Tập đoàn Cao Su bán 9,34 triệu cổ phiếu SIP thông qua giao dịch khớp lệnh, thu hơn 1.300 tỷ đồng
So với mức giá khởi điểm (97.500 đông/cp) thì giá thoái vốn của Tập đoàn Cao su cao hơn khoảng 45%. Ước tính Tập đoàn Cao su đã thu về khoảng 1.320 tỷ đồng từ việc bán SIP trong phiên 14/12.
Phiên giao dịch 14/12 ghi nhận những giao dịch đột biến của cổ phiếu CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP). Theo đó, SIP đã xuất hiện những giao dịch khớp lệnh đột biến với tổng khối lượng 9,34 triệu cổ phiếu tại vùng giá 141.100 đồng – 141.500 đồng/cp.
Nhiều khả năng giao dịch trên xuất phát từ tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) khi mới đây đã đăng ký bán 9,34 triệu cổ phiếu SIP trong khoảng thời gian từ 9/12 đến 21/12/2020 thông qua phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh. Việc thoái vốn của GVR tại SIP được thực hiện theo Đề án tái cơ cấu của tập đoàn và phù hợp với định hướng phát triển của Tập đoàn nhằm thu hồi vốn đã đầu tư để phục vụ mục tiêu, chiến lược phát triển trong thời gian tới.
Mức giá khởi điểm Tập đoàn Cao su đưa ra cho việc thoái vốn là 97.500 đồng/cp. So với mức giá khởi điểm thì giá thoái vốn của Tập đoàn Cao su cao hơn khoảng 45%. Ước tính Tập đoàn Cao su đã thu về khoảng 1.320 tỷ đồng từ việc bán SIP trong phiên 14/12.
Sau khi bán ra 9,34 triệu cổ phiếu SIP, Tập đoàn Cao su vẫn còn khoảng 1,4 triệu cổ phiếu SIP và sẽ tiếp tục chào bán khi hoàn thành việc thẩm định giá, phê duyệt giá khởi điểm theo quy định.
Video đang HOT
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu SIP đã tăng kịch trần lên 145.200 đồng/cp sau khi Tập đoàn Cao Su bán ra 9,34 triệu cổ phiếu.
Trong cơ cấu cổ đông SIP hiện còn Nam Tân Uyên (NTC) nắm giữ 6,23 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 7,84%. Ở chiều ngược lại, SIP cũng nắm giữ 24,52% cổ phần NTC. Ngoài ra, SIP cũng đang nắm giữ hơn 23,7 triệu cổ phiếu Tập đoàn Cao su (GVR).
Về hoạt động kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm, SIP đạt doanh thu 3.417 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 676 tỷ đồng, tăng trưởng gần 63% so với cùng kỳ năm trước và vượt 182% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Biến động cổ phiếu SIP thời gian gần đây
ĐHCĐ Nam Tân Uyên (NTC): Dự kiến tháng 8 tăng vốn, đăng ký niêm yết trên sàn HOSE
Trả lời chất vấn của cổ đông tại ĐHCĐ CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) diễn ra sáng nay (3/6) tại Bình Dương về việc SIP mới đầu tư gần 20% vào NTC, kế hoạch giảm sở hữu chéo của Công ty, ban lãnh đạo NTC cho biết, Nam Tân Uyên mới nhận được thông báo về việc SIP tăng sở hữu lên 19%, còn việc xử lý đầu tư chéo sẽ do lãnh đạo Tập đoàn Cao Su quyết định.
Mới đây, SIP đã mua thêm 702.000 cổ phiếu NTC để tăng tỷ lệ sở hữu lên hơn 19% vốn. NTC hiện đang là công ty con của Tập đoàn cao su Việt Nam với tỷ lệ sở hữu trực tiếp 20,42% và gián tiếp 32,85% cổ phần thông qua PHR.
Tập đoàn Cao su cũng đang sở hữu trực tiếp 13,5% vốn tại SIP.
NTC cho biết, hiện Công ty có đầu tư 1 số khu công nghiệp đang phát triển tốt và cổ tức ổn định trên 20%. Trong đó, Khu công nghiệp Bình Long và Bắc Đồng Phú nằm tại Bình Phước đang có kế hoạch mở rộng giai đoạn 2; còn Khu công nghiệp Dầu Giây ở Đồng Nai đang đợi quy hoạch sử dụng đất và cũng có kế hoạch mở rộng giai đoạn 2...
Tại đại hội, NTC cho biết, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và PHR đã có thoả thuận xác định chi phí bồi thường, hỗ trợ thiệt hại kinh tế là 2,5 tỷ đồng/ha. Mức bồi thương này làm phát sinh tăng tổng mức đầu tư dự án Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 (NTC 3) lên 1.485 tỷ đồng.
Theo đó, NTC có tờ trình về nội dung muốn thanh toán sớm khoản hỗ trợ thiệt hại kinh tế do thanh lý sớm vườn cây cao su của Phước Hoà (PHR) giá trị 865 tỷ đồng, tương ứng diện tích 345,86 ha trong thời gian thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư với các cấp có thẩm quyền để NTC sớm có thể thực hiện về các thủ tục đất đai và nhận bàn giao đất triển khai dự án.
Còn với dự án NTC3, tổng mức đầu tư hơn 1.485 tỷ đồng, nguồn thực hiện từ 20% vốn tự có, 40% vay ngân hàng và 40% vốn khác. NTC ước tính, dự án NTC3 sẽ hoạt động trong vòng 50 năm với tổng doanh thu 6.020 tỷ đồng và lợi nhuận ròng thu về 2.215 tỷ đồng.
Nhằm đảm bảo nguồn vốn triển khai dự án, và chi trả tiền thuê đất cho Nhà nước, HĐQT NTC trình ĐHCĐ vay vốn ngân hàng để thực hiện đầu tư, nộp tiền sử dụng đất với hạn mức tối đa 3.212 tỷ đồng. Trong đó, NTC sẽ vay đầu tư dự án 594 tỷ đồng và tiền thuê đất Nhà nước 2.618 tỷ đồng.
Đồng thời, ĐHCĐ cũng uỷ quyền cho HĐQT NTC thực hiện việc tăng vốn trong năm nay. Trước đó, do dự án NTC3 mới thực hiện các thủ tục thu hồi đất nên việc tăng vốn vẫn chưa diễn ra.
Trả lời cổ đông về chi tiết kế hoạch tăng vốn và đề xuất chia cổ phiếu thưởng, ban lãnh đạo NTC cho biết, sau khi ĐHCĐ thông qua chủ trương, Công ty sẽ tiến hành thanh toán đền bù cho PHR thành 2 đợt trong tháng 3 và tháng 6 năm nay. Sau đó, cơ quan chức năng tỉnh sẽ thực hiện thủ tục liên quan đến cho thuê đất..., dự kiến hoàn tất trong tháng 8/2020. Khi đó, NTC sẽ thực hiện nhiều công việc lớn như tăng vốn, đăng ký niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE.
Chủ tịch HĐQT NTC chia sẻ, tăng vốn với mục đích nhằm đáp ứng yêu cầu đủ vốn đối ứng cho dự án NTC3 và sẽ tăng vốn trong giới hạn đó. Chưa chốt phương án tăng vốn nhưng có thể theo tỷ lệ 2:1 (tăng vốn 50%).
Còn kế hoạch chi tiết về dự án NTC4, đại diện PHR - đơn vị quản lý đất tại NTC 3 và NTC 4 cho biết, chậm nhất tháng 9 sẽ thông qua tờ trình của cơ quan thẩm quyền liên quan đến việc quy hoạch. Hiện nay, NTC 4 còn lại diện tích khoảng 700 ha.
Năm 2020, NTC đặt kế hoạch doanh thu 390 tỷ đồng, tăng nhẹ hơn 2%; lợi nhuận sau thuế 177 tỷ đồng, giảm mạnh 25% so với thực hiện 2019. Dù vậy, NTC vẫn dự chia cổ tức năm 2020 tối thiểu 80%/vốn, tương đương cần chi 128 tỷ đồng.
Sở hữu quỹ đất cực lớn, cổ phiếu của Becamex giờ ra sao? Sau 3 tháng chính thức giao dịch trên sàn HOSE, cổ phiếu của Becamex đã trải qua nhiều biến động. Khách sạn Becamex Bình Dương. Ảnh: Ksvadl. Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex, BCM) được biết tới là đại gia bất động sản khu công nghiệp sở hữu quỹ đất cực lớn. Theo thông tin được công bố,...