Tập đoàn Đèo Cả: Không giảm lương, chậm lương trong thời gian “giãn cách xã hội”
Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tại Tập đoàn Đèo Cả, một số vị cố vấn cấp cao đã viết thư đề nghị giảm thù lao của mình để chia sẻ khó khăn của hệ thống. Tuy nhiên, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả đã không thống nhất và khẳng định: “Thời điểm này, dù chịu ảnh tiêu cực do dịch Covid-19 nhưng Tập đoàn Đèo không để nợ lương hay cắt giảm lương đối với bất kỳ một cán bộ công nhân viên nào trong toàn hệ thống”.
Ông Hồ Minh Hoàng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả.
Ông Hồ Minh Hoàng thông tin, thời gian qua, Tập đoàn thực hiện phân chia cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà, “đó là việc thực hiện “giãn cách xã hội” theo chỉ đạo của Chính phủ. Họ không bị giảm lương, chậm lương”.
Ông Hồ Minh Hoàng cho biết, trong bối cảnh hiện tại, không ít người đặt câu hỏi với chính ông, liệu Tập đoàn Đèo Cả sẽ làm gì để vượt qua giai đoạn khó khăn này khi không ít doanh nghiệp, thậm chí doanh nghiệp có tên tuổi đã lên kế hoạch “nghỉ dịch”, cắt giảm nhân sự, giảm lương nhân viên.
Về vấn đề này, người đứng đầu Tập đoàn Đèo Cả cho rằng trong nhận thức và phương châm hành động của Tập đoàn nếu xã hội có đứng im thì Đèo Cả vẫn chuyển động. Đèo Cả đã hưởng ứng, tuân thủ chỉ đạo của Chính phủ trong phòng, chống dịch, giãn cách xã hội… để chiến thắng Covid-19″.
Với Tập đoàn Đèo Cả thì đây cũng là dịp cách ly giao dịch bên ngoài, chọn khoảng cách phù hợp thực hiện “Tái cấu trúc, tối ưu hệ thống quản trị” nhằm điều chỉnh thay đổi tư duy lãnh đạo, rà soát, đánh giá lại năng lực nhân sự chủ chốt sự để xác lập việc đồng hành và chiến lược phát triển Tập đoàn trong dài hạn.
Thời điểm này, Ban điều hành đã điều chỉnh, sắp xếp cách làm việc khoa học để vừa an toàn phòng chống dịch nhưng các nhiệm vụ trọng tâm, quyết tâm tại các Dự án trọng điểm như Hải Vân, Trung Lương – Mỹ Thuận… với các mốc thời gian hoàn thành đã được cam kết.
Đại dịch bởi virus Corona đã ít nhiều tác động tiêu cực đến hoạt động của Tập đoàn, không ít ý kiến tham mưu rằng nên giống nhiều doanh nghiệp khác là cắt giảm lương, giảm nhân sự…
Video đang HOT
“ Ngay lúc này đây, Đèo Cả đang nỗ lực đưa ra những giải pháp công việc phù hợp để đảm bảo thu nhập cho người lao động, không ai bị bỏ lại phía sau. Chúng tôi cũng đã minh chứng nghị lực đó trong gần 35 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn không để nợ lương hay cắt giảm lương, các tích lũy tài chính phải luôn được dự phòng để quản trị rủi ro doanh nghiệp trong chi phí thường xuyên , mà ưu tiên hàng đầu là lương cho người lao động“, ông Hồ Minh Hoàng nhấn mạnh.
Ông Hồ Minh Hoàng cũng vừa viết ca khúc “Vượt bão Corona”, ngay sau khi ca khúc được công bố rộng rãi đã tạo nên dấu ấn, niềm tin về sự vươn lên, đó là một thông điệp đầy sức nặng, cú hích tinh thần rất lớn đối với toàn hệ thống, trên dưới một lòng đẩy lùi virus dịch bệnh, đẩy lùi “virus trì trệ”.
Người đứng đầu Tập đoàn tin rằng, bằng sức mạnh đoàn kết, tinh thần trách nhiệm, Đèo Cả chắc chắn sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này, đạt được những bước đột phá sau đại dịch và đời sống của người lao động sẽ ngày càng ổn định và tốt đẹp hơn.
HY
Chấm dứt đẩy rủi ro của nhà nước sang doanh nghiệp
Doanh nghiệp mong muốn nội dung Luật PPP phản ánh đúng như tên của luật là "đối tác công - tư" thay vì quan niệm doanh nghiệp là cấp dưới
Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh việc thiết kế dự thảo phải bảo đảm bình đẳng, hấp dẫn để nhà đầu tư yên tâm, sẵn sàng bỏ tiền đầu tư các dự án lớn trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế.
Chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp
Theo bộ trưởng, dự thảo đã chú trọng đến cơ chế bảo đảm của Chính phủ đối với các dự án PPP quan trọng và cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu. Trong dự thảo đã đưa vào 2 nội dung bảo lãnh là về cân đối ngoại tệ (điều 76) và chia sẻ rủi ro doanh thu (điều 77).
Về vấn đề ngoại tệ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một dự án, thu phí hoàn toàn bằng Việt Nam đồng, trừ hết chi phí đi thì nhà đầu tư mang lợi nhuận ra ngoài bằng cách nào? Nếu không có cơ chế về việc này, các nhà đầu tư sẽ rất e ngại. Chính phủ phải bảo đảm phần doanh thu sau khi trừ hết chi phí bằng tiền đồng, căn cứ vào quy định quản lý ngoại hối, phải đổi đủ tiền cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, theo bộ trưởng, cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu cũng rất quan trọng bởi rủi ro nhiều khi không phải từ lý do bất khả kháng mà lại đến từ chính sách của nhà nước. Ông ví dụ một con đường được đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), nhà đầu tư làm xong trên tính toán lưu lượng, giá thu phí, thời gian thu phí sẽ ra phương án tài chính. Nhưng sau đó có một con đường được xây dựng bên cạnh, chia sẻ lưu lượng và ảnh hưởng đến phương án tài chính của nhà đầu tư. Nếu không bảo đảm doanh thu thì ai dám đầu tư!
"Nhà nước cần ổn định về chính sách để bảo đảm phương án tài chính, lúc đó nhà đầu tư mới yên tâm tham gia. Nhà nước không thể chuyển toàn bộ rủi ro của nhà nước sang doanh nghiệp (DN) bởi ở đây nhiệm vụ là nhiệm vụ công, đầu tư công nhưng đang kêu gọi đầu tư tư" - bộ trưởng lo ngại.
GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài, đồng tình với việc thiếu cơ chế bảo lãnh, chia sẻ rủi ro là nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư không mặn mà. Luật PPP đòi hỏi nhà nước quy định rõ ràng, minh bạch vấn đề này, từ việc cam kết hỗ trợ công trình, đến vay vốn, vốn đối ứng, phương án thu phí hoàn vốn. Luật PPP phải thiết kế để hạn chế những bất cập hiện nay khi đấu thầu thực hiện dự án dẫn đến không sòng phẳng trong quan hệ công - tư.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả, cho rằng nhà nước cần làm rõ các cơ chế chia sẻ quyền lợi và rủi ro ngay trong bước phê duyệt dự án và lựa chọn nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư làm tốt, rút ngắn tiến độ, tiết giảm vốn, chất lượng tốt giảm chi phí duy tu bảo trì thì cần khuyến khích.
"Khi dự án gặp rủi ro từ nguyên nhân khách quan, nhà nước cần chia sẻ, không nên đẩy hết rủi ro về phía DN như hiện nay" - ông Hồ Minh Hoàng nói và kiến nghị có cơ chế mở để huy động nhiều nguồn vốn tham gia như cho phép DN phát hành cổ phiếu, trái phiếu, nhà nước cùng tham gia góp vốn để tăng hiệu quả đầu tư...
Tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn được đầu tư theo hình thức BOT
Thông thoáng để hút đầu tư
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, nhà nước có rất nhiều quyền, trong khi nhà đầu tư chỉ có một quyền nhưng quyền này lại vô cùng quan trọng. "Đó là họ có "chơi" với chúng ta hay không, có bỏ tiền ra đầu tư với chúng ta hay không? Còn cái gì cũng có lợi cho nhà nước, cái gì cũng không chặt chẽ, không thông thoáng thì nhà đầu tư không tham gia" - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Ông Hồ Minh Hoàng cho rằng Luật PPP phải thể hiện tinh thần bình đẳng giữa đối tác công - tư. Theo đó, DN mong muốn nội dung luật phản ánh đúng như tên của luật là "đối tác công - tư" thay vì quan niệm DN là cấp dưới. Đồng thời, bảo đảm các cam kết của hợp đồng dự án.
Nhiều dự án đã triển khai trong thời gian qua phát sinh nhiều vướng mắc do nhà nước thay đổi chính sách, như thay đổi quy hoạch, đầu tư đường song hành; thay đổi chính sách về giá phí; ban hành các văn bản hành chính làm thay đổi các điều khoản của hợp đồng.
Theo ông Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ngoài thủ tục thông thoáng thì các cơ chế bảo đảm về ngoại tệ và chia sẻ rủi ro doanh thu là vô cùng quan trọng. Đây chính là lý do vì sao trong một giai đoạn dài chúng ta đã kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông nhnưng rất khó.
Hạn chế tối đa chỉ định thầu
Để lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực, bảo đảm minh bạch, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đề xuất việc lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP cần được thực hiện thông qua đấu thầu cạnh tranh, công khai, theo quy định của pháp luật. Hạn chế tối đa việc chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế để tránh rủi ro về lợi ích nhóm, lãng phí, thất thoát, giảm tính cạnh tranh và lựa chọn nhà đầu tư không có đủ năng lực thực hiện dự án.
Ông cũng đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, quy định cụ thể hơn về điều kiện áp dụng theo hướng thu hẹp các trường hợp chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế.
Bài và ảnh: Minh Chiến
Theo nld.com.vn
Hoán đổi nợ ở HHV CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (UPCoM: HHV) vừa thông báo kế hoạch tăng vốn để hoán đổi nợ. Tuy nhiên, doanh nghiệp này chỉ phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn lên gấp 30 lần. Từ một doanh nghiệp chuyên về sửa chữa, bảo dưỡng hầm đường bộ Hải Vân với số vốn vỏn vẹn 79,3 tỷ...