Tập đoàn BRG và Sumitomo “bắt tay” phát triển toàn diện chuỗi siêu thị FujiMart
Sau hơn 3 năm hoạt động, với chiến lược mở rộng được nghiên cứu kỹ lưỡng để xây dựng được hệ thống siêu thị thật chất lượng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tin tưởng rằng sự hợp tác giữa Tập đoàn BRG với Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) trong phát triển toàn diện chuỗi siêu thị FujiMart chắc chắn thành công.
Dự kiến đến năm 2028 sẽ có 50 siêu thị mới
Ngày 24/3/2022, Tập đoàn BRG đã kí kết Hợp đồng liên doanh với Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) nhằm phát triển toàn diện chuỗi siêu thị FujiMart tại thị trường Việt Nam. Theo kế hoạch của giai đoạn mới, Công ty TNHH BRG Retail – một thành viên của hệ sinh thái Tập đoàn BRG – sẽ phối hợp với Tập đoàn Sumitomo nhằm thúc đẩy phát triển, mở rộng chuỗi siêu thị FujiMart với kế hoạch cụ thể là từ năm 2022 mỗi năm sẽ mở mới từ 5 – 10 cửa hàng và đến năm 2028 sẽ đạt khoảng 50 cửa hàng mới tại các thị trường lớn trên cả nước. Điều đó đồng nghĩa với việc chuỗi siêu thị FujiMart sẽ phục vụ ngày càng nhiều người tiêu dùng Việt Nam với những mặt hàng thực phẩm đa dạng, chất lượng, theo tiêu chí “Fresh Everyday – Tươi ngon mỗi ngày” cùng không gian và phong cách mua sắm Nhật Bản.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Shiomi Keigo – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Sumitomo khu vực châu Á và châu Đại Dương – cho biết, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển khá mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trong đó, ghi nhận sự dịch chuyển từ hình thức bán lẻ truyền thống với mô hình cửa hàng nhỏ lẻ, sang các chuỗi siêu thị hiện đại, cửa hàng tiện lợi do có sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm được nâng cao, cùng với tác động của đại dịch Covid-19 khiến mọi người quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, ưu tiên những thực phẩm tươi, ngon, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
“Chuỗi siêu thị FujiMart là sự kết hợp hoàn hảo và cộng hưởng sức mạnh giữa 2 thương hiệu tên tuổi là Tập đoàn BRG của Việt Nam và Tập Đoàn Sumitomo nhằm đưa các sản phẩm sạch, an toàn, tươi ngon mỗi ngày cùng phong cách phục vụ tận tâm đến với người tiêu dùng”, ông Shiomi Keigo cho biết.
Ông Shiomi Keigo – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Sumitomo khu vực châu Á và châu Đại Dương phát biểu tại lễ ký kết
Bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch Tập đoàn BRG – cho biết, lấy chất lượng làm trọng tâm, khách hàng là cốt lõi, chính là tiêu chí mà BRG Retail cũng như Tập đoàn BRG đã và đang theo đuổi để phấn đấu trở thành kênh phân phối bán lẻ uy tín, là cầu nối đưa các sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng Việt Nam cũng như trên thế giới. Lựa chọn các tên tuổi lớn như Tập đoàn Sumitomo là đối tác chiến lược thể hiện tầm nhìn dài hạn cũng như sự quyết tâm hiện thực hóa sứ mệnh “mang những giá trị tốt đẹp nhất cho cộng đồng” của Tập đoàn BRG.
Video đang HOT
“Sự kiện ngày hôm nay sẽ là một cột mốc đáng nhớ cho cả Tập đoàn BRG cũng như Tập đoàn Sumitomo khi chính thức bước vào giai đoạn mới ở lĩnh vực bán lẻ trong mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo bên cạnh dự án Thành phố thông minh bắc Hà Nội do 2 tập đoàn cùng liên doanh phát triển với tổng số vốn đầu tư lên tới gần 4,2 tỷ USD Mỹ”, bà Nguyễn Thị Nga chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch Tập đoàn BRG phát biểu tại sự kiện
Ông Hitotsumatsu Keisuke – Tổng giám đốc Công ty TNHH Bán lẻ FujiMart Việt Nam – cho biết, trong quá trình nỗ lực hoàn thiện siêu thị FujiMart hơn nữa, chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục vận dụng những bí quyết, kinh nghiệm, phương pháp quản lý về độ tươi ngon của Nhật Bản để mang đến cho khách hàng những sản phẩm bổ dưỡng và an toàn nhất. Hơn nữa với không gian mua sắm rộng rãi, hàng hóa được bày biện dễ nhìn giúp cho khách hàng có thể thoải mái lựa chọn khi mua sắm. FujiMart tin tưởng rằng sẽ thực hiện hóa sứ mệnh “Đem đến cho người tiêu dùng Việt Nam một cuộc sống tràn ngập tiếng cười với những tiện ích khi mua sắm”.
Thị trường tiềm năng cho các nhà bán lẻ
Khẳng định quan hệ hợp tác đặc biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, quan hệ hợp tác này sẽ ngày càng trở lên khăng khít, hiệu quả hơn, trong đó, để triển khai thành công những sự chỉ đạo của cơ quan cấp cao hai nước đó chính là cộng đồng doanh nghiệp.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, thị trường bán lẻ Việt Nam tạo sức hút lớn cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản.
Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, với dân số gần 100 triệu người, trong đó giới trẻ chiếm tỷ lệ rất cao, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng. Cùng với sự áp dụng công nghệ, thị trường bán lẻ tại Việt Nam ngày càng trở lên cạnh tranh và hấp dẫn hơn với sự xuất hiện của những xu hướng mới như bán hàng trực tuyến, bán hàng đa kênh,… tạo sức hút lớn cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản.
Bộ Công Thương hoan nghênh mô hình siêu thị phong cách Nhật Bản – FujiMart do Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo triển khai trong 3 năm qua, tạo một kênh mua sắm văn minh hiện đại, tin cậy cho người dân Hà Nội.
Phía đối tác Nhật Bản rất cẩn thận bởi trong 3 năm qua chỉ mở 3 siêu thị, tuy nhiên, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, tính cẩn thận, nghiêm túc và kinh nghiệm của người dân Nhật Bản là nguyên nhân thành công của đất nước và doanh nghiệp Nhật Bản. “Tập đoàn BRG đã chọn đúng đối tác của mình và tin tưởng sự hợp tác này chắc chắn thành công”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ.
Bộ Công Thương cũng ghi nhận vai trò của siêu thị FujiMart trong thời gian qua đã trong chủ động đặt hàng và giữ trữ hàng đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người tiêu dùng và góp phần giúp Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng không xảy ra tình trạng tăng giá hay khan hàng đột biến trong hệ thống siêu thị cũng như trên thị trường, góp phần cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Tập đoàn BRG và Sumitomo kí kết Hợp đồng Liên doanh phát triển toàn diện chuỗi siêu thị FujiMart
Nhằm góp phần triển khai Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″ do Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1163/QĐ-TTg phê duyệt Ngày 13/7/2021, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải kỳ vọng trong thời gian tới Liên doanh giữa BRG và Sumitomo quan tâm mở rộng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, theo hướng văn minh, hiện đại. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hình thành các chuỗi phân phối sản phẩm sản xuất tại Việt Nam tạo đầu ra cho sản xuất trong nước và thực hiện tốt vấn đề về chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường để góp phần vào sự phát triển thị trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu.
Đánh giá cao sự tiên phong, quyết liệt, nhạy bén trong nhiều lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn BRG, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng đề nghị Liên doanh BRG và Sumitomo tiếp tục thực hiện văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của các Bộ, ngành trong đó có Bộ Công Thương về công tác đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, tăng cường hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản của Việt Nam, tuân thủ phòng chống dịch Covid-19 tại hệ thống siêu thị, đảm bảo nguồn cung, đẩy mạnh mua bán trực tuyến để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
Xuất nhập khẩu tiếp tục tạo kỷ lục mới trong năm 2021
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, năm 2021, ngành công thương tạo ấn tượng nhất với kết quả xuất nhập khẩu tiếp tục đạt kỷ lục mới.
Thông tin được Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ tại cuộc họp báo thường kỳ quý IV của Bộ Công Thương vào chiều 12/1/2022.
Số liệu cho thấy, năm 2021, tổng kim ngạch ước đạt gần 670 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 336 tỷ USD, tăng 19%. Nhập khẩu ước đạt 332 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020 và cơ bản được kiểm soát tốt. Nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất và hàng hóa thiết yếu luôn chiếm gần 90% kim ngạch nhập khẩu. Cán cân thương mại ghi nhận xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp với giá trị khoảng 4 tỷ USD.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải.
Mặt khác, trong năm, thị trường trong nước tương đối ổn định, cơ bản đảm bảo được cân đối cung cầu, đặc biệt là cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu trong vùng dịch. Thương mại điện tử trở thành phương thức phân phối quan trọng, góp phần duy trì chuỗi cung ứng và chuỗi lưu thông trong và ngoài nước, hỗ trợ tiêu thụ hiệu quả một lượng lớn nông sản cho người nông dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong phát triển ngành năm 2021. Theo Thứ trưởng, năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch, năng lực sản xuất công nghiệp chậm được cải thiện; mức độ liên kết và giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành còn hạn chế; liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn yếu.
Không chỉ vậy, trong năm, xuất khẩu tăng mạnh nhưng mức độ phụ thuộc vào khu vực FDI lại tăng lên so với những năm gần đây. Giá trị gia tăng trong xuất khẩu chưa được như mong muốn...
Năm 2021, tổng kim ngạch ước đạt gần 670 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 336 tỷ USD, tăng 19%.
Dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt động dịch vụ và làm giảm cầu tiêu dùng hàng hóa trong nước khiến doanh thu bán lẻ trong nước đạt thấp. Trật tự thị trường mặc dù được tăng cường kiểm soát nhưng tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại (kể cả trên môi trường internet) vẫn còn diễn biến phức tạp.
Để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2022 ở mức 6- 6,5%, ngành Công Thương phấn đấu: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 7-8 %; Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6-8%; Cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 7-8%; Tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu tăng 7,88%; điện thương phẩm tăng 7,1 -9,1%.
Để hiện thực hóa các mục tiêu, Bộ Công Thương chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế; đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cơ cấu lại ngành Công Thương dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; tập trung thực hiện đồng bộ và hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu lại các ngành hàng xuất khẩu hiệu quả; nâng cao chất lượng hàng hóa theo hướng đáp ứng các quy định về TBT, SPS, yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường, chất lượng sản phẩm và quy tắc xuất xứ. Chú trọng quản lý nhập khẩu...
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Giải "bài toán" ngành logistics Việt Nam cần gỡ các nút thắt Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp ngành logistics, dịch Covid-19 đã gây ra nhiều khó khăn chưa từng có tiền lệ. Để vượt qua khó khăn của đại dịch, nhiều ý kiến cho rằng, ngành logistics cần thay đổi toàn diện. Khó khăn chưa từng có tiền lệ với ngành logistics Việt Nam Phát biểu tại hội thảo "Phát triển ngành logistics...