Tập đoàn Dệt May Việt Nam đáp ứng nhu cầu trang phục bảo hộ y tế
Tính tới đầu tháng 5/2020, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã sản xuất hơn 100 triệu quần áo bảo hộ y tế tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu trên 50 triệu chiếc cho các thị trường nước ngoài.
Sản xuất khẩu trang kháng khuẩn tại một đơn vị thành viên của Vinatex. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho biết, trong thời gian tới, dịch COVID-19 có thể kết thúc nhưng hành vi tiêu dùng của thế giới sẽ có nhiều biến chuyển.
Do vậy, Tập đoàn chủ trương tiếp tục sản xuất các mặt hàng khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế trong quý 2 để tận dụng nhu cầu tại các thị trường nước ngoài hiện đang được dự báo vẫn ở mức cao.
Video đang HOT
Điều quan trọng nhất, các doanh nghiệp phải duy trì trạng thái sẵn sàng hoạt động bình thường với công suất cao ngay khi thị trường có dấu hiệu phục hồi.
Tính tới đầu tháng 5/2020, Tập đoàn đã sản xuất hơn 100 triệu quần áo bảo hộ y tế tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu trên 50 triệu chiếc cho các thị trường nước ngoài.
Thời gian tới, Tập đoàn Dệt may Việt Nam xác định, khả năng cầu thị trường quay về mức trước đại dịch là khó có thể xảy ra.
Nhưng khi dịch bệnh được kiểm soát và nhu cầu về các sản phẩm y tế không còn, ngành dệt may sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng.
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu cả năm 2020 có thể giảm tới 20% so với năm 2019./.
Chứng khoán "xanh bát ngát", VnIndex tăng mạnh 15 điểm, HPG vượt qua giá trước Covid-19
Việt Nam đã và đang bước sang tuần thứ 3 liên tiếp trong trạng thái "bình thường mới" khi 35 ngày liên tiếp không có ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng. Cùng với đó, việc Dow jones tăng mạnh 900 điểm hôm qua đã tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch hôm nay với trạng thái hàng loạt cổ phiếu "xanh bát ngát" ngay từ đầu phiên, VnIndex tăng 15 điểm.
Ngay trước giờ giao dịch, thông tin tích cực từ thị trường nước ngoài là Dow Jones bứt phá hơn 900 điểm đêm qua đã tác động mạnh mẽ đến nhà đầu tư Việt. Thực tế, những nhà đầu tư toàn cầu đều đang ở trong trạng thái chờ đợi thông tin để quyết định đầu tư. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã tung nhiều kế hoạch cứu nền kinh tế nên điều này cũng kéo theo kỳ vọng kinh tế sẽ phục hồi tốt hậu Covid-19.
Quay trở lại với thị trường chứng khoán Việt, có thêm lực đẩy tâm lý từ thị trường ngoại, nhà đầu tư đã tích cực mua vào cổ phiếu đẩy VnIndex tăng 15 điểm lên quá ngưỡng 850 điểm. Như vậy là, khoảng cách chỉ số VnIndex trước Covid-19 và hiện tại đã co hẹp đáng kể sau chuỗi ngày tăng liên tiếp. Hiện, Việt Nam đã và đang bước sang tuần thứ 3 liên tiếp trong trạng thái "bình thường mới" khi 35 ngày liên tiếp không có ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng.
Sự hứng khởi của nhà đầu tư kéo theo dòng tiền mạnh tiếp tục đổ vào chứng khoán. Chỉ sau hơn 30 phút giao dịch, sàn HoSE đã đạt giá trị giao dịch hơn 900 tỷ đồng và sàn HNX đạt 135 tỷ đồng.
Trong nhóm VN30, HPG tiếp tục tăng sốc. Giá cổ phiếu hiện đang giao dịch gần ngưỡng trần là 26.750 đồng/cổ phiếu. HPG đã vượt qua mức giá trước thời điểm Covid-19 diễn ra.
CTG, PLX đạt mức tăng 3% góp phần kéo chỉ số chung tăng điểm
CEO Vinatex: Dệt may sẽ tiếp tục thiếu hàng dù Covid-19 được kiểm soát Việc cần làm ngay tại thời điểm này là tập trung đàm phán với các nhà cung cấp để chuyển nguồn cung nguyên phụ liệu về Việt Nam như Uniqlo, H&M, Zara... đáp ứng được yêu cầu xuất xứ và hưởng lợi thuế quan từ Hiệp định EVFTA, ông Nguyễn Tiến Trường - Tổng Giám đốc Vinatex cho hay. Trong thời gian tới...