Tập đoàn Bảo Việt (BVH) lãi 1.122 tỷ đồng trong 9 tháng, danh mục đầu tư tăng vọt lên 127.700 tỷ đồng
Trong đó riêng quý 3 Tập đoàn Bảo Việt đạt 473 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 29% so với cùng kỳ.
Tập đoàn Bảo Việt (mã chứng khoán BVH) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 trong đó ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 8.736 tỷ đồng, tăng 3,4% so với quý 3/2019.
Trong cơ cấu doanh thu công ty, doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm nhân thọ đạt 7.163 tỷ đồng, tăng 746 tỷ đồng so với cùng kỳ trong khi doanh bảo hiểm phi nhân thọ đạt 2.515 tỷ đồng, giảm 345 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Tổng chi bồi thường cho bảo hiểm gốc và chi trả đáo hạn là 3.012 tỷ đồng trong đó của bảo hiểm nhân thọ hơn 1.710 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính trong quý đạt 2.291 tỷ đồng, tăng 303 tỷ đồng so với cùng kỳ, trong đó thu lãi tiền gửi đạt 1.516 tỷ đồng (tăng 306 tỷ đồng so với cùng kỳ) và thu lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu đạt 597 tỷ đồng (giảm 37 tỷ đồng)…
Video đang HOT
Chi phí tài chính giảm được 163 tỷ đồng, xuống còn 372 tỷ đồng, trong đó riêng chi trả lãi vay 173 tỷ đồng (giảm 83 tỷ đồng so với cùng kỳ) và ghi nhận hơn 14 tỷ đồng lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán. Trong kỳ Bảo Việt đã hoàn nhập dự phòng gần 110 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái trích lập dự phòng gần 24 tỷ đồng.
Kết quả, quý 3 Bảo Việt báo lãi 473 tỷ đồng, tăng 29,4% so với lợi nhuận đạt được quý 3 năm ngoái, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc chủ sở hữu của Tập đoàn đạt hơn 460 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Việt đạt 24.830 tỷ đồng, tăng trưởng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.122 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông Tập đoàn đạt 1.088 tỷ đồng.
Năm 2020 Bảo Việt đặt mục tiêu đạt 1.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy kết thúc 9 tháng đầu năm, Tập đoàn đã hoàn thành và vượt 12,2% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Tính đến 30/9/2020, danh mục đầu tư tài chính của Bảo Việt đạt hơn 127.700 tỷ đồng, tăng 19.000 tỷ đồng so với đầu năm. Chiếm phần lớn danh mục là các khoản tiền gửi ngắn hạn, trị giá 80.209 tỷ đồng cùng với gần 31.900 tỷ đồng trái phiếu dài hạn.
Đức Long Gia Lai (DLG): Quý 3 tiếp tục lỗ lớn 254 tỷ đồng
Trong kỳ Đức Long Gia Lai (DLG) tiếp tục phải trích lập gần 215 tỷ đồng chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã CK: DLG) đã công bố BCTC quý 3/2020 và lũy kế 9 tháng đầu năm 2020.
Theo đó riêng quý 3 doanh thu thuần đạt gần 478 tỷ đồng giảm 27% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp đạt 114,7 tỷ đồng giảm 15% so với quý 3/2019.
Trong kỳ chỉ có chi phí bán hàng được cắt giảm trong khi đó chi phí tài chính ở mức cao với 111,4 tỷ đồng và đáng chú ý là gần 261 tỷ đồng chi phí QLDN cao gấp 5,7 lần cùng kỳ là nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ sau thuế gần 254 tỷ đồng trong quý 3/2020 trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi sau thuế 46,7 tỷ đồng.
Trong danh mục chi phí QLDN của DLG công ty đang phải trích gần 215 tỷ đồng chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi. Tại ngày 30/9/2020, DLG đã cho một số tổ chức, cá nhân vay 2.340 tỷ đồng (tương đương 27% tổng giá trị tài sản). Các khoản cho vay này không có tài sản đảm bảo.
Trước đó DLG cũng báo lỗ lớn trong nửa đầu năm nên kết quả lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 Đức Long Gia Lai lỗ sau thuế 549 tỷ đồng trong đó công ty mẹ chịu lỗ hơn 526 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái LNST đạt hơn 94 tỷ đồng.
Được biết năm 2020, DLG lên kế hoạch 2.500 tỷ đồng doanh thu, giảm 13% so với năm 2019; lợi nhuận kỳ vọng đạt 80 tỷ đồng. Nguồn thu trong năm 2020 của Công ty chủ yếu đến từ các lĩnh vực sản xuất điện tử và linh kiện điện tử, thu phí các dự án BOT đường quốc lộ 14, xây dựng (tổng thầu các dự án) và kinh doanh khách sạn, dự án thủy điện. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm với khoản lỗ hơn 526 tỷ đồng thì con số mục tiêu kinh doanh trên là khó khả thi.
Đáng chú ý trước đó tại BCTC bán niên 2020, kiểm toán còn đưa ý kiến nhấn mạnh nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn phụ thuộc vào hoạt động có lãi trong tương lai hoặc kết quả thỏa thuận với các chủ nợ về việc gia hạn/cơ cấu lại nợ gốc, nợ lãi, giảm lãi... để đảm bảo cho Tập đoàn có đủ nguồn lực tiếp tục hoạt động bình thường trong các năm tiếp theo.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 29/10: Tập trung bán cổ phiếu MSN Nhà đầu tư nước ngoài vẫn miệt mài xả cổ phiếu MSN khi tính chung trong tháng 10 này đã bán ròng tới hơn 2.700 tỷ đồng. Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại đã mua vào 20,75 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 598,71 tỷ đồng, giảm 18,53% về lượng và 16,31% về giá trị so với phiên 28/10. Ở...