Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR): Quý 3 lãi hơn 1.219 cao gấp 2,5 lần cùng kỳ
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Tập đoàn Cao su mới hoàn thành được 53% kế hoạch doanh thu và 56% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã chứng khoán GVR) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu thuần tăng 10% so với cùng kỳ, ghi nhận 5.334 tỷ đồng. Trong đo, doanh thu thuân san xuât va kinh doanh mu cao su vân chiêm ty trong lơn nhât, vơi hơn 3.114 ty đông (chiếm 54%); doanh thu thuân chê biên gô chiêm hơn 888 ty đông (chiếm 16,6%) va doanh thu thuân kinh doanh cac san phâm tư cao su chiêm hơn 484 ty đông (chiếm 9%).
Giá vốn hàng bán tăng nhẹ nên lợi nhuận gộp tăng 44% cùng kỳ, ghi nhận hơn 1.392 tỷ đồng.
Trong kỳ, doanh thu tài chính giảm 14% và chi phí quản lý tăng 23%, các khoản chi phí khác tăng không đáng kể. Tuy nhiên, công ty có nguồn thu từ lãi liên kết lớn 103 tỷ đồng, tăng 66%. Đáng chú ý trong quý 3/2019 Công ty có khoản lợi nhuận khác đột biến từ hơn 34 tỷ đồng lên hơn 470 tỷ đồng do có thêm khoản thu nhập từ góp vốn 100% VĐL và vốn góp chi phối của Tập đoàn ghi nhận doanh thu từ việc bồi thường đất cao su trong khi chi phí khác tăng không đáng kể.
Kết quả, Tập đoàn Cao su báo lãi sau thuế hơn 1.219 tỷ đồng, tăng 150% so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ ghi nhận 980 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, GVR ghi nhận doanh thu thuần hơn 12.948 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.309 tỷ đồng. Do chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần từ 1/6/2018 nên báo cáo của GVR không có so sánh 9 tháng cùng kỳ. Với kê hoach năm 2019 đạt 24.224 tỷ đồng doanh thu va lợi nhuận sau thuê 4.150 ty đông, doanh nghiệp mới hoàn thành được 53% kế hoạch doanh thu và 56% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tính đến 30/09/2019, tổng tài sản của Tập đoàn Cao su ghi nhận 76.020 tỷ đồng, chu yêu năm ơ tai san dai han với hơn 57.905 ty đông. Trong đo, tai san cô đinh chiêm hơn 27.699 ty đông, tăng 9% và chi phi xây dưng dơ dang dai han 21.400 ty đông, giam 15% so vơi hôi đâu năm. Nợ phải trả cuối kỳ chiếm 1/3 tổng tài sản, trong đó nợ tài chính ngắn hạn hơn 2.536 tỷ đồng và nợ tài chính dài hạn 9.662 tỷ đồng.
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) thông báo đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu lần đầu của Tập đoàn Cao su với khối lượng đăng ký 4 tỷ cổ phiếu.
Video đang HOT
Kể từ khi có thông tin chuyển sàn sang niêm yết lên HoSE, cổ phiếu GVR đã tăng mạnh và lập đỉnh mới ở mức 16.600 đồng/cổ phiếu hồi đầu tháng 8 vừa qua. Hiện cổ phiếu GVR đã giảm sâu và đang giao dịch quanh mức 13.500 đồng/cổ phiếu.
Nam Hạ
Theo Toquoc.vn
FPT Retail (FRT): Lãi ròng quý 3 giảm 10%, 9 tháng hoàn thành 55% kế hoạch lợi nhuận
FPT Retail (FRT) hiện trích lập 27 tỷ đồng cho các khoản phải thu, liên quan đến 2 chương trình F-Friends và Subsidy - điều này tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động kinh doanh chung của Tập đoàn.
FPT Retail (FRT) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu đạt 4.510 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ, trong đó đà tăng chủ yếu đến từ hoạt động bán hàng trong khi mảng cung cấp dịch vụ gần như đi ngang. Lợi nhuận gộp thu về 555 tỷ, tăng hơn 12%.
Về hoạt động tài chính, doanh thu tài chính tăng mạnh hơn 3 lần, trong đó lãi tiền gửi tăng gần 2,5 lần - từ 14 tỷ lên hơn 36 tỷ đồng; song song chi phí cũng gia tăng đáng kể, riêng lãi vay tăng hơn 52% lên 35 tỷ đồng.
Áp lực chi phí quản lý và bán hàng cũng tăng mạnh, kéo lãi ròng giảm về 72 tỷ đồng, trong khi quý 3/2018 ghi nhận gần 81 tỷ.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, FRT đạt 12.707 tỷ doanh thu, 230 tỷ LNST, tăng nhẹ sao với cùng kỳ và lần lượt thực hiện được 72% và 55% chỉ tiêu.
Tính đến thời điểm 30/9/2019, FRT ghi nhận 5.802 tỷ đồng tổng tài sản, tăng so với mức 5.168 tỷ đầu kỳ. Tài sản ngắn hạn đạt 5.407 tỷ đồng, trong đó Công ty ghi nhận 1.152 tỷ tiền & tương đương tiền, 574 tỷ tiền gửi.
Đáng chú ý, khoản mục phải thu ngắn hạn chiếm hơn 1.189 tỷ đồng tài sản với phải thu hỗ trợ nhà cung cấp cho các chương trình quảng cáo, khuyến mại... lên đến 534 tỷ. Công ty hiện trích lập 27 tỷ đồng cho các khoản phải thu, liên quan đến 2 chương trình F-Friends và Subsidy - điều này tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động kinh doanh chung của Tập đoàn. Đặc biệt, Công ty còn ghi nhận nợ xấu 54 tỷ đồng.
Nợ phải trả FRT vào mức 4.476 tỷ đồng, tăng 470 tỷ so với đầu kỳ, dư nợ vay chiếm đến 69% tổng nợ với gần 3.081 tỷ đồng - tương đương hơn 53% tổng tài sản.
Vốn chủ Công ty đạt 1.327 tỷ, với hơn 516 tỷ đồng LNST chưa phân phối.
Về FRT, trong giai đoạn thị trường điện thoại bão hoà, mảng dược vẫn còn ở giai đoạn đầu tư thử nghiệm, Công ty đang tiến hành mở rộng kinh doanh sang các mảng khác như kinh doanh hàng xuyên biên giới, đăng ký hoạt động chuyển phát...
Phương châm của FPT Retail là với những gì hiện có mình có tận dụng thêm được không, để khách hàng có thể có thêm nhiều "món ăn" khác. Trong quan hệ với Nguyễn Kim, FPT Retail hợp tác nhằm khai thác thế mạnh của nhau, đồng thời cho khách hàng hai bên thêm lựa chọn. Song, trong quá trình thử nghiệm Công ty phải luôn đánh giá được vấn đề, ban lãnh đạo nói, mảng nào có quy mô đủ lớn thì mình sẽ đầu tư một cách rất nghiêm túc.
Mới đây, FPT Shop vừa gỡ mục "Điện máy" khỏi website fptshop.com.vn sau khoảng hơn 6 tháng thử nghiệm kinh doanh mặt hàng, thông qua hợp tác với hệ thống Nguyễn Kim. Phía FPT Shop cho biết đang tạm hoãn hoạt động này để tập trung cho những mảng mang lại hiệu quả cao hơn.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
MWG: Lợi nhuận 9 tháng tăng 35% bất chấp doanh thu thuần chỉ tăng 17% Lợi nhuận trước thuế 9 tháng năm nay của MWG tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp doanh thu thuần chỉ tăng 17%, nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện và doanh thu tài chính tăng mạnh (chủ yếu do tăng lãi tiền gửi ngân hàng và chiết khấu thanh toán). MWG: Lợi nhuận 9 tháng tăng 35% bất chấp...