần thuộc sàn UPCoM và đều có thanh khoản rất thấp. Thị trường chứng khoán Việt Nam kết thúc tháng 10...