Tập đoàn chuyên xử lý nước tại Hàn Quốc mua 12 triệu cổ phiếu Biwase (BWE), trở thành cổ đông lớn từ 5/11
TSK Corp là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường tại Hàn Quốc, chuyên cung các các dịch vụ công nghệ môi trường thông minh như xử lý nước và quản lý chất thải chuyên sâu, hướng tới tuần hoàn tài nguyên thiên nhiên.
TSK Corp (Hàn Quốc) vừa thông báo đã mua 12 triệu cổ phiếu CTCP Nước – môi trường Bình Dương (Biwase, mã CK: BWE), qua đó trở thành cổ đông lớn tại Biwase từ ngày 5/11/2020 với tỷ lệ sở hữu 6,4%.
Theo tìm hiểu, TSK Corp là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường tại Hàn Quốc, chuyên cung các các dịch vụ công nghệ môi trường thông minh như xử lý nước và quản lý chất thải chuyên sâu, hướng tới tuần hoàn tài nguyên thiên nhiên.
Mục tiêu của TSK Corp trở thành doanh nghiệp số 1 Châu Á trong lĩnh vực môi trường và đến năm 2025 nằm trong top 100 doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc.
Video đang HOT
Có thể thấy, những lĩnh vực kinh doanh của TSK Corp khá tương đồng với Biwase. Trong 9 tháng đầu năm, Biwwase đạt doanh thu 2.166 tỷ đồng, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo mảng kinh doanh cụ thể, doanh thu từ sản xuất kinh doanh nước sạch đạt 1.314 tỷ đồng, chiếm trên 60% tổng doanh thu, và mảng này mang về đến 730 tỷ đồng lợi nhuận gộp, đóng góp trên 82% tổng lợi nhuận gộp của công ty.
Lợi nhuận sau thuế thu về 389 tỷ đồng, tăng trưởng 23,9% so với lợi nhuận đạt được 9 tháng đầu năm 2019. Năm 2020 Biwase đặt mục tiêu đạt ít nhất 470 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy kết thúc 9 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành xấp xỉ 83% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Về cơ cấu cổ đông, ngoài sự hiện diện của TSK Corp, Biwase hiện còn 2 cổ đông lớn khác là CTCP Nước Thu Dầu Một (38,5%) và Becamex (25%).
Nhiều cổ phiếu bị cắt margin tác động ra sao tới thị trường?
Việc nhiều cổ phiếu bị cắt giảm margin khiến nhiều người lo ngại sẽ tác động đến thanh khoản của các cổ phiếu này nói riêng và của thị trường chứng khoán nói chung.
Từ ngày 03/07 đến cuối tháng 9/2020 (sau đợt công bố thông tin báo cáo soát xét Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết), có 33 mã cổ phiếu đã bị đưa vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) trên sàn HOSE và 45 mã cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ trên sàn HNX. Riêng sau kỳ soát xét bán niên 2020, lần lượt 32 mã cổ phiếu trên HOSE và 38 mã trên HNX bị cắt margin.
Sở dĩ các mã cổ phiếu nói trên bị cắt margin là do doanh nghiệp này bị thua lỗ sau soát xét nửa đầu năm 2020. Trong đó không ít cổ phiếu lớn, thanh khoản tốt trên thị trường cũng bị cắt margin như PLX, DXG, TDH, HVN, ROS...
Lật lại quá khứ, giai đoạn quý II- IV/2017, số lượng mã cổ phiếu không đủ điều kiện cho vay margin tăng mạnh từ mức 52 mã đầu kỳ lên 93 mã vào cuối kỳ. Tuy nhiên, dư nợ cho vay margin của khối công ty chứng khoán ở thời điểm đó không những không giảm mà còn tăng mạnh.
Theo ông Lê Ngọc Nam, Phó phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư TVSI, margin của các công ty chứng khoán cơ bản tăng rất mạnh trong thời gian vừa qua, đồng pha với số lượng tài khoản mở mới của các nhà đầu tư F0 trong giai đoạn vừa qua cùng với chỉ số VN-Index tăng liên tục.
"Theo ghi nhận của chúng tôi, top 20 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất đang nắm khoảng 48.000 tỷ đồng dư nợ margin trong quý 2/2020, và có thể số dư nợ margin trên thị trường đã hơn 50.000 tỷ đồng trong thời điểm này. Trong đó, lợi thế đang nghiêng về phía các công ty chứng khoán có vốn Hàn Quốc" - ông Lê Ngọc Nam cho biết.
Lý giải về nguyên nhân việc margin tăng mạnh, ông Lê Ngọc Nam cho rằng có một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, TTCK Việt Nam đã có sự hồi phục thần kỳ từ đợt sụt giảm mạnh trong quý 1/2020. Trong các quý 2- 3 thị trường đã lấy lại những gì đã mất trong năm 2020 khi tăng trưởng trở lại khoảng 40%. Đây có thể là một yếu tố thúc đẩy nhà đầu tư trên thị trường gia tăng sử dụng đòn bẩy trong đầu tư.
Thứ hai, sự tham gia thị trường mạnh mẽ của các nhà đầu tư F0 được thể hiện rõ qua việc có hàng trăm nghìn tài khoản được mở mới kể từ quý 2 tới nay, chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Điều này góp phần tăng đáng kể dư nợ margin.
Thứ ba, lãi suất margin đã và đang giảm mạnh, đặc biệt ở khối công ty chứng khoán ngoại, hiện thấp hơn cả lãi suất cho vay của ngân hàng. Điều này cũng khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy margin.
"Dư nợ margin đang tương đối ổn định và thậm chí sẽ vẫn tiếp tục tăng. Do đó, việc cổ phiếu của những doanh nghiệp nói trên bị cắt margin là tương đối cục bộ và chưa ảnh hưởng đến thị trường nói chung" - ông Lê Ngọc Nam nhận định.
Chuyển động quỹ đầu tư tuần 19-25/10: Các quỹ đồng loạt bán cổ phiếu Quỹ ngoại F&N Dairy Investment tiếp tục không mua được cổ phần Vinamilk ( HoSE: VNM ) trong đợt đăng ký tháng 10, bởi điều kiện thị trường chưa phù hợp. Ngay sau đó, quỹ tiếp tục đăng ký mua gần 21 triệu cổ phiếu VNM trong thời gian 26/10-24/11. Quỹ ngoại bán AGG, PNJ, TPB Nhóm quỹ KIM (Hàn Quốc) đã bán...