Tập đoàn ASG niêm yết trên HOSE ngày 24/9 với giá tham chiếu 30.000 đồng
Công ty cổ phần Tập đoàn ASG (Mã chứng khoán: ASG) công bố dự kiến sẽ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM ( HOSE) ngày 24/9/2020.
Cụ thể, Tập đoàn ASG dự kiến sẽ niêm yết trên HOSE ngày 24/09/2020 với giá tham chiếu là 30.000 đồng/cổ phiếu, giá niêm yết ngày đầu tiên thấp hơn 15% so với mức giá dự kiến 36.000 đồng/cổ phiếu trên Bản cáo bạch niêm yết.
Trước thời điểm lên sàn, doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh quý II/2020 với doanh thu là 144,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 15,4 tỷ đồng, lần lượt bằng 66,3% và 31,6% thực hiện năm 2019.
Trong quý II/2020, biên lợi nhuận gộp giảm từ 80,1% về còn 23,6% và biên lợi nhuận ròng giảm từ 22,4% về còn 10,7%. Kết quả kinh doanh suy giảm chủ yếu do lợi nhuận gộp suy giảm.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 341,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 32,7 tỷ đồng, lần lượt bằng 82,5% và 38,1% so với thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2019.
Video đang HOT
Trong 6 tháng đầu năm 2020, biên lợi nhuận gộp giảm từ 36% về còn 25% và biên lợi nhuận ròng giảm từ 20,7% về còn 9,6%. Trong đó, lợi nhuận suy giảm vẫn chủ yếu do lợi nhuận gộp suy giảm.
Được biết, trong năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu là 818,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 105,2 tỷ đồng, lần lượt giảm 9,7% và 32,7% so với thực hiện năm 2019. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp hoàn thành được 31,1% kế hoạch lợi nhuận.
Trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính tạo ra 55,3 tỷ đồng, thấp hơn so với cùng kỳ lên tới 117,7 tỷ đồng. Trong đó, dòng tiền tài chính là dương 218,1 tỷ đồng, chủ yếu là tiền thu được từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 286,7 tỷ đồng; thu tiền đi vay 240,4 tỷ đồng; doanh nghiệp có trả bớt 194,9 tỷ đồng nợ vay.
Tính tới 30/06/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 8,4% lên 1.531,2 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là tài sản cố định trị giá 366,1 tỷ đồng, chiếm 23,9% tổng tài sản; tiền và tương đương tiền là 343,8 tỷ đồng, chiếm 22,5% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn là 249,9 tỷ đồng, chiếm 16,3% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn là 198,2 tỷ đồng, chiếm 12,9% tổng tài sản; tài sản dài hạn khác là 182 tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng tài sản; đầu tư tài chính ngắn hạn là 146 tỷ đồng, chiếm 9,5% tổng tài sản.
Quá trình tăng vốn khá nhanh
Doanh nghiệp được thành lập năm 2010 tiền thân là CTCP Dịch vụ Bưu chính Interserco với định hướng phát triển dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế.
Sau đó được đổi tên với định hướng phát triển 3 lĩnh vực là dịch vụ phục vụ hàng hóa hàng không; dịch vụ kho bãi; và dịch vụ vận chuyển và các dịch vụ logistics khác.
Với vốn điều lệ ban đầu là 2,25 tỷ đồng, sau đó doanh nghiệp liên tục tăng vốn 11 lần, tính tới 23/04/2020 vốn điều lệ là 630,4 tỷ đồng. Trong đó, tháng 4/2020 đã nâng vốn điều lệ từ gần 558 tỷ đồng lên 630,4 tỷ đồng.
Tính tới 12/05/2020, cơ cấu cổ đông chỉ có hai cổ đông lớn là CTCP Đầu tư và Tư vấn Long Thành sở hữu 6,48% vốn điều lệ và CTCP Giao nhận và kho vận Quốc tế sở hữu 8,89% vốn điều lệ.
Cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được 'trao tay' hơn 5.400 tỷ đồng
Tưởng chừng ngày giao dịch hôm nay sẽ khởi sắc như mở đầu phiên, bất ngờ thị trường chìm vào sắc đỏ trong những phút cuối.
Kết phiên 10/9, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,5 điểm (-0,06%) xuống 888,82 điểm, HNX-Index giảm 0,09% xuống 125,82 điểm và chỉ có UPCoM-Index tăng 0,32% lên 59,03 điểm.
Thanh khoản thị trường trong phiên hôm nay đạt đột biến, tổng giá trị trên cả 3 sàn ở mức gần 12.400 tỷ đồng. Đóng góp vào sự đột biến của thanh khoản là giao dịch thoả thuận cực khủng từ VHM.
Với hơn 4 triệu cổ phiếu khớp lệnh và 75 triệu cổ phiếu tương đương giá trị hơn 5.400 tỷ giao dịch thỏa thuận, một mình VHM đã đạt giá trị chuyển nhượng phân nửa thanh khoản cả sàn HoSE.
Diễn biến thị trường phiên 10/9.
Các cổ phiếu trong nhóm VN30 đảo chiều vào phút cuối như PLX, KDH, STB, BID, VHM, SAB, MSN, VPB, VCB... khiến thị trường giảm nhẹ, tuy vậy mức giảm không sâu, PLX là mã giảm nhiều nhất với mức giảm 1,6%.
Ở đầu cổ phiếu tăng đó là REE với mức tăng đến 5% và bứt phá lên mức 39.000 đồng/cp, được biết mức giá này tương đương với mức đỉnh lịch sử của năm 2018. Kỳ vọng về hoạt động kinh doanh khởi sắc trong nửa cuối năm cũng như câu chuyện dòng vốn ETF đang là yếu tố hỗ trợ REE thời gian gần đây.
Trong phiên hôm nay, nhiều cổ phiếu ngành bất động sản bất ngờ có sự bứt phá mạnh mẽ. Nhóm khu công nghiệp cũng duy trì giao dịch tương đối tích cực với hầu hết các mã tăng giá.
Trong đó, cổ phiếu TIP tăng trần lên 26.900 đồng/cp. Theo sau là cổ phiếu SNZ, D2D, GVR, LHG tăng trên 2%.
'Chìm nổi' cổ phiếu ngành nông nghiệp Sau một thời gian dài "im hơi, lặng tiếng", nhóm cổ phiếu ngành nông nghiệp đã quay trở lại gây bất ngờ cho giới đầu tư, với mức tăng đáng kể cả về thanh khoản lẫn thị giá cổ phiếu trong những phiên giao dịch đầu tháng 9. Tuy nhiên, với những gì đã từng diễn ra trong quá khứ, câu hỏi về...