Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR), ẩn số từ hoạt động tái cơ cấu
Bộ máy vận hành cồng kềnh, chậm chuyển đổi cơ cấu kinh doanh… đang là những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã chứng khoán: GVR – UPCoM). Bởi vậy, việc tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu sẽ giúp GVR gia tăng tính hiệu quả, cũng như lợi ích cổ đông.
Ảnh Internet
Hệ thống 133 công ty con, công ty liên kết
Kể từ khi đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán (ngày 21/3/2018) tới nay, kết quả kinh doanh của GVR ghi nhận sự cải thiện so với thời điểm trước đó.
Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận năm 2018 tăng lần lượt 2.460% và 149% so với năm 2017; năm 2019 tăng tương ứng 42,55% và 56,82% so với năm 2018 (năm 2019, biên lợi nhuận gộp tăng từ 23,01% lên 23,27%, biên lợi nhuận ròng tăng từ 18,07% lên 19,88%).
Doanh thu, lợi nhuận ghi nhận sự tăng trưởng, nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) năm 2019 của GVR chỉ lần lượt đạt 6,62% và 4,27%.
iều này cho thấy, GVR sử dụng nguồn vốn, tài sản chưa tương xứng với quy mô vốn có.
Tính tới 31/12/2019, GVR có tổng tài sản lên tới 78.170,8 tỷ đồng, trong đó tài sản cố định là 27.677 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,41% trong tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn là 21.535,8 tỷ đồng, tỷ trọng 27,55%; tiền mặt và tiền gửi kỳ hạn là 13.683,2 tỷ đồng, tỷ trọng 17,05%.
GVR ghi nhận giá trị đầu tư vào công ty liên doanh – liên kết, góp vốn là 3.329,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản (4,26%), song điều đáng chú ý ở đây là số lượng các đơn vị thành viên khi có tới 103 công ty con, 21 công ty liên kết và trong số đó, nhiều đơn vị có kết quả kinh doanh tích cực hơn GVR.
ơn cử, tại CTCP ầu tư Sài Gòn VRG (SIP), năm 2019 đạt doanh thu 4.318,9 tỷ đồng và lợi nhuận 475,6 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 139% và 229%.
Video đang HOT
Hay tại CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC), hoạt động kinh doanh liên tục tăng trưởng cao những năm gần đây và tích lũy được lượng tiền mặt lớn, đạt 1.436,1 tỷ đồng, chiếm 40,6% tổng tài sản.
Còn tại CTCP Thống Nhất (BAX), các chỉ tiêu ROA, ROE đều ở mức cao là 11,12% và 54,35%…
Doanh thu bất động sản khu công nghiệp có tỷ trọng còn khiêm tốn
Theo Báo cáo thường niên 2018, GVR sở hữu 407.800 ha đất cao su, 201.083 ha cao su kinh doanh, 206.717 ha đất kiến thiết cơ bản và diện tích khác.
GVR định hướng chuyển đổi đất cao su thành đất khu công nghiệp trong thời gian tới, bởi đây là mảng có biên lợi nhuận cao hơn và dòng tiền ổn định hơn.
Năm 2019, GVR đã chuyển đổi khoảng 1.000 ha đất cao su sang đất khu công nghiệp.
Tiềm năng là vậy, song đóng góp của mảng khu công nghiệp vẫn chưa như kỳ vọng. Số liệu tại báo cáo thường niên 2018 cho thấy, GVR quản lý 12 khu công nghiệp với diện tích 6.000 ha, diện tích thương phẩm 4.013 ha, nhưng tỷ lệ lấp đầy năm 2018 mới đạt 85%.
Cụ thể hơn, năm 2019, trong tổng doanh thu là 20.073,2 tỷ đồng, thì doanh thu kinh doanh bất động sản khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng mới đạt 1.047,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,22%.
Trước đó, năm 2018, tỷ trọng mảng này cũng chỉ chiếm 3,8% cơ cấu doanh thu, tương đương 547,2 tỷ đồng.
Tuy đóng góp doanh thu khiêm tốn, nhưng đây là mảng có biên lợi nhuận cao, nếu GVR tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển đổi, đầu tư, khai thác, thì tỷ suất lợi nhuận sẽ sớm được cải thiện, điều mà nhiều công ty con của GVR đã thành công trong những năm gần đây khi tiến hành chuyển đổi từ cao su thiên nhiên sang khu công nghiệp.
Trên thực tế, dù còn ở mức thấp, song tỷ trọng doanh thu mảng bất động sản khu công nghiệp tại GVR đang tăng dần, từ 3,8% năm 2018 lên 5,22% năm 2019.
ồng thời, tỷ trọng lợi nhuận gộp của mảng này cũng tăng lên 13,19% trong năm 2019, so với con số 10,48% của năm 2018.
Một điểm cần lưu ý khác là tỷ lệ sở hữu nhà nước hiện nay tại GVR rất lớn, lên tới 96,77%.
Một khi đẩy mạnh thoái vốn nhà nước, đồng thời tập trung tái cơ cấu hoạt động, mà cụ thể ở đây là tinh gọn bộ máy vận hành, chuyển đổi cơ cấu kinh doanh vào những lĩnh vực có biên lợi nhuận cao…, cơ hội để GVR cải thiện hiệu quả hoạt động, gia tăng lợi ích cho cổ đông, nhà đầu tư là không nhỏ.
Mới đây, Sở GDCK TP.HCM ( HOSE) đã chấp thuận việc niêm yết cổ phiếu GVR trên sàn này. Hiện cổ phiếu GVR đang giao dịch trên sàn UPCoM. GVR đã lên kế hoạch chuyển sàn từ đầu năm 2019, song chưa thực hiện được vì nhiều nguyên nhân.
GVR dự kiến sẽ niêm yết trên HOSE trong quý I/2020. Với 4 tỷ cổ phiếu đang giao dịch và thị giá đóng cửa ngày 14/2/2020 là 11.300 đồng/cổ phiếu (giá chốt ngày 14/2/2020), giá trị vốn hóa của GVR đạt khoảng 43.200 tỷ đồng.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm cổ phiếu thị trường nổi sóng
Thị trường đảo chiều giảm nhẹ trong tuần qua với diễn biến chủ đạo là phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, kể cả nhóm trụ cột ngân hàng. Điểm đáng chú ý là dòng tiền vẫn tích cực hướng đến nhóm cổ phiếu thị trường đã kéo nhiều mã tăng mạnh, trong đó đáng kể như ROS, FTM, hay có câu chuyện riêng như SBT.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 3,3 điểm (-0,35%), xuống 937,45 điểm. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE hơn 160 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 16,4% so với tuần trước.
Trong khi đó, HNX-Index tăng 4,82 điểm ( 4,59%), lên 109,74 điểm. Khối lượng giao dịch trung bình gần 33 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 14,9% so với tuần trước.
Tuần quan, nhóm dầu khí hồi phục nhờ giá dầu thế giới đảo chiều tăng sau 5 tuần liên tiếp sụt giảm, trong đó, 2 cổ phiếu lớn đầu ngành GAS ( 2,9%) và PLX cũng ( 2,9%) đã là điểm tựa chính cho thị trường.
Trái lại, các cổ phiếu lớn thuộc nhóm nhóm cổ phiếu thực phẩm - đồ uống đều chịu áp lực điều chỉnh với VNM (-3,27%), SAB (-2,67%), MSN may mắn chỉ giảm nhẹ (-0,2%).
Nhóm cổ phiếu lớn khác như VIC (-3,85%), VRE (-0,78%), VJC (-1,98%), HPG (-2,68%), VHM ( 0,69%).
Nhóm cổ phiếu có tỷ trọng vốn hóa lớn nhất thị trường là ngân hàng phân hóa với VCB (-0,78%), BID (-3,29%), CTG (-0,37%), HDB (-4,51%), EIB (-1,14%), trong khi đó, TCB ( 5,19%), VPB ( 7,1%), MBB ( 1,64%), STB ( 4,04%), TPB ( 4,81%).
Nhóm các mã tăng cao nhất trên sàn HOSE tuần qua đáng chú ý nhất là ROS ( 22%), sau khi có phiên mua bắt đáy mạnh tăng trần cuối tuần trước (7/2), đã nối tiếp sắc tím trong 4 phiên tiếp theo và bất ngờ bị xả hàng T và giảm sàn trong phiên cuối tuần.
Dòng tiền dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đã kéo theo hàng loạt cái tên LSS, FTM, TCR, TVB, FIT, GIL tăng mạnh, trong đó, đa số có những phiên tăng hết biên độ với khối lượng giao dịch lớn.
Một bluechip trong rổ VN30 khác ngoài ROS là SBT đã có 2 phiên đua sắc tím 12 và 13/2, sau khi có tin Công ty thông qua phương án triển khai phát 1.200 trái phiếu chuyển đổi, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tương ứng tổng giá trị phát hành tối đa 1.200 tỷ đồng, kỳ hạn 03 năm. Lãi suất dự kiến là 3,5%/năm, đồng thời con số có thể thay đổi theo thỏa thuận giữa tổ chức phát hành và nhà đầu tư.
Trái lại, cổ phiếu DTL, vốn cơ cấu cổ đông khá cô đặc và trong năm 2019 qua giao dịch khá thưa thớt với nhiều phiên trắng thanh khoản, thì bất ngờ thời gian gần đây đã bị bán mạnh. Khớp lệnh chỉ vài chục đến vài trăm cổ phiếu ở mức giá thấp, thậm chí nhiều phiên ở mức giá sàn đã khiến cổ phiếu này lao dốc, về dưới mệnh giá, về vùng thấp nhất lịch sử.
Trên sàn HNX, cổ phiếu NRC sau chuỗi đi ngang đi ngang kể từ cuối tháng 1/202 và đến vùng 9.000-9.800/cổ phiếu đã liên tục lao dốc với nhiều phiên giảm sâu cho đến nay.
Trái lại, VCR đã phục hồi tốt sau khi rơi xuống vùng 8.000 đồng/cổ phiếu đã bùng nổ với 3 phiên tăng kịch trần tuần này.
Trên UpCoM, nhóm cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất không có nhiều điểm đáng chú ý, với đa số thanh khoản rất thấp.
Tuần này, UpCoM đón tân binh HNE của Công ty cổ phần Hanel với 192,6 triệu cổ phiếu giao dịch sau hơn 12 năm IPO.
Giá tham chiếu cổ phiếu HNE phiên đầu tiên 13/2 là 10.900 đồng, đã tăng 14,7% và 8% trong phiên còn lại, nhưng thanh khoản cũng khá thấp, lần lượt 100 và 8.500 đơn vị khớp lệnh.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Đằng sau hành trình 10 năm miệt mài nâng hiệu suất kinh doanh tín dụng của Vietcombank Dữ liệu kinh doanh mảng tín dụng của bộ ba ngân hàng quốc doanh Vietcombank - VietinBank - BIDV 10 năm qua cho thấy hành trình cải thiện hiệu suất kinh doanh rất ấn tượng của Vietcombank so với VietinBank và BIDV. Cải thiện hiệu suất mảng tín dụng: Nhìn từ cuộc đua 10 năm giữa Vietcombank, VietinBank và BIDV Theo đó, mặc...